Tiết 18 - Vẽ theo mẫu Vẽ chân dung I/ Mục tiêu bài học: - Học sinh biết cách vẽ chân dung, nắm được đặc điểm đối tượng mình quan sát, nhất là đặc điểm của khuôn mặt: vị trí, đặc điểm chung của các bộ phận trên khuôn mặt người và tỉ lệ giữa các bộ phận. - Bài vẽ thể hiện được đặc điểm đối tượng vẽ. - Qua bài kích thích thú vẽ chân dung. Học sinh thích thể hiện chi tiết hơn, cụ thể hơn tình cảm của mình và của người được vẽ (người mẫu) II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: - Tranh vẽ tỉ lệ mặt người. - Tranh chân dung nhỏ (cho các nhóm) - Tranh và ảnh chân dung: Em Thúy, Monaliza, tự họa Vangoc, … 2. Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, nhóm làm việc. III/ Tiến trình dạy- học: * Thu bài vẽ mặt nạ. HĐ Thời gian Hoạt động của giáo viên Minh họa Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (10’) Hướng dẫn học sinh quan sát - nhận xét: - Giới thiệu tranh chân dung. - Cho quan sát hình dáng khuôn mặt bạn. - Nhìn vào khuôn mặt em đoán nhân vật đang có trạng thái nào? - Em thấy trên khuôn mặt có các bộ phận nào? Đặc điểm ? - Bộ phận nào gây chú ý nhất cho em (thể hiện rõ đặc điểm nhân vật) - Mầu sắc được thể hiện ntn ? Tranh chân dung Học sinh làm mẫu - Xem tranh. - Quan sát khuôn mặt các bạn. - Nêu hình dáng khuôn mặt: vuông, tròn, trái xoan, tam giác… - Nắm được điểm và vị trí mắt, mũi, miệng, tai. - Điểm chính cần vẽ khai thác ở chân dung: Đôi mắt, miệng, khuôn mặt, … - Kết luận về sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện đặc điểm nhân vật tạo nên những tác phẩm đẹp về nội dung và cả hình thức. - Nêu đúng trạng thái tình cảm của nhân vật trong tranh: suy nghĩ, vui, buồn, đăm chiêu, giận dữ… Hoạt động 2 (10’) Hướng dẫn học sinh cách vẽ: - Gợi ý: Xác định đúng đặc điểm cần dựa và các đường nét nào trên khuôn mặt? (Trục mặt; Tỉ lệ chia theo chiều dài khuôn mặt ( 3,5 phần); Tỉ lệ chia theo chiều rộng khuôn mặt ( 5phần) – tiết 13) - Em hãy nêu cách vẽ chân dung bạn em đang ngồi trên lớp. - Chú ý: Tỉ lệ các bộ phận sẽ thay đổi khi mặt ngẩng lên, cúi xuống và khi góc quan sát của người vẽ Các bước vẽ chân dung Nét mặt ở các góc nhìn khác nhau - Quan sát tranh chân dung. - Quan sát chân dung bạn cùng lớp. Nhận xét. - Nêu và nắm được các bước: + Vẽ hình khuôn mặt, vẽ trục mặt. + Vẽ phác đường chia tỉ lệ theo chiều ngang 5 phần, chiều dài 3,5 phần. Xác định vị trí các bộ phận. + Vẽ phác các bộ phận thay đổi. trên khuôn mặt. + Vẽ chi tiết ( Vẽ mầu) Hoạt động 3 (20’) Hướng dẫn học sinh thực hành: - Cho học sinh tập trung làm theo nhóm. - Quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình vẽ phác dáng khuôn mặt, vẽ tỉ lệ các bộ phận. - Vẽ chân dung bạn cùng lớp. ( giấy A4) Hoạt động 4 (4’) Đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Yêu cầu học sinh nêu các nội dung cách vẽ đã học. - Chọn 2 bài vẽ cho Học sinh nhận xét. - Kết luận, đánh giá kết quả bài vẽ. Bài vẽ của học sinh - Nêu cách vẽ (SGK) - Quan sát bài vẽ và nhận xét. - Đánh giá: Giống mẫu, chưa giống. * Dặn dò – BTVN: - Xem lại nội dung bài 13. Quan sát tranh, ảnh chân dung, tập vẽ các trạng thái tình cảm; Vui, buồn, giận dữ, suy nghĩ, … - Tìm hiểu nội dung bài 19. Sưu tầm tranh, ảnh minh họa tác phẩm hội họa vẽ chân dung. Tập vẽ chân dung người thân trong gia đình. . Tiết 18 - Vẽ theo mẫu Vẽ chân dung I/ Mục tiêu bài học: - Học sinh biết cách vẽ chân dung, nắm được đặc điểm đối tượng mình quan sát, nhất. người vẽ Các bước vẽ chân dung Nét mặt ở các góc nhìn khác nhau - Quan sát tranh chân dung. - Quan sát chân dung bạn cùng lớp. Nhận xét. - Nêu và nắm được các bước: + Vẽ. sinh: - Yêu cầu học sinh nêu các nội dung cách vẽ đã học. - Chọn 2 bài vẽ cho Học sinh nhận xét. - Kết luận, đánh giá kết quả bài vẽ. Bài vẽ của học sinh - Nêu cách vẽ (SGK) - Quan