1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Mỹ thuật 8 - Kiểm tra 1 tiết Vẽ tranh - Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam pdf

8 3,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Tiết 9 - Kiểm tra 1 tiết Vẽ tranh - Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam I/ đề bài: Vẽ một bức tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam II/ Đáp án: 1. Nội dung tranh: hình ảnh phù hợp đề tài, làm rõ đề tài, thể hiện được các hoạt động để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tranh vẽ có tình cảm, thể hiện được thái độ trân trọng của mình đối với các thầy cô, không khí ngày 20/11 trong tranh náo nức, vui vẻ, đầm ấm. ( 2,5 điểm) 2. Bố cục: Hình, mảng sắp xếp thuận mắt, hợp lý, dễ nhìn. Có mảng chính, mảng phụ. ( 2,5 điểm) 3. Hình vẽ: Có chính, có phụ. Không vẽ các nét thẳng bằng thước kẻ. Hình ảnh nhân vật thầy cô, h/s … có dáng tiêu biểu, giao lưu. Hình ảnh có chính, có phụ. ( 2,5 điểm) 4. Màu sắc: Phối màu hài hòa, hợp lý, có đậm nhạt. Vẽ đầy đủ màu vào các mảng hình. Hoàn thành màu sắc của bài vẽ. ( 2,5 điểm) * Dặn dò (1’): - Đọc tìm hiểu nội dung bài 10, trả lời các câu hỏi trong SGK ( về nền " Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975” ) - Sưu tầm ở báo, lịch, các tranh, ảnh, bài viết về nền Mĩ thuật Việt Nam. . . . . . . . . . Tiết 10. Thường thức Mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 I/ Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm được bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và trào lưu sáng tác giai đoạn này. Hiểu biết vài nét về tác phẩm, tác giả. - Học sinh hiểu được thành tựu mĩ thuật Việt Nam. Qua việc nắm bắt tinh thần các tác phẩm và thấy được sự phong phú ở chất liệu sáng tác. - Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện, học tập trước tinh thần sáng tác của tác phẩm, trước các giá trị của tác phẩm. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ trong bộ đồ dùng dạy học. + Tranh sơn mài: Tát nước đồng chiêm + Sơn dầu: đồi cọ, phố cổ HN + Bột màu: Ao làng. + Tranh khắc gỗ, minh họa tượng thạch cao. + Tranh sưu tầm của h/s - Bài sưu tầm của học sinh. 2. Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, nhóm làm việc. III/ Tiến trình dạy- học: * Trả bài vẽ tranh đề tài 20/11. HĐ Thờ i gian Hoạt động của giáo viên Minh họa Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (10’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bối cảnh lịch sử: - Cho học sinh xem 1 số tranh lịch sử. - Gợi ý: bạn nào nhớ được lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến Tranh, lược đồ lịch sử - Đọc đoạn văn giới thiệu lịch sử. - Phát biểu xây dựng bài. - Quan sát tranh minh họa chống Pháp thắng lợi và đến năm 1975. Hãy kể một vài nét tóm tắt. - Tóm tắt sự kiện nổi bật: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Chiến tranh Phá hoại Miền Bắc 1964. - Các sáng tác giai này tập trung phản ánh nội dung nào? - GV nhấn mạnh thành công ở mọi chất liệu: Từ truyền thống đến hiện đại" - Nắm được nội dung: + 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi .Xây dựng CNXH ở miền Bắc,đấu tranh giải phóng miền Nam + 1964, mĩ phá hoại miền Bắc. + 1975 giải phóng miền Nam. - Sáng tác phản ánh cuộc sống, chiến đấu, lao động của nhân dân. Hoạt động Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu của Mĩ thuật cách mạng Việt Nam: - Đọc bài. - Quan sát các tranh. - Các nhóm làm việc 2 (30’) - GV đặt vấn đề: Nêu thành tựu của mĩ thuật Việt Nam qua các chất liệu. - Yêu cầu: Các nhóm làm việc, trả lời các câu hỏi trong phiếu: (1) Các chất liệu vẽ tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột mầu, khắc gỗ … chất liệu như thế nào? (2) Kể tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. (3) Em hãy cho biết ý nghĩa của các tác phẩm giai đoạn này? - GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi nhấn mạnh: Các dùng tranh truyền thống được sáng tạo thêm với nhiều chất liệu khác nhau: Sơn mài dát vàng, bạc, vỏ trứng, ốc… sơn Tranh Sơn mài, lụa, sơn dầu, bột màu, màu dầu, sơn khắc, tượng theo yêu cầu của giáo viên. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét - Nêu nội dung tác phẩm, tác giả. - Nắm được đặc điểm các chất liệu: + Sơn mài: Truyền thống. Sơn lấy từ cây sơn ta ( Phú Thọ). Vẽ công phu, rất bền màu với mọi thời tiết. + Lụa: Truyền thống + Khắc gỗ: nguồn gốc từ làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống. Phát triển khắc. -Có thể cho học sinh so sánh thêm 2-3 tác phẩm để thấy được sự phát triển, thay đổi căn bản trong nghệ thuật sáng tác, tạo hình. - Kết luận: Mĩ thuật Việt Nam phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Đội ngũ đông đảo các họa sĩ sáng tác. Tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Phản ánh sinh động khí thế chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. nghệ thuật khắc sơn mài (tranh khắc) + Tương: Đá, xi măng, thạch cao… - Kể tên được tác giả và một số tác phẩm tiêu biểu theo chất liệu. - Tóm tắt nội dung 1 tác phẩm trong chương trình học. Hoạt động 3 (5’) Đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Nêu vấn đề cho 2-3 học sinh trình bày quan điểm của mình: Trong các - HS nêu tóm tắt nội dung đã học về 1 loại hình nghệ thuật (thể loại hay chính là chất liệu tranh) em thích loại hình nghệ thuật em vừa tìm hiểu, loại hình nghệ thuật nào em thấy thích nhất? Vì sao? - Em hãy miêu tả (bình luận) tác phẩm của nó? - Kết luận. nhất. - Phát biểu cảm nhận của em về nét đẹp của tác phẩm mà em thích. * Dặn dò – Bài tập về nhà: - Học thuộc phần II/ Những thành tựu cơ bản Mĩ thuật cách mạng Việt Nam và sưu tầm tranh, ảnh minh họa giai đoạn 1954 - 1975. - Xem nội dung bài 11. Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập. Mỗi bạn đem 1 cuốn sách (khác SGK em đang học trên lớp) để làm trực quan trong bài học tuần sau. . Tiết 9 - Kiểm tra 1 tiết Vẽ tranh - Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam I/ đề bài: Vẽ một bức tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam II/ Đáp án: 1. Nội dung tranh: hình ảnh phù hợp đề tài, . rõ đề tài, thể hiện được các hoạt động để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 /11 . Tranh vẽ có tình cảm, thể hiện được thái độ trân trọng của mình đối với các thầy cô, không khí ngày 20 /11 trong. Việt Nam giai đoạn 19 54 – 19 75” ) - Sưu tầm ở báo, lịch, các tranh, ảnh, bài viết về nền Mĩ thuật Việt Nam. . . . . . . . . . Tiết 10 . Thường thức Mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w