1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN2010

11 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỌ VỰC Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS THỌ VỰC I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Trong công cuộc xây dựng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Giáo dục - Đào tạo là yếu tố quan trọng bậc nhất. Giáo dục - Đào tạo có chức năng: “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ” cho đất nước, chỉ có Giáo dục - Đào tạo mới phát huy tiềm năng của con người và phát triển con người. Ngày nay việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Giáo dục và Khoa học công nghệ có vai trò quyết định. Vì vậy phát triển sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo là hết sức cần thiết, Giáo dục- Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Nói đến Giáo dục là nói đến vai trò của đội ngũ Giáo Viên. Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo Viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”, “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” (Điều 14, chương I, Luật giáo dục ( sửa đổi ) 2005). Khi bàn đến vị trí vai trò của Giáo viên trong sự nghiệp giáo dục cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Không có Giáo Viên tốt thì không có nhà trường tốt, không có giáo dục tốt, không có giáo viên giỏi, thì không có học sinh giỏi, không có chất lượng giáo dục cao”. Như vậy điều quan trọng đầu tiên phải chăm lo bồi dưỡng Giáo viên để họ có đủ trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chất lượng dạy học ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn. Để làm tốt vai trò của mình người 1 Giáo viên phải tự học tự bồi dưỡng và không ngừng học hỏi để phấn đấu vươn lên thường xuyên trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục ngày một đi lên. Chỉ thị số 40 - CT/TƯ ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc: “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên và cán bộ quản lý Giáo dục ” tiếp tục khẳng định vai trò đặc biệt của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng Giáo dục và Đào tạo 2-Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông việc quản lý để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên THCS của toàn ngành Giáo dục huyện Triệu sơn nói chung,Trường THCS Thọ vực nói riêng đã được quan tâm chú ý và từng bước có sự chuyển biến, nhưng để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì kết quả đó còn rất khiêm tốn và chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Vì vậy việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải suy nghĩ tìm tòi các biện pháp và lập kế hoạch để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay. Từ những lý do trên tôi đã chọn: “Một số giải pháp quản lý chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn trường THCS Thọ vực năm học 2009-2010” II: PHẠM VI NGHIÊN CỨU Hoạt động của tổ chuyên môn nhà trường THCS Thọ vực : III: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS THỌ VỰC . 1-Thực trạng nhận thức về vấn đề này: Công tác sinh hoạt chuyên môn thường xuyên của tổ đã được xây dựng và trở thành nghị quyết của nhà trường trong năm học và được sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu nhà trường theo tinh thần trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho 2 các tổ chuyên môn . Mọi quan điểm chỉ đạo của cấp trên đều được chuyển hoá thành các nghị quyết chuyên môn và các việc làm cụ thể .Tuy nhiên nhận thức của một bộ phận giáo viên chưa sâu sắc , chưa tích cực nề vấn đề này . Họ còn coi nhẹ các giờ sinh hoạt , trao đổi sinh hoạt chuyên môn ở các tổ. Chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở các tổ vì thế chưa phát huy được hiệu quả theo đúng tầm năng vốn có của nó .Nhiều giáo viên còn mang nặng tư tưởng cá buổi sinh hoạt chuyên môn là bắt buộc của ngành , của trường chứa chưa nhận thức được : Đây là quyền lợi chính đáng của người giáo viên mà họ đang được hưởng .Không ít giáo viên khi tham gia chỉ mang tính chiếu lệ , chống đối hoặc thờ ơ. 2.Thực trạng và công tác chỉ đạo của BGH. Ban giám hiệu trường THCS Thọ vực đoàn kết, nhất trí cao trong các quan điểm chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ trong nhà trường. Đã kiểm soát được tình hình hoạt động của các tổ khối , nắm bắt được nhiệm vụ cần thực hiện ở từng giai đoạn , từng học kỳ trong năm học 2009-2010 đối với công tác sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên chưa sát sao cụ thể tới cá buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ trong năm học . Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn , thiếu kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới hoạt động này. IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯỜNG THCS THỌ VỰC. 1-Nâng cao nhận thức cho giáo viên sự cần thiết của hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở tổ: -Tổ chức cho đội ngũ giáo viên và tổ trưởng nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước , nghị quyết Đảng các cấp .Từ đó giúp giáo viên tiếp cận và nghiên cứu , học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các tài liệu có sẵn và sưu tầm .Thực hiện chỉ thị 33/TTg của thủ tướng chính phủ về thực hiện cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện do Bộ trưởng Bộ giáo dục phát động. 3 -Học tập tốt chủ đề năm học “Ứng dụng công nghệ thông tin , đổi mới phương pháp , nâng cao chất lượng toàn diện” .Từ đó để mỗi cán bộ giáo viên xá định được vị trí và nhiệm vụ của mình trong nhà trường hiện nay. - Thông qua năm vững chỉ thị và nhiệm vụ năm học 2009-2010 .Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc và toàn diện sự cần thiết của công tác sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường nói chung và của tổ nói riêng .Coi đây là quyền lợi , là nghĩa vụ mà mỗi người giáo viên cần phải làm tốt để đáp ứng được đòi hổi của công tác giáo dục ngày càng cao. Họ phải hiểu rằng muốn có chỗ đứng vững chắc, bền chặt trong ngành giáo dục ngày càng đòi hỏi cao htrong thời kỳ Công nghệ hiện nay thì nhất thiết phải luôn tự học , tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. 2-Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo công tác sinh hoạt chuyên môn ở tổ Tự nhiên và Xã hội của Ban giám hiệu. - Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và quản lý chuyên môn cho cán bộ quản lý nhà trường . Tổ chức giao lưu trao đổi và học tập kinh nghiệm của các trường THCS trên địa bàn huyện triệu sơn -Khuyến khích cán bộ quản lý trong nhà trường tự vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý giáo dục phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh , giai đoạn của thể của nhà trường. -Cung cấp đủ tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng liên quan đến công tác quản lý chuyên môn, quản lý trường THCS. -Cán bộ quản lý luôn tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý thông qua các hình thức như: Dự giờ , trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp , hợp tác tốt với cơ quan quản lý cấp trên , luôn luôn làm mới và hoàn thiện bản thân. 3-Nâng cao chất lượng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn phân công cụ thể công việc cho từng thành viên: -Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường vạch kế hoạch , hướng dẫn tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý chuyên môn , kỹ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho tất cả tổ trưởng và tổ phó hai tổ trong nhà trường. 4 - Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng chiến lược quy hoạch dài hạn đội ngũ tổ trưởng tổ phó chuyên môn , có sự bổ sung , kế thừa thường xuyên. -Để dảm bảo công việc cho từng thành viên giúp hiệu trưởng trong nhà trường . mỗi thành viên trong tổ phải được phân công cụ thể. + Tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ tháng , tuần, duyệt giáo án , kiểm tra đề thi, chị trách nhiệm về hoạt động dạy và học của tổ , xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ trường học đổi mới phương dạy học. +Tổ phó chuyên môn có nhiệm vụ giúp tổ trưởng theo dõ thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ. Chất lượng học sinh , kiểm tra hồ sơ sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ điểm và ký duyệt , thống nhất với tổ trưởng kế hoạch hoạt động trong tuần , trong tháng và lên lịch chỉ đạo hoạt đông trong tháng. -Tạo động lực tốt cho tổ trưởng , tổ phó phát huy nâng lực bản thân, khuyến khích những điển hình thiên tiến xuất sắc trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn. - Tham mưu tốt với phòng giáo dục , để những đồng chí tổ trưởng làm tốt nhiệm vụ chuyên môn không phải điều động luôn chuyển tăng cường .Như vậy họ sẽ yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho nhiệm vụ đang làm. - Ban giám hiệu luôn luôn , thường xuyên quan tâm và giúp đỡ về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ này .Hướng dẫn kịp thời và giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong nhiệm vụ và thẩm quyền của họ. -Tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ trưởng được cặp nhật công nghệ thông tin , chuyên môn hữu ích , các tài liệu có liên quan đến công tác chuyên môn và công tác quản lý chuyên môn. 4. Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của hai tổ: -Hình thức các buổi sinh hoạt chuyên môn: Về hình thức tổ chứ các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng quy đinh 2 buổi trong tháng vào các ngày cuối tuần 2 và 4 trong tháng.Cách tổ chức phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với điều kiện vật chất , tính chát của công việc, yêu cầu của buổi sinh hoạt là bồi dưỡng giáo viên , cụ thể như : Các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu 5 năm nên tổ chức theo hình thức tập chung để thống nhất các quan điểm hình thức làm việc cho cả năm học. Các buổi sinh hoạt thường kỳ trong năm tạo điều kiện cho các tổ tự bố trí chủ động về thời gian. Buổi sinh hoạt chuyên môn muốn có hiệu quả trước hết tổ trưởng phải xây dựng kế hoạch thời gian họp , bố trí tổ chức phòng học bàn ghế , vị trí của tổ trưởng và thành viên thư ký trong buổi họp. Nội dung sinh hoạt chuyên môn: Nội dung sinh chuyên môn môn phải được cập nhật những cái mới ; vận dụng phù hợp với thực tế của nhà trường. Nội dung phải được chuẩn bị kĩ chu đáo tránh rườm rà. Ví dụ : Để đảm bảo buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng , trước hết hiệu trưởng nhà trường phải yêu cầu tổ xuất trình kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong tháng , buổi sinh hoạt đó phải đảm bảo được: +Tổ trưởng phải chuẩn bị về thời gian buổi sinh hoạt , thành phần , địa điểm nội dung . +Trong nội dung buổi sinh hoạt phải thể hiện được đánh giá hoạt đông trong tháng của tổ những điểm mạnh điểm yếu , kết quả đạt được. + Chuyên đề bồi dưỡng : Ở đây có nhiều chuyên đề như : bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; chuyên đề dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ; chuyên đề giúp đỡ học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém trong nhà trường hiện nay;.vv trong hoạt đông sinh hoạt chuyên môn của tổ có thể thêm những nội dung khác mà thấy cần thiết với giáo viên có tác dụng nâng cao giáo dục. Như các chủ trương chính sách của địa phương , xây dựng làng văn hoá , vị thế người giáo viên trong cộng đồng dân cư. - Phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt , hiệu quả tới từng đối tượng giáo viên cụ thể.Vận dụng một số phương pháp bồi dưỡng sau: Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp; Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp thông qua hội giảng, thông qua dự giờ thăm lớp , thông qua trao đổi nghiệp vụ .vv Bồi dưỡng chuyên môn thông qua giáo viên tự bồi dưỡng và trao đổi ngược . Giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với tổ , giáo viên 6 với Ban giám hiệu trong nhà trường. Tổ với ban giám hiệu , tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa những điển hình tốt trong tổ để anh chị em học tập kinh nghiệm. Tổ chức trao đổi nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng chuyên môn tập trung vào các văn bản chỉ đạo , hướng dẫn chuyên môn của cá các cấp . Đặc biệt trong năm học 2009-2010 tập trung vào công văn số 17 /CT –UBND Thanh Hoá ,ngày 13 tháng 7 năm 2009 Chỉ thị về một số nhiện vụ trong tâm năm học 2009-2010 , Quyết định số 2183/QĐ-UBND Thanh Hoá ngày 13 tháng 7 năm 2009 Quyết định về việc ban hành thời gian năm học 2009-2010 của giáo dục mần non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.Công văn số :1218/SGD ĐT-GDTrH ngày 28 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010. -Tạo điều kiện cho cá nhân năng lực phát triển, động viên những giáo viên yếu phấn đấu , giúp họ được dự giờ những giáo viên có chuyên môn vững vàng , phân công những giáo viên có chuyên môn tốt kèm những giáo viên có chuyên môn yếu - lấy hiệu quả đó để xét thi đưa cuối năm . Khen thưởng và động viên kịp thời những cá nhân và tập thể tốt , lao động sáng tạo có hiệu quả cao; nhắc nhở, giúp đỡ giáo viên chưa tích cực hạn chế trong công tác bồi dưỡng : công nhận kịp thời mọi có gắng của cá nhận. Phương tiện bồi dưỡng : là các tài liệu bồi dưỡng thao chương trình chung , băng đĩa , các tạp chí , họa báo .vv nội dung liên quan đến chuyên môn cần bồi dưỡng cho giáo viên .vv 5.Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường -Tổ chức cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn , nghiệp vụ như học hàm thụ các lớp hoàn chỉnh đại học sư phạm, tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên do Sở , phòng Giáo dục tổ chức. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia hội giảng các cấp , qua đó để giáo viên có cơ hội giao lưu , học hỏi đồng nghiệp .Thường xuyên động viên khích lệ giáo viên tự học , tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn thông qua nhiều hình thức .Giáo viên 7 được quyền lựa chọn những cách thức , phương pháp lựa chọn bồi dưỡng chuyên môn khác nhau , miễn sao giáo viên thấy phù hợp với bản thân và mang lại hiệu quả. -Thành lập những đôi bạn nghề nghiệp giúp để giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn ( một giáo viên có chuyên môn sư phạm giỏi giúp đỡ một giáo viên có chuyên môn sư phạm yếu) . Mọi sự thành công tiến bộ của đồng nghiệp là thước đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ đánh giá thi đua cuối năm của người giúp đỡ. -Đề ra nghị quyết chuyên môn của nhà trường ngay từ đầu năm học.Đây cũng là động lực tốt để tất cả giáo viên phải nổ lực phấn đấu vương lên. -Cần khơi dậy tiền năng của giáo viên hơn là xử phạt và chỉ trích ; khi giáo viên mắc khuyết điểm trong chuyên môn cán bộ quản lý cần nhắc nhở nhẹ nhàng, tạo cho họ có cơ hội sửa chửa. Tuy nhiên phải nghiêm khắc với những trường hợp có ý chây lười trong chuyên môn. VI: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1- Kết luận: a. Đánh giá chung: : Trong năm học 2009-2010 họat động tổ chuyên môn trường THCS Thọ vực đi vào nền nếp, các thành viên trong hai tổ khoa học Tự nhiên và tổ khoa học xã hội đã thấy vai trò trách nhiệm của mình trong tổ . Ngay từ đầu năm học tổ đã xây dựng kế hoạch phân công trách nhiệm từng thành viên trong tổ , hàng tuần việc kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ đã đi vào nền nếp .Chất lượng hoạt động tổ có bề sâu , đội ngũ giáo viên trong tổ tự giác hoạt động. Vai trò vị thế của Tổ trưởng và tổ phó chuyên môn trong tổ ngày càng được nâng lên ,chất lượng dạy và học ngày càng được cũng cố . Việc quản lý của tổ ngày càng chặt chẽ , trong nhà trường hồ sơ sổ sách của từng thành viên được kiểm tra theo dõi cặp nhật thường xuyên. Các buổi sinh hoạt chuyên môn đi vào nền nếp có chất lượng.Có thể nói trong nhà trường THCS hiiện nay .Nhất là trong thời kỳ CNHHĐH đất nước . Nhiệm vụ chính của các trường THCS hiện nay là ứng dụng công nghệ thông tin , đổi mới phương pháp quản lý , nâng cao chất lượng toàn diện thì vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường là nền tảng quan . là 8 người đề ra kế hoạch ,kiểm tra , theo dõ giám sát và cũng là người gần gũi đông nghiệp của mình .Thực thi kế hoạch của hiệu trưởng nhà trường. b. Đánh giá kết quả cụ thể: *Điều tra các giải pháp Rất khả thi khả thi Ít khả thi Sl % Sl % Sl % *- Chất lượng chuyên môn: SS Tổ khoa học số lượng Đạo đức (Tốt) Hồ sơ (Tốt) Chuyên môn (Khá trở lên) SL % SL % SL % 1 TN 8 8 100 4 50 7 87 2 XH 8 8 100 5 60 6 72 *Chất lượng học sinh. TT Tổng số HS Chất lượng đại trà Học sinh giỏi Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh 1 244 219 90 15 6 6 15 1 0.24 2- Kiến nghị : a-Đối với giáo viên : -Khi đã giao quyền tự chủ cho tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường. Tất cả các đồng chí phải tuân thủ chấp hành mọi hoạt đông trong tổ và tham gia ý kiến đề xuất nội dung công việc với tổ. TT Các biện pháp Ý kiến đánh giá 1 Giải pháp 1 14 86,7 2 13,3 0 0 2 Giải pháp 2 15 93,3 1 6,7 0 0 3 Giải pháp 3 14 86,7 2 13,3 0 0 4 Giải pháp 4 13 80 3 20 0 0 5 Giải pháp 5 14 86,7 2 13,3 0 0 9 - Chất lượng chuyên môn và hoạt động chuyên môn trong nhà trường thnàh công hay không trước hết nhờ vào tổ chuyên môn. b- Đối với Ban giám hiệu: -Tạo điều kiện và giao trách nhiệm công việc cho tổ trưởng chuyên môn , Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở , uốn nắn kịp thời . Giúp các đ/c trong tổ về công tác quản lý. - Phân công cụ thể và giao trách nhiệm mảng công việc cho từng thành viên trong tổ chuyên môn. Trên đây là một số giải pháp quản lý chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của bản thân tôi . Do Thời gian nghiên cứu có nhiều hạn chế nên sẽ có nhiều thiếu sót về nội dung cũng như giải pháp .Rất mong các đồng chí dự và theo dõi báo cáo sáng kiến này của tôi tại hội nghị sáng kiến kinh nghiệm tổ chức tại trường trong tháng 4/2010 của trường THCS Thọ vực ,góp ý bổ sung thêm cho giải pháp quản lý chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của bản thân tôi nêu trên được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Hiệu trưởng Ý Kiến đánh giá xếp loại của H ĐKH nhà trường Xếp loại : Trần Đình Thanh Thọ vực, ngày tháng 4 năm 2010 CTHĐKH nhà trường 10

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w