Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
563 KB
Nội dung
MỤC LỤC Đặt vấn đề trang 1 Nội dung: trang 2 PHẦN I : SINH LÝ – SINH LÝ BỆNH 1. Đại cương trang 2 2. Chức năng hóa sinh của gan trang 2 2.1/ Chức năng Glucid 2.2/ Chức năng Lipid 2.3/ Chức năng Protid 2.4/ Chức năng tạo mật 2.5/ Chức năng đông máu 2.6/ Chức năng khử độc 2.7/ Chức năng vận chuyển nước 2.8/ Chức năng Enzyme 3. Cơ chế gây rối loạn chức năng chuyển hóa trong bệnh lý suy chức năng gan trang 5 3.1/ Rối loạn chức năng chuyển hóa trang 5 3.2/ Hôn mê gan trang 8 PHẦN II :XÉT NGHIỆM THĂM DÒ VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN MẬT 1. Xét nghiệm thăm dò chức năng gan trang 10 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh gan mật trang 13 2.1/ Vấn đề giải quyết 2.2/ Xét nghiệm dùng trong chẩn đoán 2.3/ Sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh gan 2.4/ Thay đổi xét nghiệm trong một số bệnh gan Kết luận trang 32 ________________________________________________________Chức năng gan ĐẶT VẤN ĐỀ Gan là một trong những cơ quan quan trọng đóng vai trò tích cực trong quá trình chuyển hóa các chất. Gan có nhiều chức năng: - Tuần hoàn: dự trữ máu, chuyển máu từ hệ tónh mạch cửa sang hệ tuần hoàn chung. - Huyết học: Tạo máu ở thời kỳ bào thai, sản xuất các yếu tố đông máu như fibrinogen, prothrombin… - Bài tiết mật xuống ruột, bảo vệ và khử độc. - Chuyển hoá Glucid, Lipid, Protid, với một hệ thống enzym phong phú. Vì vậy hiểu rõ được vò trí quan trọng và đặc điểm về chức năng chuyển hóa của gan cũng như chọn lựa các xét nghiệm thăm dò chức năng gan như thế nào để đạt được kết quả tốt là vấn đề cần thiết được đặt ra cho những người làm công tác xét nghiệm. 2 ________________________________________________________Chức năng gan NỘI DUNG PHẦN I: SINH LÝ - SINH LÝ BỆNH 1. ĐẠI CƯƠNG: Nhắc lại cơ thể học gan: Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, nặng khoảng 1,2 - 1,5 kg (2% thân trọng), là hàng rào chắn điều hòa hệ tuần hoàn chung và hệ tónh mạch cửa – còn được gọi là “LABO” trung tâm của cơ thể. Gồm 4 thùy (Lobe): Thùy trái, thùy phải, thùy vuông (quadrate) và thùy đuôi (caudate), từ rất nhiều Lobules = đơn vò cấu tạo chức năng của gan. Tế bào nhu mô gan (hépatocyte): chiếm 60% gan với hệ thống bào quan rất phong phú, khả năng hồi phục tái sinh cao, mô liên kết, các Sinusoids, tế bào Kupffer… Hệ trung mô “Portal triad” gồm tónh mạch cửa, động mạch gan và ống dẫn mật. Hệ tuần hoàn: 75% từ hệ tónh mạch cửa còn lại từ động mạch gan. 2. CHỨC NĂNG HÓA SINH CỦA GAN: 2.1/ Chức năng Glucid (chuyển hóa Glucid): Chức năng Glycogen: Gan đóng vai trò trung tâm trong điều hòa đường huyết, tổng hợp Glycogen dự trữ cho toàn cơ thể và phân ly thành Glucose tự do vào máu. Tân tạo Glucid: Tổng hợp Glucose và Glycogen từ nhiều nguồn khác nhau như các monosaccarid khác, các acid amin sinh đường, Pyruvat, Lactat. 2.2/ Chức năng Lipid: Thoái hóa: Là nơi chủ yếu β oxy hóa acid béo, nơi cung cấp thể cetonic cho máu đưa đến các mô. Tổng hợp : Gan tổng hợp acid béo, triglycerid, phospholipid, lipoprotein (VLDL, LDL, HDL), cholesterol. Là nơi độc nhất ester hóa cholesterol, do đó khi tế bào gan bò suy, lượng cholesterol ester hóa giảm nhiều. Cholesterol toàn phần có thể giảm, bình thường, có thể tăng do bù trừ nhưng tỉ số cholesterol ester / cholesterol toàn phần luôn giảm. 3 ________________________________________________________Chức năng gan 2.3/ Chức năng Protid: Quá trình chuyển và khử acid amin xảy ra rất mạnh ở gan, enzym chuyển mạnh nhất là GOT (AST) và GPT (ALT). Khi gan vỡ (hoại tử) thì GOT và GPT tăng rất cao trong máu. Gan tạo urê từ NH 3 với khả năng rất mạnh. Các Protein huyết tương được tổng hợp tại gan, toàn bộ Albumin, Fibrinogen, Prothrombin, Feritin và phần lớn các Globulin. 2.4/ Chức năng tạo mật : Tại gan Bilirubin tự do sẽ chuyển thành Bilirubin liên hợp, Bilirubin được tái tạo từ Urobilinogen (tái hấp thu từ ruột) Gan là nơi duy nhất tổng hợp acid mật từ Cholesterol và muối mật từ acid mật. Mật được tạo ra từ tế bào gan, có thành phần hữu cơ chính là sắc tố mật, muối mật và Cholesterol. Mật được chuyển vào các ống mật rất nhỏ, rồi các ống mật lớn hơn trong gan, cuối cùng đổ vào các ống mật lớn ngoài gan và vào túi mật để dự trữ. Trong nhiều bệnh gan mật có rối loạn tạo thành các thành phần của mật và sự vận chuyển mật, dẫn đến những thay đổi Bilirubin / máu, Urobilinogen / nước tiểu, Stercobinogen (Urobilinogen) / phân, sắc tố mật / nước tiểu, muối mật / nước tiểu. 2.5/ Chức năng đông máu: Gan tổng hợp Fibrinogen, Prothrombin và nhiều yếu tố đông máu khác (V, VII, IX, X), kể cả yếu tố làm tan cục máu (tiêu Fibrin). Vì vậy gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu. Một số bệnh gan dẫn đến những rối loạn về đông máu (TQ dài, Fibrinogen giảm…). 2.6/ Chức năng khử độc: Gan là cơ quan khử độc chính của cơ thể. Theo nguyên tắc chung là gan biến các chất độc (ngoại sinh và nội sinh ) thành các chất không độc thải ra ngoài (NH 3 thành urê, Bilirubin-TD thành Bilirubin-LH) hoặc giữ các chất độc lại rồi thải qua đường mật (ví dụ các chất màu) bằng 2 cơ chế (dựa trên chức năng này có thể tiến hành một số nghiệm pháp trong đó tương đối đơn giản và có giá trò nhất là nghiệm pháp BSP): Cơ chế cố đònh thải trừ: Gan giữ chất độc lại rồi thải qua đường mật (muối kim loại và chất màu). Cơ chế khử độc hóa học: rất quan trọng, chất độc bò thay đổi cấu tạo hóa học thành một chất không độc rồi thải ra ngoài. NH 3 được chuyển thành urê thải qua nước tiểu. Bilirubin tự do thành Bilirubin liên hợp thải qua đường mật. Phân giải H 2 O 2 nhờ Catalaz. 4 ________________________________________________________Chức năng gan 2.7/ Chức năng vận chuyển nước: Hàng ngày gan tiếp nhận một lượng máu lớn, do đó có vai trò trong vận chuyển nước. Các bệnh về gan có rối loạn về vận chuyển nước. Có nghiệm pháp thăm dò chức năng vận chuyển nước của gan nhưng thực tế ít dùng. 2.8/ Chức năng Enzym: Hệ Enzym của gan rất phong phú do gan tham gia nhiều quá trình chuyển hóa. Để đánh giá trạng thái gan mật, chúng ta có thể xét nghiệm nhiều enzym: GGT (Gamma glutamyl transferrase / máu). 5NT (5’-Nucleotidaz) LAP (Leucin amino peptidaz). GOT (AST), GPT (ALT) OCT (ornithin carbamyl transferaz) LDH (lactat dehydrogenaz, aldolaz, arginaz, guanaz) Trong đó Transaminaz (GOT, GPT) có giá trò nhất. 5 ________________________________________________________Chức năng gan 3. CƠ CHẾ GÂY RỐI LOẠN CHỨC NĂNG CHUYỂN HÓA TRONG BỆNH LÝ SUY CHỨC NĂNG GAN: 3.1/ Rối loạn chức năng chuyển hóa: 3.1.1 Rối loạn chuyển hóa Carbohydrat: Gan giữ vai trò ổn đònh đường huyết, quá trình này được điều hòa bởi hormon như Insulin, Glucagon, Growth hormon và một số catécholamines. Sự duy trì đường huyết bình thường qua tân tạo Glucose có liên quan chặt chẽ tới quá trình dò hóa Protein của cơ. Pyruvate < Alanin NH 3 Urea Aminoacid Protein của gan Glutamine Glucose >Alanin Urea Aminoacid BCCA ↑ Protein bữa ăn Glutamine >Glucose Pyruvate Alanin Aminoacid BCCA ↑ Protein cơ Biểu hiện ở bệnh nhân bò bệnh gan rối loạn chuyển hóa Carbohydrat có thể là tăng hay giảm đường huyết. a) Tăng đường huyết và rối loạn dung nạp Glucose: Thường gặp ở bệnh nhân bò xơ gan. Nồng độ insulin trong máu của những bệnh nhân này bình thường hay tăng có thể gợi ý cho tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân. Sự giảm sút tế bào gan làm giảm khả năng chuyển hóa một lượng đường lớn khi bệnh nhân ăn vào, là một trong những yếu tố gây nên tình trạng kháng insulin. Đáp ứng của tế bào gan với insulin cũng giảm đi, do các khiếm khuyết ở thụ thể và phần sau thụ thể của tế bào gan trong bệnh xơ gan. Bệnh nhân xơ gan có thông nối giữa tónh mạch cửa và tónh mạch chủ, glucose đi thẳng vào tuần hoàn chung mà không bò thu giữ khi qua gan (bình thường gan thu nhận 50% lượng Glucose từ ruột), gây nên tình trạng rối loạn dung nạp Glucose. 6 Hình 1: Trao đổi carbonhydrate và protein giữa cơ và gan ________________________________________________________Chức năng gan Thông nối cửa chủ, tình trạng suy chức năng gan cũng làm tăng insulin, Glucagon/máu do giảm thanh lọc hormon này. b) Giảm đường huyết: Viêm gan tối cấp: do giảm quá trình tân tạo Glucose vì tế bào gan viêm. Đồng thời do tế bào gan bò hoại tử, insulin không được bất hoạt làm tăng insulin/máu thứ phát. Xơ gan giai đoạn cuối: do giảm dự trữ Glycogen và giảm quá trình thoái hóa Glycogen do sự hủy hoại nhu mô gan lan rộng → giảm đường huyết. Ngoài ra giảm đường huyết còn do tình trạng giảm đáp ứng với Glucagon trong cơ chế tân tạo Glucose. 3.1.2 Rối loạn chuyển hóa acid amin và amonia: Gan là vò trí trung tâm của sự chuyển đổi acid amin. Acid amin được gan sử dụng để tổng hợp Protein có nguồn gốc từ Protein của thức ăn, Protein cơ và được gan tổng hợp trực tiếp. Đa số các acid amin đi vào gan qua đường tónh mạch cửa được dò hóa thành urea (ngoại trừ các acid amin chuỗi nhánh: Leucin, Isoleucin, Valine). Một số ít các acid amin được giải phóng vào tuần hoàn dưới dạng tự do. Ngoài ra acid amin còn dùng để tổng hợp Protein trong tế bào gan, Protein huyết tương. Rối loạn acid amine được biểu hiện bởi sự thay đổi nồng độ acid amin trong huyết tương: Acid amin nhân thơm (thường được chuyển hóa ở gan như Tryptophane, Tyroxin, Phenylalanine) tăng cao trong khi các acid amin chuỗi nhánh (phần lớn chuyển hóa ở cơ) có khuynh hướng bình thường hay giảm. Trong tổn thương gan nặng, sự sử dụng acid amin bò rối loạn, acid amin tự do trong máu tăng cao có thể gây tiểu acid amine. Quá trình sản xuất urê từ NH 3 liên quan chặt chẽ với các quá trình chuyển hóa acid amin. Trong bệnh lý xơ gan NH 3 tăng cao do 5 cơ chế: Nhiều thành phần Protein trong ruột (ăn nhiều Protid, xuất huyết tiêu hóa), vi trùng đường ruột sẽ deamin hóa các acid amin tạo ra lượng lớn NH 3 (chu trình deamin hoá). Nhu động ruột giảm (táo bón) làm thời gian phân hủy Protein tăng dẫn đến sự sản xuất NH 3 của vi trùng đường ruột tăng. 7 ________________________________________________________Chức năng gan Chức năng thận suy (hội chứng gan thận): urê tăng cao trong máu sẽ khuyếch tán vào lòng ruột, vi trùng đường ruột có men urease sẽ biến urê thành NH 3 . Chức năng gan giảm mạnh sẽ giảm quá trình tổng hợp NH 3 ở gan. Tình trạng nhiễm kiềm (thường do thở nhanh) và giảm Kali máu kèm suy chức năng gan, [H + ] đến thận giảm, NH 3 được tạo ra từ Glutamin sẽ theo máu tónh mạch thận vào tuần hoàn chung làm tăng NH 3 máu (thay vì thải ra, để đệm H + ở nước tiểu thành NH 4 ) Tăng áp lực tónh mạch cửa và thông nối cửa chủ NH 3 sẽ đi con đường tắt vào tuần hoàn chung không qua gan. 3.1.3 Rối loạn chuyển hóa Protein: Các Protein do gan tổng hợp quan trọng nhất là Albumin. Mỗi ngày gan tổng hợp 12g. Tỉ lệ tế bào gan thực hiện quá trình tổng hợp albumin thay đổi từ 10% - 60% theo nhu cầu cơ thể. Rối loạn chuyển hóa Protein quan trọng nhất là: Giảm quá trình tổng hợp albumin ở gan dẫn đến giảm albumin trong huyết tương. Nguyên nhân do giảm số lượng, chất lượng tế bào gan. Sự cung cấp acid amin từ bữa ăn giảm cũng làm giảm sự tổng hợp albumin. Ngoài ra trong các bệnh về gan nặng sẽ làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu nhất là Prothrombin. 3.1.4 Rối loạn chức năng chống độc: Gan giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa thuốc và các hormon nội sinh do các hệ thống enzym liên quan đến sự chuyển hóa về mặt sinh hóa. Bệnh nhân xơ gan, các thay đổi huyết động học do xáo trộn cấu trúc gan làm giảm tốc độ thanh thải thuốc qua gan. Giảm albumin trong máu, cho phép các thuốc kết hợp với albumin tồn tại trong máu ở nồng độ cao, dưới dạng không kết hợp, điều này làm gia tăng hoạt tính của thuốc. Giảm số lượng các enzym gây bất hoạt và thải trừ thuốc chậm hơn, dẫn đến việc giảm liều và thu hẹp khoảng cách an toàn giữa liều điều trò và liều độc. 8 ________________________________________________________Chức năng gan 3.1.4 Rối loạn chuyển hóa lipid: Rất thường gặp là gan nhiễm mỡ do cơ chế sau: Khi gia tăng lượng acid béo đổ về gan từ các mô mỡ do thuốc (rượu hay Glucocorticoid) hay thứ phát sau tình trạng nhiễm ceton ở bệnh nhân tiểu đường. Tăng tổng hợp acid béo hay giảm oxy hóa acid béo, dẫn đến tăng tổng hợp Triglyceride. Sự gia tăng α Glycerophosphate thúc đẩy ester hoá acid béo thành Triglyceride. Giảm tổng hợp apoprotein dẫn đến giảm tạo thành lipoprotein (suy dinh dưỡng kiểu Kwashorkor, ngộ độc CCl 4 phospho, tetracycline) 3.2/ Hôn mê gan: Là tình trạng rối loạn tâm thần thần kinh do chức năng gan bò rối loạn, có hay không thông nối giữa tónh mạch cửa và tuần hoàn toàn thân. Cơ chế : Độc chất thoát khỏi sự bất hoạt của gan và tăng cao trong máu.Trong đó NH 3 được xem như độc chất chính, liên quan đến hôn mê gan. Do sự thay đổi tỉ lệ giữa acid amin chuỗi nhánh và acid amin nhân thơm tạo thành chất dẫn truyền thần kinh giả, làm rối loạn dẫn truyền qua synap. Mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế. 9 ________________________________________________________Chức năng gan PHẦN II: XÉT NGHIỆM THĂM DÒ VÀ CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH GAN MẬT 10 Chức năng protid NH 3 -máu Điện di protein Gros-Mac Lagan Chức năng Glucid NP gây tăng Glucose Máu NP Galactoz-NT Chức năng Lipid C.CE.CE/CTP Chức năng tiết mật Bil-TP-TT-GT Urobilinogen-Phân Urobilinogen-NT Muối mật - NT Chức năng đông máu TQ-TCK TP Fibrinogen Chức năng vận chuyển nước Chức năng enzyme Cholinesteraz Phosphataz –kiềm GOT-GPT-GGT-LAP Chức năng khử độc NP Hippuric NP - BSP Ruột Mặt B Mặt A Mặt C Hình 2 : Tóm tắt chức năng sinh hóa của gan và những xét nghiệm thông dụng tương ứng [...]... Chức năng gan 1 CÁC XÉT NGHIỆM THĂM DÒ CHỨC NĂNG GAN: 1.1/ Tóm tắt các chức năng sinh hóa của gan và những xét nghiệm thông dụng tương ứng (hình 2) 1.2/ Các xét nghiệm thăm dò – Biện luận: Các xét nghiệm đưa ra không chỉ thay đổi trong bệnh lý về chức năng gan mà có thể thay đổi trong nhiều trường hợp khác Tuy nhiên ở đây chỉ đề cập đến sự thay đổi về bệnh lý chức năng gan 1 2.1 Chức năng Protid:... chuyển nước của gan 1.2.7 Chức năng tiết mật: 1.2.8 Chức năng Enzym: Các xét nghiệm thăm dò 2 chức năng này khá nhiều và được sử dụng vào chẩn đoán nhiều bệnh lý gan Vì vậy, chúng ta sẽ đề cập rõ hơn ở phần xét nghiệm chẩn đoán bệnh gan mật 13 Chức năng gan 2 CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN MẬT: Gan còn được gọi là “LABO” trung tâm của cơ thể đảm nhận nhiều chức năng Vì vậy... Globulin γ Gan tổng hợp toàn bộ Albumin, Fibrinogen, Prothrombin… và phần lớn Globulin Suy gan Albumin giảm, tỉ lệ Globulin thay đổi → thay đổi kết quả điện di d) Gros – Maclagan: Thăm dò chức năng protid của gan Khi suy gan toàn bộ albumin giảm, tỉ lệ các globulin rối loạn GrosMaclagan dương tính 1.2.2 Chức năng Glucid: a) Nghiệm pháp gây tăng đường huyết (Oral glucose tolerance test): Khảo sát chức năng. .. – 15 6–8 4–5 0-2 0 25 6 2 12 Chức năng gan 1.2.3 Chức năng đông máu: Thời gian Quick: dài do gan không tổng hợp được các yếu tố đông máu Fibrinogen giảm ⇒ Rối loạn đông máu 1.2.4 Chức năng Lipid: Gan tổng hợp acid béo, Triglycerid, Phospholipid, Lipoprotein, Cholesterol Là nơi chủ yếu ester hóa cholesterol Tế bào gan bò suy: Cholesterol toàn phần giảm, bình thường, tăng... Chức năng gan 2.4.3 Xơ Gan: a) Bệnh học: Gan teo nhỏ hay to nhưng luôn cứng là kết quả của quá trình: - Thoái hóa nhu mô gan - Phát triển xơ hóa, chèn ép nhu mô, hệ tónh mạch cửa - Tăng sản khóm tế bào mới không còn cấu trúc chức năng bình thường Hậu quả - Hội chứng(HC) suy tế bào gan - HC tăng áp lực tónh mạch cửa - HC kém dinh dưỡng Nguyên nhân: - Nghiện rượu - Diễn tiến các dạng viêm gan b)... ⊥ , ALP ↑ ALT ↑ , ALP ⊥ Bất thường Có bệnh lý Gan XN chuyênbiệt Sinh thiết gan (nếu cần) Bệnh gan ? Bệnh lý có nguyên nhân ngoài gan mật ? Bệnh lý có nguyên nhân gan BỆNH GAN Chắc chắn không có bệnh lý Gan ALT ⊥ , ALP ⊥ , ALB ↓ ALP, Isoenzyme 5 , - NT XN chuyên biệt Sinh thiết gan (nếu cần) < 0,5 g/ 24h Xét nghiệm chức năng gan Bình thường α 1 - antitrypsin trong phân 32 Protein NT / 24 h Bình thường... BỆNH GAN Acute/chronic illnes Malabsorption Malnutrition Chức năng gan KẾT LUẬN Gan giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh lý liên quan đến gan không đơn giản mà chẩn đoán phân biệt các bệnh gan lại là vấn đề phức tạp hơn Sự kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng, tiền sử và kết quả xét nghiệm là điều cần thiết để chẩn đoán, thăm dò chức năng gan. .. nhân, thể ty, cơ trơn Sinh thiết gan c) Các thể xơ gan: Còn bù: xét nghiệm khi rõ khi không, do phần còn lại hoạt động bù đắp Mất bù: Các xét nghiệm (+) rõ, gan suy nặng Xơ gan mật nguyên phát 2.4.3 Hội chứng ứ mật: a) Nguyên nhân: - Ngoài gan: Tắc đường mật chính do sỏi, ung thư (K) đầu tụy - Trong gan: + K đường mật trong gan + Xơ gan mật nguyên phát + Một số viêm gan do thuốc, siêu vi, nghiện rượu... transaminaz, suy gan tùy diễn tiến và nguyên nhân 31 Chức năng gan Sơ đồ tóm tắt các xét nghiệm sử dụng để chẩn đoán bệnh gan mật TÓM TẮT Nghi ngờ có bệnh gan Không vàng da, Bil , NT (-) Xét nghiệm ALT, ALP, ALB ALT,ALP,ALB ⊥ 1 / nhiều XN bất thường ALT, ALP Không có bệnh gan, xơ gan còn bù tốt NP BSP/ muối mật Bình thường ALT ⊥ , ALP ↑ ALT ↑ , ALP ⊥ Bất thường Có bệnh lý Gan XN... Thiếu enzym ở gan, viêm gan, xơ gan, tắc trong gan, khối u lan tràn cả gan • Vàng da sau gan: Vàng da “ngoại khoa” Tắc mật ngoài gan, sỏi ống mật chủ, ung thư đầu tụy Theo sự ứ mật: • Vàng da ứ mật (trong gan hoặc ngoài gan) , ứ mật (cholestase): Giảm hay ngừng bài xuất mật có nguồn gốc tế bào gan hoặc đường mật Các thành phần của mật đều ứ lại trong máu (ví dụ: Tắc mật, viêm gan virus) • Vàng da không . 2 2. Chức năng hóa sinh của gan trang 2 2.1/ Chức năng Glucid 2.2/ Chức năng Lipid 2.3/ Chức năng Protid 2.4/ Chức năng tạo mật 2.5/ Chức năng đông máu 2.6/ Chức năng khử độc 2.7/ Chức năng. nhất. 5 _______________________________________________________ _Chức năng gan 3. CƠ CHẾ GÂY RỐI LOẠN CHỨC NĂNG CHUYỂN HÓA TRONG BỆNH LÝ SUY CHỨC NĂNG GAN: 3.1/ Rối loạn chức năng chuyển hóa: 3.1.1 Rối loạn chuyển hóa Carbohydrat: Gan giữ vai. mạch gan và ống dẫn mật. Hệ tuần hoàn: 75% từ hệ tónh mạch cửa còn lại từ động mạch gan. 2. CHỨC NĂNG HÓA SINH CỦA GAN: 2.1/ Chức năng Glucid (chuyển hóa Glucid): Chức năng Glycogen: Gan đóng