1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

THỐNG PHONG (Kỳ 2) pot

4 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 177,31 KB

Nội dung

THỐNG PHONG (Kỳ 2) III- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: A. Giai đoạn nồng độ acid uric trong máu cao và chưa có biểu hiện trên lâm sàng: Hay gặp ở nam lúc tuổi dậy thì và nữ lúc tuổi mãn kinh. Có thể xuất hiện cơn đau quặn thận (10 - 40%) do sỏi urat trước. B. Giai đoạn Goutte cấp tính: Goutte cấp tính được biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tính và dữ dội của ngón chân cái (khớp bàn ngón), thường xảy đến bất thình lình. Cơn goutte cấp có thể khởi phát sau một số điều kiện thuận lợi như: - Sau một bữa ăn nhiều thịt, rượu. - Sau chấn thương hoặc phẫu thuật. - Lao động nặng, đi lại nhiều, mang giầy quá chật. - Xúc động, cảm động. - Nhiễm khuẩn cấp. - Sau khi dùng một số thuốc lợi tiểu như nhóm Chlorothiazide, tinh chất gan, Vitamin B 12 , Steroid … Khoảng 50% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đái nhiều và nóng buốt, sốt nhẹ … - Cơn thường xảy ra vào ban đêm, khoảng 2 - 3 giờ sáng. Đau nhức dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái, càng lúc càng đau nhiều, đến nỗi đụng vào tấm chăn mền cũng không sao chịu được. - Cơn đau kéo dài đến sáng thì dịu dần, đến đêm hôm sau lại bắt đầu đợt đau như cữ. Một cơn goutte cấp tính có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Bệnh nhân có sốt, có thể kèm theo rét run, nhiệt độ từ 38 - 39 o C. Sốt càng cao nếu bệnh nhân càng đau nhiều. - Nơi khớp đau nhức sẽ có dấu hiệu viêm khớp cấp, da đỏ láng, phù nhẹ, có nhiều tĩnh mạch nổi lên. - Hết cơn, bệnh nhân sẽ ngứa ở khớp, tróc da, khớp bị cứng từ 1 - 2 ngày rồi trở lại bình thường không di chứng. Cơn cấp tính có thể tái phát nhiều lần, 7% không có cơn goutte cấp lần 2, nhưng phần lớn cơn goutte cấp lần 2 xảy ra từ sau 1 năm cho tới 10 năm. C. Goutte mạn tính: Diễn tiến chậm, có thể có hoặc không có kèm theo các đợt cấp. Nếu có các đợt này xảy ra ít hơn, thời gian đau ngắn hơn. 1. Goutte mạn biểu hiện bằng dấu hiệu nổi ở các u cục (tophi) và viêm đa khớp mạn tính. Do đó gọi là goutte lắng đọng. Tophi là những cục tinh thể acid uric hoặc muối urat có ở màng khớp, sụn khớp, gân cơ, mô dưới da. Tophi xuất hiện một cách kín đáo, lớn dần, không di động, cứng dần, hình thể không đều, không đau, nhưng sự hiện diện ở khớp có thể làm cứng dần và đưa đến biến dạng khớp. Da nơi tophi xuất hiện dễ bị loét, lỗ dò, chảy ra một chất trắng như phấn. Tophi ít khi bị nhiễm trùng, nếu bội nhiễm rất khó chữa lành. 2. Biến dạng khớp: Khớp nào ở giai đoạn goutte mạn tính cũng đều có thể bị tổn thương cả. Thường bị tương tổn ở nhiều khớp một lúc và là các khớp nhỏ ngoại biên. Khớp không đau lúc nghỉ ngơi nhưng đau và cứng khớp khi hoạt động. 3. Biến chứng nội tạng: - 1/3 trường hợp bệnh nhân đau sau cơn goutte có cơn đau quặn thận do có sự thành lập sỏi urat. - Một số bệnh nhân có chức năng thận thay đổi. Diễn tiến bệnh thận rất chậm. IV- XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG: - Acid uric máu tăng. - Bạch cầu tăng. - Tốc độ lắng máu bình thường hoặc tăng ít. - Dịch khớp đục. - Bạch cầu tăng nhiều 10.000-70.000/mm 3 . Phần lớn là bạch cầu đa nhân. Mucin giảm. Nồng độ Glucose và acid uric tương tự như trong máu. - X quang khớp: + Goutte cấp: chưa có biến đổi trên X quang. + Goutte mạn: khoảng cách 2 đầu xương hẹp lại, có hiện tượng mọc thêm xương ở đầu xương và có hiện tượng tạo hang ở trong xương. . THỐNG PHONG (Kỳ 2) III- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: A. Giai đoạn nồng độ acid uric trong máu cao và chưa

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN