1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Niệu lạc kết thạch ( Sỏi niệu quản ) (Kỳ 1) potx

5 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 205,38 KB

Nội dung

Niệu lạc kết thạch ( Sỏi niệu quản ) (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa. Sỏi ở đường tiết niệu là bệnh thường gặp, YHCT mô tả trong phạm vi “sa lâm”, “thạch lâm”, “huyết lâm”. Triệu chứng chủ yếu: đau lưng hoặc đau bụng dưới từng cơn, niệu huyết, rối loạn về tiểu tiện; đái buốt dắt, bí đái 1.2. Nguyên nhân bệnh lý (nguyên nhân gây bệnh): Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu; thường có quan hệ mật thiết giữa bệnh với yếu tố toàn thân và hoàn cảnh môi trường. Đông y cho rằng, bệnh nguyên chủ yếu là do thấp nhiệt ở vùng hạ tiêu, thấp nhiệt uẩn kết lại là nguyên nhân lắng đọng các tạp chất trong nước tiểu. Lúc đầu là những tinh thể nhỏ bé gọi là sa lâm, về sau to dần gọi là thạch lâm, sa thạch đọng lại ở đường tiết niệu làm trở ngại khí cơ, trở ngại sự lưu thông của thể dịch gây nên lưng và bụng đau quặn, bài niệu khó khăn, khí uất hóa hoả, nhiệt thương huyết lạc nên thấy phát sốt và đái máu. 1.3. Biện chứng phương trị. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh hệ tiết niệu kết thạch hiện nay tương đối nhiều nhưng nói chung nguyên tắc điều trị là: - Khi mới phát bệnh kèm theo có viêm nhiễm là do thấp nhiệt ở dưới thì điều trị phải lấy thanh nhiệt lợi thấp là chủ, nhưng phải phối hợp với thuốc thông lâm bài thạch. - Trường hợp bệnh lâu ngày, sỏi trở ngại đường tiết niệu gây ứ niệu, đau tái phát, bể thận ứ nước thì phần nhiều thuộc về khí uất huyết ứ; điều trị phải lấy hành khí hóa ứ là chủ, vẫn phải phối hợp với thuốc thông lâm hóa thạch. - Nếu điều trị lâu không kết qủa, chính khí bất túc thì thuộc về tỳ thận lưỡng hư. Trong pháp chữa phải bổ ích tỳ thận là chính, phối hợp với thuốc thông lâm hóa thạch. Chú ý: Thuốc thông lâm hóa thạch dễ gây thương tổn thận âm và tỳ dương. Nếu dùng thuốc kéo dài phải chú ý bổ thận âm, kiện tỳ, phải trọng sinh địa để tư âm; trọng dụng mộc thông và hậu phác để hành khí; nếu thấy lưỡi khô ít rêu hoặc không có rêu thì phải thay thuốc hoặc ngừng thuốc. Thường dùng liên tục 20 - 25 ngày, ngừng khoảng 5 - 7 ngày lại dùng tiếp liệu trình 2. Giữa 2 thời kỳ dùng thuốc phải có chế độ ăn uống thích hợp (theo dõi pH nước tiểu) kết hợp với vận động liệu pháp hỗ trợ cho sỏi chuyển xuống dưới. Sau khi đái ra sỏi hoặc sỏi tan phải hạn chế ăn chất cay, chống thấp nhiệt tích tụ trở lại (chống tái phát). Đề phòng sỏi tái phát bằng cách mỗi tháng nên uống 1 - 2 lần kim tiền thảo, mỗi lần từ 1 - 2 lượng (40 - 80g). - Nếu như uống khoảng 2 - 3 tháng, các cặn sỏi đi xuống nhưng có một số tỷ lệ bể thận tích thuỷ hoặc viêm nhiễm khe thận thì buộc phải điều trị phẫu thuật lấy sỏi. 2. Các thể lâm sàng (lâm sàng và thể bệnh): 2.1.Thể thấp nhiệt. - Có cơn đau quặn lưng và bụng (yêu phúc giao thống). - Đột ngột khởi phát sau vận động, đau lan xuống bụng dưới và sinh dục (âm vong); đái dắt, đái buốt, đái són hoặc đái tắc. - Thường có đái ra máu đại thể và vi thể. - Nhiều khi trong nước tiểu có cặn lắng, có sạn sỏi, làm cho tiểu tiện khó khăn và ngắt quãng. - Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày mà nhờn; mạch thường xuyên sác hoặc hoạt sác. - Pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp bài thạch. - Bài thuốc: “đạo xích tán” gia thêm: đông quí tử 16g, kê nội kim 8 - 12g, kim tiền thảo 33g, hải kim sa 12 - 20g, sa tiền tử 12 - 20g. Sắc nước uống ngày 1 thang. - Gia giảm: . Nếu đái máu thì gia thêm: tiểu kê thảo 112g, tía châu thảo 12g, đại kế12 - 20g, tiểu kế 10g. . Nếu đau nhiều thì gia thêm: ô dược 20g, diên hồ sách 8g, uất kim 8g, tam thất 5g. “Đạo xích tán” gồm có : sinh địa 24g, đạm trúc diệp 16g, mộc thông 8g, cam thảo 8g; có công dụng thanh tâm hoả lợi niệu. . Niệu lạc kết thạch ( Sỏi niệu quản ) (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa. Sỏi ở đường tiết niệu là bệnh thường gặp, YHCT mô tả trong phạm vi “sa lâm”, thạch lâm”, “huyết. hợp (theo dõi pH nước tiểu) kết hợp với vận động liệu pháp hỗ trợ cho sỏi chuyển xuống dưới. Sau khi đái ra sỏi hoặc sỏi tan phải hạn chế ăn chất cay, chống thấp nhiệt tích tụ trở lại (chống. lại (chống tái phát). Đề phòng sỏi tái phát bằng cách mỗi tháng nên uống 1 - 2 lần kim tiền thảo, mỗi lần từ 1 - 2 lượng (4 0 - 80g). - Nếu như uống khoảng 2 - 3 tháng, các cặn sỏi đi xuống nhưng

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN