Cái nết và cái đẹp

7 2.2K 1
Cái nết và cái đẹp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Cái nết” và “cái đẹp” “Cái nết đánh chết cái đẹp”, câu tục ngữ một thời tưởng bị chìm khuất đi trong nhịp sống hiện đại của thời hội nhập. Cứ ngỡ như “cái đẹp” đang lên ngôi trong hội chứng bắt chước những ngôi sao điện ảnh nước ngoài mà cứ bật ti-vi lên là đập ngay vào mắt. Rồi hối hả rộn ràng thôi thúc thị hiếu của không ít bạn trẻ đang bị hút hồn theo những cuộc thi hoa hậu và người mẫu uốn lượn, khơi gợi với những màn trình diễn “duyên dáng”, “mát mẻ” triền miên. “Đánh chết thế nào được, cái nết chào thua trước cái đẹp thì có”, một số bạn trẻ dõng dạc tung hô. Thế rồi, vụ “xì-căng- đan” hoa hậu vừa đăng quang gây bức xúc công luận, khiến người ta nhớ lại và suy ngẫm thêm về câu tục ngữ kia. Nếu những điều vừa diễn nói trên là đúng, thì quả thật rất cần phải bàn lại chuẩn của Hoa hậu với những cuộc thi mà xem ra đang là một hội chứng tràn lan. Và cần thiết hơn, phải trở lại khái niệm đẹp trong lý tưởng thẩm mỹ của chúng ta hàm chứa thuần phong mỹ tục của dân tộc nói riêng và trong triết lý phương Đông nói chung. Lý tưởng ấy đang dẫn dắt thị hiếu của một bộ phận lớp trẻ háo hức dõi theo các cuộc đua “người mẫu”, cuộc thi Hoa hậu…. Những hoạt động đó đang là những hiện tượng văn hóa trong đời sống đất nước. Phải chăng cần nghiêm chỉnh nhìn nhận “hiện tượng văn hóa” ấy trên quan điểm “văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội” mà Nghị quyết của Đảng đã khẳng định để hiện tượng văn hóa không bị những hành vi phản văn hóa làm vấy bẩn. Khi các sự kiện văn hóa được dồn dập đưa lên màn hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác, chúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, ảnh hưởng tốt được phát huy và ảnh hưởng xấu cũng lan tỏa, mà thói thường, cái xấu lan tỏa nhanh hơn cái tốt. Chính vì thế, trao đổi lại vấn đề cái nết và cái đẹp trong truyền thống thẩm mỹ dân tộc chắc không là tiếng kèn lạc điệu mà có khi lại là một tiếng chuông cảnh báo. Thật ra, phương Đông cũng như phương Tây, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hoà giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người, thuộc tính người. Emanuel Kant, nhà triết học lớn đã để dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử tư duy của loài người, từng cho rằng: “Lý tưởng của chân lý là Trời. Lý tưởng của cái đẹp là Người”. Cái đẹp gắn liền với con người, phạm trù đẹp xuất hiện cùng với phạm trù người, chỉ con người mới thưởng thức được cái đẹp. Có lẽ vì thế mà C.Mác viết : “Con mắt trở thành con mắt người cũng như đối tượng của con mắt trở thành đối tượng của xã hội, của con người, do con người sáng tạo ra vì con người” vì thế mà C. Mác cho rằng “do đó con người cũng sáng tạo theo cả những quy luật (thước đo) của cái đẹp”. Trong cảm quan thẩm mỹ của dân tộc ta, ý tưởng về cái đẹp được diễn đạt dung dị song thật hàm súc trong câu tục ngữ: “Người ta là hoa của đất”. Có lẽ thuật ngữ Hoa hậu, từ hoa trong danh xưng này, cần làm đậm nét ý nghĩa rất thâm thúy trong cách diễn đạt thật dung dị này. Hàm lượng trí tuệ câu tục ngữ này quả là phong phú. Nghĩ sâu vào, có thể hiểu ra vì sao văn hào Nga Đốtxtoiepxki viết rằng “cái đẹp sẽ cứu thế giới” còn M. Gorki thì tin rằng “mỹ học (tức là khoa học về cái đẹp. TL) là đạo đức học của tương lai”! Dù được diễn đạt dưới nhiều cách khác nhau, điểm quy chiếu của những ý tưởng lớn ấy vẫn là con người, con người trong tính toàn vẹn của nó, trong sự gắn bó, đan kết của chân, thiện, mỹ. Cái đẹp (mỹ) có mối tương tác hài hòa với cái đúng (chân) và cái tốt (thiện). Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, con người, phẩm chất của con người là mối quan tâm hàng đầu của các bậc thức giả. Chẳng thế mà Nguyễn Văn Siêu một danh sĩ thời Tự Đức, khi bàn về văn hóa, văn chương đã chia làm hai loại,“Có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Ngẫm cho kỹ, khi ông cha ta nói quá đi mối tương quan giữa cái nết và cái đẹp là cũng chỉ để đề cao con người, đề cao cái đẹp của con người, chứ không nhằm đối lập giữa cái đẹp và cái nết đều là những giá trị quý báu của con người. Chỉ có điều, vì “cái nết” là thuộc tính người, chỉ có ở con người nên đưa “nết” lên trước là có cái lý của nó, vì “chuyên chú ở con người”. Với một bông hoa, người ta nói bông hoa đẹp, và cùng lắm thì chê là bông hoa này không đẹp chứ không ai chê là bông hoa “mất nết”. Ông cha ta đặt trọng nết, thêm cho nết một “quyền uy” trước “đẹp” chắc là vì lẽ đó chứ “cái nết” không đánh chết ai cả. Nó chỉ răn dạy người đẹp đừng mất nết để làm phôi pha, gây phản cảm với cái đẹp, thậm chí triệt tiêu cái đẹp. Không biết hiện nay, trong số những nam thanh nữ tú đang hối hả học đòi theo những mốt thời thượng cho thật “sành điệu”, bắt chước sao cho giống cách ăn mặt uốn éo, dậm giật của những màn trình diễn của nước ngoài, cố “chép” cho y nguyên bản mà chưa kịp tiêu hoá đó, có ai thuộc kiểu dáng con sáo cụt lưỡi mà Cao Bá Quát đã nói đến không. Mong sao không có ai! Chỉ có điều, nếu tin rằng “mình sẽ còn tiến xa”, và cái đích trước mắt là cuộc thi Hoa hậu thế giới sắp đến, mà sự chuẩn bị cho cuộc thi ấy thì “chuẩn bị trước tiên là về ngoại hình. Tôi sẽ trang điểm tạo cho mình một vẻ đẹp thuần Việt để đưa nhan sắc Việt ra với bạn bè thế giới” còn chuyện “đọc sách thu nạp thêm kiến thức, học ngoại ngữ thật chuẩn” là việc làm lúc “tranh thủ thời gian rảnh rỗi” (Thanh Niên ngày 4.9.08), thì e rằng “cái vẻ đẹp thuần Việt” này đang được nhận thức một cách quá nông cạn. Từ xưa trong dân gian, bà con ít chữ của chúng ta từng bộc bạch ý tưởng một cách mộc mạc : “Trông xa ngỡ tượng tô vàng. Đến gần lại hóa chẫu chàng ngày mưa”! Ở đây, “đến gần” không chỉ diễn đạt khoảng cách không gian, mà còn hàm ý thời gian “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết tính người dở hay”, cho nên mới có chuyện “kìa ai lào lạo ngoài da, mà trong rỗng tuếch như hoa muống rừng”. Từ đó mà dẫn đến một lời răn nghe ra có vẻ cực đoan, vì nếu như thế thì phải xóa sổ các cuộc thi Hoa hậu mất: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người”! Nhưng giả dụ, nói đổ sông đổ biển, nếu chẳng may mà câu chuyện tước vương miện lại trở thành một kết cục cay đắng cho cô gái 18 tuổi kia, thì cái logic cực đoan ấy không phải là không có một hạt nhân hợp lý nào đó! “Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô” và có “đứt tay mới hay thuốc”! Cái đẹp hình thể là của trời cho, và trong chuyện này thì xem ra tùy thuộc vào “cái quay búng sẵn trên trời”, dù không đến nỗi “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” như cụ Nguyễn Gia Thiều cảm nhận, nhưng quả thật chuyện đẹp, xấu cũng như trúng xổ số, may ai nấy được, tạo hóa không ban phát chủ nghĩa bình quân nhằm chia đều nhan sắc cho các cô gái. Vì vậy mà phải biết giữ gìn ân huệ của tạo hoá, trân trọng cái vốn tự có ấy bằng sự nuôi dưỡng cái đẹp tâm hồn nhằm hoàn thiện cái đẹp hình thể trời cho. Cái đẹp tâm hồn ấy chứa trong điều mà ông cha ta gọi là “cái nết” được thăng hoa trong câu tục ngữ quen thuộc vừa dẫn. Khi mà các cuộc thi Hoa hậu đang đua nhau nở rộ, có người đã gọi là “hội chứng thi hoa hậu”, thì việc gợi lại những vấn đề cứ tưởng như chỉ là “vang bóng một thời” của một xã hội khép kín lạc hậu, khác xa với sự cởi mở thông thoáng của thời hội nhập, phải chăng là câu chuyện của những người “bảo thủ” với kiểu tư duy cổ lỗ không mấy “sành điệu”. Không! Chân trời càng mở rộng, vận hội càng vẫy gọi thì thử thách càng gay gắt. Mà gay gắt nhất là nước ta vẫn còn đang là một nước kém phát triển. Mặc dù Việt Nam sắp sửa vươn tới mức thu nhập trung bình thấp nhưng một bộ phận lớn dân cư vẫn chưa được hưởng một mức sống “chấp nhận được” theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong bối cảnh đó mà nhịp độ khá dồn dập của các cuộc thi hoa hậu, hoa hậu tỉnh, thành phố, hoa hậu vùng, hoa hậu ngành, hoa hậu toàn quốc, hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu thế giới…thu hút không ít sức người, sức của, chiếm nhiều thời gian của không ít cơ quan, tổ chức…liệu có thỏa đáng không mặc dầu người ta đã cổ vũ cho các cuộc từ thiện và trao danh hiệu “đại sứ an sinh xã hội vì người nghèo” cho hoa hậu vừa đăng quang. Đấy là chưa kể một hoa hậu vừa đăng quang năm trước đã quyết định chụp ảnh “nuy” để lấy tiền làm từ thiện! Chao ôi, sao lại phải “nuy” mới làm được từ thiện nhỉ (?). Liệu câu tục ngữ của một thời có còn chút gợi ý nào không: “cá lên khỏi nước cá khô, làm thân con gái lõa lồ ai khen”! Xem ra đã đến lúc nhìn lại các cuộc thi hoa hậu, thi người mẫu, thi sắc đẹp với đôi mắt tỉnh táo và thấu đáo hơn. Xin gợi ra đây câu nói của Marcel Proust, văn hào Pháp : “Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập đi vào chiều sâu, hàng loạt những thách đố chưa có tiền lệ đang diễn ra thì những chuyện thi hoa hậu, thi sắc đẹp, thi người mẫu, rồi mơ mộng trở thành siêu sao, sự hút hồn theo “ai-đồ” (Ido - thần tượng âm nhạc)…cũng chỉ là những hiện tượng phái sinh của một trào lưu văn hóa nhập ngoại. Ở đó, thể hiện khá rõ những khát vọng của tuổi trẻ muốn được khẳng định mình. Thỏa mãn khát vọng đó, tạo điều kiện cho khát vọng đó được thực hiện một cách đúng đắn là đòi hỏi của cuộc sống mà xã hội phải đáp ứng, nhất là trên lĩnh vực văn hóa. Chân trời ngày càng rộng mở, kỹ thuật ngày càng vạn năng thì lại càng phải đánh giá cao cá nhân con người. Trong thời đại chúng ta đang sống, với những thành tựu kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì quả thật cả thế giới đang đối diện và thách thức mỗi con người, và mỗi cá nhân cũng đang đối diện với cả thế giới , sự khẳng định vai trò cá nhân, sự tự khẳng định của tuổi trẻ cần phải được cổ vũ và tạo điều kiện. Các cuộc “thi” nói trên nên được đặt vào trong bình diện ấy để biết cách qua đó mà giúp tuổi trẻ tự khẳng định mình một cách lành mạnh, đồng thời lại phải thấy ra được điểm dừng cần thiết với một tầm nhìn vừa cởi mở vừa nghiêm cẩn nhằm tránh được những phản cảm do chúng gây ra và để phát huy được cao nhất hiệu quả của nó. Cho nên, nếu chỉ quen với những con đường mòn, người đi sau dẫm lên dấu chân của người đi trước, sẽ dẫn đến thảm hoạ vì con đường mòn đó không có lối ra trong một thế giới mà mọi sự dự đoán đều không chắc chắn. Sự sống không ngừng sinh sôi nảy nở, và thông thường, nhận thức của con người lại đòi hỏi một quá trình, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa. Bởi lẽ, văn hóa không phải là “mì ăn liền”. Văn hóa được hình thành bằng quy luật thẩm thấu. Đến với những thành tựu của nền văn minh thế giới là nhu cầu của phát triển. Song cần hiểu rằng, văn minh và văn hóa không hoàn toàn giống nhau. “Văn hóa, với ý nghĩa sâu xa nhất và tốt đẹp nhất của nó” là “cốt lõi của bản lĩnh, bản sắc dân tộc từ xa xưa cho đến nay”, là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lĩch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh …(Phạm Văn Đồng). Đó chính là điểm tựa vững chắc để chúng ta đến với thế giới, để tiếp thu những thành tựu của văn hóa và văn minh mà loài người đã đạt được. Vậy thì liệu những trục trặc không đáng có trong cuộc thi Hoa hậu 2008 có “dừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng” mà nghị quyết Đảng đã phê phán như đã dẫn ra không, liệu có đúng đó là những sự kiện văn hóa nằm trong nội dung “văn hóa, với ý nghĩa sâu xa nhất và tốt đẹp nhất của nó” không hay chỉ là những thứ phẩm của văn hóa? Vả chăng, trong nền văn minh của thế kỷ chúng ta đang sống, “sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức - về hình thức và nội dung, về ý nghĩa của tri thức, về trách nhiệm của tri thức, về những đặc điểm của con người có giáo dục”. Ấy vậy mà, hệ thông giáo dục của ta cần phải vượt qua khủng hoảng: Mặc dù tỷ lệ đi học ở các cấp phổ thông tương đối cao, nhưng chất lượng của các bậc học này rất đáng lo ngại. Kết quả trượt tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm 2007 cho thấy nhiều học sinh không nắm được kiến thúc cơ bản. Số lượng học sinh bỏ học đang tăng cao. Gánh nặng chi phí cho việc học đang quá sức với nhiều gia đình nghèo đang chiếm một tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên được vào đại học cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong những người ở độ tuổi học đại học. Trong năm 2000, tỷ lệ lao động tốt nghiệp đại học chỉ chiếm 2% tổng dân số, so với 5% ở Trung Quốc và 8% ở Ấn Độ là những nước đông dân hơn rất nhiều. Phải xót xa nhắc đến những điều không vui đó vì rằng, “Nguyễn Trãi nói Nước ta là một nước văn hiến. Điều đó có nghĩa là trọng học vấn và trọng người có học. Trọng học vấn, trọng nhân tài, vì đó là những của quý không gì thay thế được của một nước, một dân tộc. Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” (Phạm Văn Đồng). Để dừng lại bài viết, xin lại viện đến Nguyễn Văn Siêu với mong mỏi của ông cách đây ngót hai thế kỷ khi bàn về nuôi dưỡng nhân tài : “thăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó”. TƯƠNG LAI . ta nói quá đi mối tương quan giữa cái nết và cái đẹp là cũng chỉ để đề cao con người, đề cao cái đẹp của con người, chứ không nhằm đối lập giữa cái đẹp và cái nết đều là những giá trị quý báu. Cái nết và cái đẹp Cái nết đánh chết cái đẹp , câu tục ngữ một thời tưởng bị chìm khuất đi trong nhịp sống hiện đại của thời hội nhập. Cứ ngỡ như cái đẹp đang lên ngôi. hoá, trân trọng cái vốn tự có ấy bằng sự nuôi dưỡng cái đẹp tâm hồn nhằm hoàn thiện cái đẹp hình thể trời cho. Cái đẹp tâm hồn ấy chứa trong điều mà ông cha ta gọi là cái nết được thăng

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan