HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 4) F- BIẾN CHỨNG: Trong quá trình diễn biến lâu dài, hen có một số biến chứng sau: 1- Nhiễm trùng phổi: Thường xảy ra ở người hen lâu năm: bệnh nhân có sốt, khó thở, không chỉ ở thì thở ra mà cả ở thì hít vào. Đờm đục, tế bào ái toan được thay thế bằng tế bào đa nhân trung tính. Cơn hen thường kéo dài. 2- Dãn phế nang: Trong cơn hen, các phế nang hẹp lại, do đó khi hít vào, các cơ hô hấp can thiệp vào nên thắng được sức cản. Ở thì thở ra (thụ động) không khí không ra hết nên ứ lại làm phế nang nở ra. Lâu ngày các phế nang mất dần tính đàn hồi, nở ra rồi không co lại được nên không khí bị ứ đọng. Oxy vào phổi ít, dioxyt carbon không ra được gây tình trạng thiếu oxy và tăng Dioxyt carbon. Đây là tình trạng suy hô hấp mạn. 3- Suy tim phải: Mạch máu của phế nang co lại, có khi bị tắc làm cản trở tiểu tuần hoàn. Trong nhiều năm tim phải dãn dần, to ra, bệnh nhân có môi thâm, gan to, rồi đi đến suy tim không hồi phục. G- NHỮNG YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG: Hiện nay xác định tương lai xa của một người hen còn khó, song đánh giá tương lai gần dựa trên: 1- Lâm sàng: Tần suất cơn hen: số cơn hen trong một khoảng thời gian quan sát cho ta khái niệm về sự tiến triển của cơn hen, cơn hen càng gần nhau tiên lượng càng xấu. 2- Phế dung ký: - Thể tích thở tối đa / giây và hệ số Tiffeneau. Các chỉ số này càng thấp thì hen càng nặng. - Tính nhạy cảm Cholinergic: ngưỡng Acetyl cholin càng thấp, hen càng nặng. - Sự hồi phục những rối loạn tắc nghẽn dưới ảnh hưởng của chất kích thích giao cảm. Đáp ứng với Isoproterenol càng trọn vẹn, tiên lượng càng tốt. - Thể tích cặn: thể tích cặn càng tăng, hen càng nặng. - Điều kiện môi trường sinh sống và công tác. H- ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH: 1- Điều trị cắt cơn hen: - Thuốc cường giao cảm: Adrenaline, Isoproterenol, Salbutamol, Ocriprenalin (phải rất thận trọng khi hen nặng và kéo dài). - Thuốc có nhân Xanthine: Aminophylline, Theophyllinr. - Corticoid. - Tetra coxapeptid. 2- Điều trị dự phòng cơn hen: - Đặc hiệu: loại bỏ dị ứng nguyên, giải mẫn cảm. - Không đặc hiệu: Cromoglycat disodique, Dipropionat. - Biện pháp bổ sung: vận động liệu pháp, tâm lý trợ giúp, chống nhiễm trùng, liệu pháp khí hậu và nước suối. II. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ HEN PHẾ QUẢN: A. BỆNH DANH: Xét về mặt triệu chứng học, hen phế quản được miêu tả trong các chứng Hen và Suyễn. Trong các sách y học đời Tùy - Đường gọi Hen là Áp khái và mô tả là ho đã nhiều năm, có tiếng khò khè trong cổ, mỗi khi phát ra là không nằm được. Sách Y Tông Kim Giám đời nhà Thanh nói: Thở gấp gọi là chứng Suyễn, nếu trong cổ lại có tiếng khò khè thì gọi là chứng Háo thống. Qua đó có thể thấy được sự khác nhau của 2 bệnh: - Hen: chỉ vào tiếng khò khè trong cổ, há miệng thở, ngậm miệng đều có tiếng đàm. Chứng Hen khi phát ra thường kèm theo cả chứng Suyễn. - Suyễn: chỉ vào sự hô hấp, thở cấp bức, hơi đưa lên thì nhiều hơn đưa xuống thì ít, há miệng so vai để thở. Chứng Suyễn phát ra chưa hẳn có chứng Hen. . HỌC CỔ TRUYỀN VỀ HEN PHẾ QUẢN: A. BỆNH DANH: Xét về mặt triệu chứng học, hen phế quản được miêu tả trong các chứng Hen và Suyễn. Trong các sách y học đời Tùy - Đường gọi Hen là Áp khái và. HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 4) F- BIẾN CHỨNG: Trong quá trình diễn biến lâu dài, hen có một số biến chứng sau: 1- Nhiễm trùng phổi: Thường xảy ra ở người hen lâu năm: bệnh nhân. người hen còn khó, song đánh giá tương lai gần dựa trên: 1- Lâm sàng: Tần suất cơn hen: số cơn hen trong một khoảng thời gian quan sát cho ta khái niệm về sự tiến triển của cơn hen, cơn hen