I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (6 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) Hoàn cảnh, nội dung công cuộc cải cách- mở cửa ở Trung Quốc(1978- 2000) Câu 2: (3 điểm) Phân tích điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam? II. PHẦN RIÊNG (4 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. Câu 3a: Hoàn cảnh ra đời và hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929? Câu 3b: Theo chương trình chuẩn nâng cao ( Ban khoa học Xã hội và Nhân văn) Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh”? Quân và dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ như thế nào? -Hết- ĐÁP ÁN I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (6 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) a. H òan cảnh: Tháng 12.1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách, đến Đại hội XIII (10.1987), được nâng lên thành Đường lối chung của Đảng: (0,5) b. Nội dung: * Về kinh tế - Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh. (0,5) - Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8%/năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) (0,5) * Về đối ngoại - Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…(0,5) - Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. (0,5) - Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999). (0,5) Câu 2: (3 điểm) a.Điểm giống nhau: Đều là loại hình chiến tranh xm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. (0,5) b.Điểm khác nhau: Chiến lược: “chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật của Mỹ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản là: “ dùng người Việt đánh người Việt”. (0,75) Chiến lược: “ chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu là quân Mỹ, quân chư hầu và nguy quân. (0,75) Chiến lược: “ chiến tranh đặc biệt” được tiến hành chỉ ở miền Nam. Chiến lược: “ chiến tranh cục bộ” được tiến hành ở miền Nam và miền Bắc. (0,5) Quy mô của: “ chiến tranh cục bộ” lớn hơn và ác liệt hơn nhiều so với : “chiến tranh đặc biệt”. (0,5) II. PHẦN RIÊNG (4 ĐIỂM) Câu 3a: * Hoàn cảnh: Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ. (0,5) * Sự thành lập các tổ chức cộng sản - Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5 Đ, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng viên, mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản . (0,5) - Từ ngày 01 - 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN cách mạng thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước. (0,5) - Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Hội, xác định cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền. (0,5) - 17/ 6/1929 đại biểu cộng sản miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội ) quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung Ương Đảng. (0,5) - 8/1929: Cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ VN cách mạng thanh niên ở Nam kỳ thành lập An Nam cộng sản đảng, họat động ở Trung Quốc, Nam kỳ, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận. (0,5) - 9/1929: Những người cộng sản trong Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. (0,5) * Ý nghĩa: Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam. (0,5) Câu 3b: a. Bối cảnh Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh. (0,25) b. Âm mưu - Đây là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mỹ, vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. (0,25) - Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. (0,25) - Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác được chiến tranh. (0,25) 2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh và “Đông Dương hóa” chiến tranh của Mỹ. - Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán với địch. (0,25) – 1969: thực hiện Di chúc của Bác Hồ, cả nước đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (0,25) a. Thắng lợi về chính trị - Ngày 6.6.1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. (0,25) - Ngày 24 đến 25.04.1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mỹ. (0,25) - Ở các nơi khác, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nổ ra liên tục. (0,25) - Quần chúng nổi dậy phá “Ấp chiến lược”, chống “bình định”. Đầu năm 1971, cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với 3 triệu dân(0,25) b. Thắng lợi quân sự - Ngày 30.04 – 30.06.1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân. (0,25) - Từ 12.02 đến 23.03.1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 22.000 địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương. (0,25) 3. Cuộc Tiến công chiến lược 1972 – 30/3/1972: Ta bất ngờ mở cuộc tiến công chiến lược, đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp miền Nam, diệt 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn. Sau đó, địch phản công mạnh, gây cho ta nhiều thiệt hại. Mỹ tiến hành trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc. (0,5) * Ý nghĩa. - Giáng đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. (0,25) - Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh). (0,25) - Hết - . năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5 vào không gian) (0 ,5) * Về đối ngoại - Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…(0 ,5) - Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với. chấp quốc tế. (0 ,5) - Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999). (0 ,5) Câu 2: (3 điểm) a.Điểm giống nhau: Đều là loại hình. lập Đảng cộng sản . (0 ,5) - Từ ngày 01 - 09/ 05/ 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN cách mạng thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng