1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi thử tôt nghiệp lịch sử

5 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Đề 5: I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến 1975? Câu 2: (2 điểm) Chứng minh Xô Viết Nghệ-Tĩnh là hinh thái sơ khai của chính quyền công nông, là chính quyền của dân, do dân và vì dân? Câu 3: (2 điểm) Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? II. PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. Câu 4a: Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương diễn ra như thế nào? Câu 4b: Theo chương trình chuẩn nâng cao ( Ban khoa học Xã hội và Nhân văn) Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc? Nêu tóm tắt nội dung cơ bản và ý nghĩa lời kêu gọi: “ Toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh? -Hết- ĐÁP ÁN 5 I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (6 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) a.Từ: 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp − Tháng 8/1945, thừa cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy và thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 12/10/1945, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập. (0,5) − Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào cầm súng bảo vệ nền độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển, lực lượng cách mạng trưởng thành. (0,5) - Từ 1953 – 1954, liên quân Lào – Việt phối hợp mở các chiến dịch Trung, Thượng và Hạ Lào…, giành các thắng lợi lớn, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào. (0,5) b.Từ: 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ - Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi. Đến đầu những năm 1960 đã giải phóng 2/3 lãnh thổ và 1/3 dân số cả nước. Từ 1964 −1973, nhân dân Lào đánh bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ(0,5) - Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Vientian lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. (0,5) − Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế-xã hội. (0,5) Câu 2: (2 điểm) Tại Nghệ An, Xô viết ra đời sau biểu tình từ tháng 09/1930 ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê …(0,5) - Chính trị: quần chúng tự do họat động trong các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập(0,5) . - Kinh tế: tịch thu ruộng đất cơng, tiền, lúa cơng chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. (0,5) - Văn hóa, xã hội: tệ nạn xã hội cũ bị xóa bỏ như: mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, trật tự trị an giữ vững, biết đồn kết giúp đỡ nhau. (0,5) Câu 3: (2 điểm) Ý nghóa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: - Đảng cộng sản VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lòch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. (0,5) - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghóa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN trong thời đại mới. (0,5) - Là một bước ngoặt vó đại trong lòch sử cách mạng VN: * Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản VN. (0,25) * Từ đây, Đảng có đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn, sáng tạo. (0,25) * Là sự chuẩn bò tất yếu đầu tiên có tính quyết đònh cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lòch sử tiến hóa của dân tộc VN. (0,25) * Từ đây, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của CMTG. (0,25) II. PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM) Câu 4a: (3 điểm) a. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại − Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, qn sự hóa tồn dân, đắp cơng sự, đào hầm, sơ tán để tránh thiệt hại về người và của, tiếp tục chiến đấu và sản xuất. Hễ địch đến là đánh, ai khơng trực tiếp chiến đấu thì phục vụ sản xuất. (0,25) − Chú trọng : đẩy mạnh kinh tế địa phương (cơng − nơng nghiệp, giao thơng vận tải) đảm bảo phục vụ chiến tranh. (0,25) - Với tinh thần “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, qn dân miền Bắc thi đua chống Mỹ, đạt nhiều thành tích lớn trong chiến đấu và sản xuất. Sau hơn 4 năm (5.08.1964 − 01.11. 1968), miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (6 B52, 3 F111), loại khỏi vòng chiến hàng ngàn phi công, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1/11/1968, Mỹ buộc phải ngưng ném bom miền Bắc. (0,5) b. Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương: * Sản xuất - Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/ 1ha/1 năm). (0,25) - Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. (0,25) - Giao thông vận tải: đảm bảo thường xuyên thông suốt. (0,5) * Làm nghĩa vụ hậu phương - Miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. (0,5) - Tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến. Trong 4 năm (1965 – 1968) đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men…, tăng gấp 10 lần so với trước. (0,5) Câu 4b: (3 điểm) - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn chuẩn bị xâm lược nước ta. (0,5) + Tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. + Tháng 11 1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. + Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở một số nơi. - 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, Pháp sẽ chuyển sang hành động. (0,5) Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng - Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến. (0,5) - 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ ( Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: (0,5) “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa ! Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. … Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”. (0,5) * Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi ( 9/1947) là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế . (0,5) . nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? II. PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không. kinh tế địa phương (cơng − nơng nghiệp, giao thơng vận tải) đảm bảo phục vụ chiến tranh. (0,25) - Với tinh thần “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, qn dân miền Bắc thi đua chống Mỹ, đạt nhiều thành. phương: * Sản xuất - Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/ 1ha/1 năm). (0,25) - Công nghiệp: năng lực sản xuất ở

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w