CÔNG ĐOÀN GD H. BA TƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐCS Tr. THCS TT BA TƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:03 /BC-CĐCS Ba Tơ, ngày 8 tháng 4 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM PHONG TRÀO THI ĐUA ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN (2006-2010) I- Đặc điểm, tình hình: 1. Tình hình chung: Công đoàn cơ sở trường THCS TT Ba Tơ được tách ra từ CĐ trường THPT Ba Tơ từ năm học 2006-2007, và được thành lập theo Quyết định số: 10/QĐ-CĐGD ngày 24 tháng 5 năm 2007 của CĐGD huyện Ba Tơ. - Tổng số đoàn viên hiện tại của đơn vị (biên chế): 25 Nữ: 14 Trong đó: CBQL: 02; Nữ: 0. Giáo viên: 21 ; Nữ: 13 Nhân viên: 02; Nữ: 01. - Tổng số Đảng viên: 10; Nữ: 5. - Số cán bộ tốt nghiệp TCCT: 01; Nữ: 0. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐH: 9; CĐ: 14; TC: 2. - Số đoàn viên kết nạp mới trong 5 năm qua: 7 - Số đoàn viên thuyên chuyển công tác trong 5 năm qua: 10. 2. Thuận lợi: Hoạt động Công đoàn của đơn vị thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của chi bộ nhà trường, của Công đoàn ngành cấp trên. - BCH bao gồm những đồng chí có nhiều tâm huyết với nhiệm vụ được giao, được đv tín nhiệm. - Đa số đoàn viên có ý thức tốt, chấp hành nghiêm túc chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt phong trào CNVC- LĐ và hoạt động Công đoàn. 3. Khó khăn: - Công đoàn trường mới được tách ra từ trường THPT Ba Tơ nên trong quá trình họat động còn gặp một số khó khăn nhất định. - Một số đoàn viên chưa an tâm công tác, nơi ở còn gặp nhiều khó khăn nên có ảnh hưởng đến công tác của bản thân, đơn vị. - Các đồng chí trong BCH, Tổ Công đoàn đảm nhận thêm các công tác kiêm nhiệm khác nên có ảnh hưởng nhất định đến công tác công đoàn ở đơn vị. II. Những kết quả, thành tích đạt được trong 5 năm ( 2006-2010): 1. Công tác phát động thi đua hàng năm của đơn vị (từ năm 2006-2010): BCH đã phối hợp với BGH nhà trường thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua: - Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”. 1 - Cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm”. - Cuộc vận động “Dân số kế hoạch hoá gia đình”. - Cuộc vận động xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hóa”. - Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung. - Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. - Phong trào thi đua “Hai tốt”; “ Hai giỏi”. - Phong trào “Xây dựng nhà giáo văn hóa”. - Phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”. - Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… 2. Kết quả đạt được: a. Công tác tuyên truyền giáo dục: Công đoàn chủ động phối hợp với nhà trường thường xuyên phát động các phong trào thi đua và đẩy mạnh các cuộc vận động trong ngành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: - Nghiêm túc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không có trường hợp nào vi phạm. Đội ngũ CBGV, NV đều có nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhận thức được vai trò và mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhiều đồng chí có ý thức tự học, tự rèn luyện để vươn lên. - Về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị: Tham gia tích cực các lớp học chính trị, Nghị quyết của Đảng do ngành và địa phương tổ chức; tổ chức sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan được thực hiện tốt. Kết quả không có CB, GV, NV nào vi phạm. Triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: Đơn vị tham gia học tập đầy đủ. Qua học tập đã có những chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Có phẩm chất, đạo đức tốt và có lối sống lành mạnh; không có cán bộ, giáo viên nào vi phạm về phẩm chất đạo đức nhà giáo. - Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”: được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân đồng tình ủng hộ. - Tham mưu, phối hợp với BGH nhà trường tranh thủ sự cho phép và chỉ đạo của cấp trên tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị được theo học các lớp học tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đúng với chuyên môn được đào tạo; tham gia học Đại học. Kết quả: 100% CBGV được tham gia tập huấn thay sách các lớp 6,7,8,9 theo đúng chuyên ngành và tập huấn sử dụng TBĐDDH, Hội thảo thay sách…tại Sở, Phòng Giáo dục. Phối hợp với nhà trường tổ chức tốt phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kĩ thuật, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kết quả, kinh nghiệm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trong những năm qua có 15 2 SKKN được Hội đồng nghiệm thu của nhà trường tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử dụng có hiệu quả ở đơn vị. - Thường xuyên tăng cường phối hợp với nhà trường phát động và tổ chức thực hiện các đợt thi đua, gắn liền nội dung thi đua với công tác dạy - học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phong trào thi đua “ Hai tốt ” chào mừng các ngày lễ lớn trong các năm học được tổ chức thường xuyên và được 100% CBGV, HS trong đơn vị tích cực tham gia, đạt kết quả cao. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở được đẩy mạnh, đã giữ chuẩn PCTHCS tính đến thời điểm tháng 11/2009. Về kết quả tham gia các Hội thi: Thi GVDG các cấp: Năm học Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh Ghi chú 2005-2006 08 01 01 2006-2007 / / / Không tổ chức cấp trường 2007-2008 12 6 3 2008-2009 7 4 / Không thi tỉnh 2009-2010 11 7 4 Tổng cộng 38 18 8 Thi HSG các cấp (cả các môn văn hóa và thi GTTMTCT): Năm học Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh Ghi chú 2005-2006 32 11 6 2006-2007 28 4 / 2007-2008 24 8 3 2008-2009 32 14 4 2009-2010 16 3 / Tổng cộng 132 40 13 Có được kết quả trên đây cho thấy sự cố gắng nổ lực phấn đấu của bản thân anh chị em giáo viên, kết quả trên cũng khẳng định được sự không ngừng phấn đấu vươn lên trong việc tự bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tiêu biểu có thầy Mai Xuân Dung, thầy Nguyễn Văn Thân, thầy Nguyễn Minh Văn, cô Huỳnh Thị Quỳnh Nga, cô Huỳnh Thị Hạ Quyên, cô Bùi Thị Tưởng, cô Trần Thị Ngọc Trang, thầy Trần Văn Hoàng, ; đồng thời cũng là sự cố gắng vận động của tổ chức Công đoàn trong việc phát động các phong trào thi đua trong đơn vị, sự ủng hộ, động viên kịp thời cả vật chất và tinh thần đối với anh chị em trong đơn vị. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cho đồng bào trên địa bàn cư trú, xét duyệt đề nghị cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Phong trào xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hoá”, “Cơ quan văn hóa” được CB,GV,CNV trong đơn vị hưởng ứng mạnh mẽ và đạt kết 3 quả tốt, toàn đơn vị không có gia đình sinh con thứ 3, 100% CBGV đã có gia đình, đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”, cơ quan đạt danh hiệu “Cơ quan văn hoá” nhiều năm liền. Công đoàn nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá tại khu dân cư, thực hiện tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần xây dựng cơ quan văn hoá; vận động tham gia phòng chống tệ nạn xã hội được đông đảo GV và HS tích cực lĩnh hội và thực hiện. Vận động CB,GV,CNV và HS tham gia bảo vệ thiên nhiên và các công trình phúc lợi Đoàn kết, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng một xã hội phát triển. - Đẩy mạnh giao lưu kết nghĩa với các đơn vị bạn: BCH công đoàn đã tổ chức 1 trận bóng đá giao hữu với công đoàn cơ sở trường THCS Ba Lế nhân ngày 30/4 và 1/5/2009. - Tham gia dự thi “Tìm hiểu 80 năm công đoàn Việt Nam và công đoàn Quảng Ngãi” , đạt giải Nhì cá nhân cấp huyện 1 đ/c ( có 26 bài dự thi); Tham gia viết bài dự thi tìm hiểu Luật đất đai; Phòng, chống bạo lực gia đình đầy đủ. - BCH đã vận động đoàn viên tham gia các hoạt động văn hoá TDTT do LĐLĐ huyện, phòng VHTT, Huyện đoàn tổ chức, kết quả đạt giải Nhì toàn đoàn trong hội thi TDTT năm 2007. Đạt giải Ba đơn nam và giải Ba đôi nam về cầu lông do LĐLĐ huyện tổ chức giải thi đấu lần thứ 3, nhân ngày 30/4, 1/5. - Tham gia hội thi kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do huyện uỷ Ba Tơ tổ chức, kết quả đạt giải Ba. b. Công tác Thi đua- Khen thưởng: - Công tác thi đua – khen thưởng có một vai trò quan trọng, chỉ thị 35- CT/TƯ của Bộ chính trị đã chỉ rõ: “Công tác Thi đua – Khen thưởng là động lực mạnh mẽ động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ đất nước”, Bác Hồ cũng đã dạy chúng ta: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hằng ngày”; với ý nghĩa, tác dụng của công tác thi đua - khen thưởng, công đoàn nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn cùng cấp, vận dụng sáng tạo các công văn, văn bản cấp trên, công tác thi đua khen thưởng được triển khai đến các tổ Công đoàn, hướng dẫn đoàn viên đăng kí thi đua ngay từ đầu năm học, xét thi đua khen thưởng đúng quy định đã động viên, cổ vũ kịp thời CB,GV, NV trong đơn vị nổ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Kết quả thi đua: Năm học Danh hiệu LĐTT Danh hiệu CSTĐ UBND huyện tặng GK Ghi chú SL TL% SL TL% SL TL% 2005-2006 15 53,57 / / / / 2006-2007 16 57,14 2 7,14 3 11,11 4 2007-2008 13 54,17 6 25 3 12,5 2008-2009 14 58,33 7 29,17 4 16,67 2009-2010 / / / / / / Tổng cộng 58 15 10 Tiêu biểu trong việc thực hiện các phong trào thi đua có các đồng chí: Cao Văn Chính, đ/c Lê Đức Thới; đ/c Nguyễn Văn Thân; đ/c Mai Xuân Dung; đ/c Trần Thị Kim Phượng; đ/c Nguyễn Thị Bé; đ/c Nguyễn Minh Văn; đ/c Huỳnh Thị Hạ Quyên; c.Công tác hoạt động xã hội: Công đoàn phối hợp với chuyên môn cùng cấp kêu gọi đoàn viên hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động xã hội mà ngành đã phát động như: Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ngày Vì người nghèo, ủng hộ thiên tai bão lụt Kết quả đạt được: - Nạp tiền xây dựng quỹ khuyến học Huyện : 2.832.500 đ - Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam: 1.200.000 đ - Ủng hộ giáo dục vùng sâu – vùng xa: 2.000.000 đ - Nạp quỹ trợ giúp đặc biệt cho công đoàn ngành: 2.240.000 đ - Giúp giáo viên đau, chết và mua vé số: 4.750.000 đ - Ủng hộ thi GVDG các cấp: 2.180.000 đ - Ủng hộ gia đình chính sách: 410.000 đ - Trồng keo ở vườn trường : 553.000 đ d. Công tác nữ công: Được sự quan tâm đặc biệt, hàng năm tổ chức triển khai thực hiện phong trào “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, các hoạt động kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ VN 20/10, Ngày gia đình Việt Nam 28/6 dưới các hình thức toạ đàm, tham quan du lịch, thi hái hoa dân chủ, thi nấu ăn được chị em tham gia nhiệt tình ,sôi nổi. Phong trào “Hai giỏi”: Tổ nữ công được sự quan tâm thường xuyên của công đoàn và nhà trường, có kế hoạch vận động, tổ chức cho chị em nữ trong đơn vị tích cực hoạt động thi đua yêu nước với các hoạt động: tham gia thi GVDG các cấp, thi tự làm và sử dụng ĐDDH tự làm,viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện tốt tác phong, xây dựng môi trường sư phạm trong sạch vững mạnh, đạt kết quả cao. Trong phong trào thi đua “Hai giỏi” đã có nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều dồng chí được Công đoàn ngành công nhận danh hiệu “Hai giỏi” và khen thưởng. Tiêu biểu có các đồng chí: Nguyễn Thị Bé, Trần Thị Kim Phượng, Huỳnh Thị Tạo, Huỳnh Thị Quỳnh Nga, Huỳnh Thị Hạ Quyên, Bùi Thị Tưởng, Trần Thị Ngọc Trang, e. Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. - Trong những năm qua 2006-2010, đã phát triển kết nạp được 7 đoàn viên , tổng số đoàn viên hiện có của đơn vị là: 24, BCH thường xuyên củng cố, kiện toàn từ các tổ công đoàn. 5 - Những công việc đã làm được nhằm đẩy mạnh xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh: + Quán triệt nghiêm túc tổ chức, hoạt động công đoàn sinh hoạt theo Điều lệ đã quy định. + Giữa công đoàn và lãnh đạo nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ, đã xây dựng quy chế làm việc cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn phát động các phong trào thi đua yêu nước như: Thi đua “Hai tốt”; thi đua “Hai giỏi”; thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”; xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hóa”; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; “Dân số kế hoạch hóa gia đình”; “Dân chủ hóa trường học”, các phong trào văn hóa, thể dục thể thao, hoạt động xã hội từ thiện, Đẩy mạnh việc thực hiện tốt các quy chế chuyên môn; đổi mới phương pháp dạy học, ý thức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, trong những năm qua đã có 7 đồng chí theo học các lớp Đại học và 5 đồng chí đã hoàn thành chương trình. + Tăng cường công tác chỉ đạo Ban TTND, Tổ nữ công thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua trong đơn vị. + Tổ chức hoạt động chăm lo đời sống của đoàn viên như thăm hỏi, ốm đau, hiếu hỉ, sinh đẻ Đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt đa dạng để kỉ niệm các ngày lễ trong năm. + Phối hợp với BGH thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách cho đoàn viên. * Kết quả thi đua hàng năm của công đoàn cơ sở: - Về xếp loại thi đua cá nhân: Năm học Xếp loại đoàn viên hằng năm Ghi chú ĐYC Khá Tích cực Xuất sắc 2005-2006 / 5 3 19 27 đoàn viên 2006-2007 2 5 1 19 27 đoàn viên 2007-2008 1 2 2 18 23 đoàn viên 2008-2009 2 5 5 15 27 đoàn viên Tổng cộng 5 17 11 71 - Về thi đua tập thể: Nhiều năm liền được công nhận là Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc. + Năm học 2005-2006 được Công đoàn giáo dục tỉnh tặng giấy khen: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm học 2005-2006. + Năm học 2006-2007 được LĐLĐ huyện tặng giấy khen: Đã có nhiều thành tích trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm học 2006- 2007. + Năm học 2008-2009 được LĐLĐ huyện tặng giấy khen: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm học 2008- 2009. 6 3. Bài học kinh nghiệm được đúc kết từ các phong trào thi đua: Thực hiện phong trào thi đua lần II (2006 – 2010) CĐCS Trường THCS TT Ba Tơ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc triển khai thực hiện các hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, VCLĐ. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho đoàn viên. Giáo dục cho đoàn viên ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ và quyền lợi đối với cá nhân, tập thể góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ từng năm học của đơn vị. Để hoàn thành tốt phong trào thi đua trong đơn vị thì trong công tác công đoàn cần phải: - Phải nắm chắc các văn bản pháp qui của Đảng và Nhà nước đối với tổ chức công đoàn như: Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Luật Công đoàn; Luật lao động và những văn bản dưới luật thì tổ chức công đoàn mới giữ được vai trò đại diện, là cơ sở pháp lý đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. - Thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của chi bộ Đảng và công đoàn cấp trên. Đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa công đoàn và chính quyền đồng cấp, dưới sự chỉ đạo của Chi ủy Chi bộ nhà trường; công đoàn thường xuyên tham mưu đề xuất các hoạt động của mình, tạo nên sự thống nhất trong tổ chức,sự đồng bộ trong các hoạt động phong trào. - Xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch kịp thời và đầy đủ, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, khách quan. - Biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của đoàn viên; quan tâm đến lợi ích hợp pháp của người lao động; phát động có hiệu quả các phong trào thi đua. Mở rộng quan hệ giao lưu, học hỏi ở các đơn vị bạn; đẩy mạnh việc đổi mới các hình thức sinh hoạt công đoàn theo hướng tích cực, thiết thực. - Đội ngũ cán bộ công đoàn phải có tâm huyết, nhiệt tình, có đủ năng lực trình độ và khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ công đoàn. III/Phương hướng phấn đấu của đơn vị và những kiến nghị đề xuất: 1. Phương hướng phấn đấu trong thời gian đến (2010 – 2015): a. Phương hướng chung: - Cùng với chuyên môn đồng cấp tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho đoàn viên; thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo, chống học sinh ngồi nhầm lớp” thành hành động thiết thực của mỗi cán bộ, đoàn viên, đẩy mạnh công tác khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vượt chuẩn, có phẩm chất cách mạng và năng lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Dân chủ - Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm”; “Xã hội hóa giáo dục”; “Dân chủ hóa trường học”; “Dân số KHHGĐ”; “Xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa”; các phong trào thi đua “Hai tốt”; “Hai giỏi” gắn với việc thực cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường 7 học thân thiện, học sinh tích cực” để xây dựng nề nếp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Đẩy mạnh hoạt động công đoàn, tham gia quản lý chuyên môn, quản lý đơn vị và các hoạt động chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên. - Tăng cường các hoạt động xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, mở rộng hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị bạn, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, chống và loại trừ các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. - Tăng cường công tác phát triển đoàn viên, giữ vững nề nếp sinh hoạt công đoàn; tiếp tục tham gia cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. b. Nhiệm vụ cụ thể: - Thực hiện tốt các chương trình hoạt động của công đoàn: + Chương trình 1: Tiếp tục nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên, đáp ứng yêu cầu “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”: + Chương trình 2: Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng tạo động lực nâng cao chất lượng hiệu quả GD&ĐT + Chương trình 3: Tổ chức tốt phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn trong ngành: + Chương trình 4: Tiếp tục đổi mới tư duy và hoạt động thực tiễn của CĐ, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. c. Các giải pháp chủ yếu: - Tranh thủ sự ủng hộ trong công tác lãnh đạo của Chi bộ Đảng, sự chỉ đạo của CĐGD huyện. -Tăng cường công tác phối hợp với BGH, với các đoàn thể khác trong đơn vị. - Xây dựng và tổ chức, triển khai kế hoạch hoạt động Công đoàn và phong trào cán bộ công chức – lao động đến từng đoàn viên. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác Công đoàn. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng chính xác, khách quan công bằng. d. Các chỉ tiêu cụ thể : - Hàng năm phấn đấu đạt CĐCS vững mạnh xuất sắc. - 100% đoàn viên Công đoàn có gia đình đạt gia đình nhà giáo văn hoá . - 90% trở lên nữ đoàn viên Công đoàn được công nhận “ Hai giỏi”. - Hàng năm phấn đấu đạt 60% trở lên GV dạy giỏi các cấp . 2. Kiến nghị đề xuất: 8 - Công đoàn cấp trên cần tăng cường tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn ở cơ sở. Nơi nhận: TM. BAN CHẤP HÀNH - CĐGD Ba Tơ (b/c); CHỦ TỊCH - Lưu. Nguyễn Văn Thân 9 . /BC-CĐCS Ba Tơ, ngày 8 tháng 4 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM PHONG TRÀO THI ĐUA ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN (2006-2010) I- Đặc điểm, tình hình: 1. Tình hình chung: Công đoàn cơ sở trường THCS TT Ba. quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của chi bộ nhà trường, của Công đoàn ngành cấp trên. - BCH bao gồm những đồng chí có nhiều tâm huyết với nhiệm vụ được giao, được đv tín nhiệm. - Đa số đoàn. phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ VN 20/10, Ngày gia đình Việt Nam 28/6 dưới các hình thức toạ đàm, tham quan du lịch, thi hái hoa dân chủ, thi nấu ăn được chị em tham gia nhiệt