BỆNH HỌC PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG (Kỳ 2) C. MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC TẠNG PHỦ KHÁC - Tạng Phế liên quan tới Phủ Đại trường theo quan hệ biểu lý. Trong đó Phủ Đại trường có chức năng chứa đựng và tống chất cặn bã (phân) ra ngoài. Mối liên quan này sẽ được vận dụng khi có 1 số chứng ở phế như sốt, ho, khó thở sẽ dùng thuốc tẩy xổ tác dụng đến Phủ Đại trường. Ngược lại, 1 số chứng táo bón chức năng mạn tính do Đại trường sẽ dùng những thuốc bổ, sinh tân dịch cho tạng Phế. - Tạng Phế liên quan đến Tỳ qua cơ sở Kinh dịch (Đoài: ao hồ, Khôn: đất), qua cơ sở ngũ hành (Tỳ Thổ sinh Phế Kim). Mối quan hệ này sẽ được vận dụng khi có 1 số bệnh táo do Tỳ hư sẽ dùng thuốc bổ vào Phế âm, cũng như 1 số bệnh gây ho nhiều đờm ở Phế lại được chữa theo hướng kiện Tỳ hóa đờm. - Tạng Phế liên quan đến tạng Thận qua cơ sở Kinh dịch (Đoài: ao hồ, Khảm: nước) và qua cở sở ngũ hành (Phế Kim sinh Thận thủy). Trong chức năng, chúng có mối liên quan như Thận chủ Thủy mà Phế lại hành Thủy (Phế thông điều thủy đạo). Do đó, khi có 1 số chứng phù thũng do Thận lại chữa theo cách tuyên thông Phế khí. Ngược lại, Phế chủ khí, Thận nạp khí. Cho nên 1 số bệnh ho hen được điều trị bằng thuốc bổ Thận. - Sau cùng là mối liên quan giữa Phế và Tâm theo chiều tương khắc (Tâm Hỏa khắc Phế Kim). Do đó, Tâm hỏa vượng cũng là nguyên nhân khái huyết. Ngoài ra, Tâm chủ huyết và Phế chủ khí, khí hành thì huyết hành, khí đến thì huyết đến, khí không đủ thì huyết không được sinh ra. Huyết hư thì khí cũng hư. II. NHỮNG HỘI CHỨNG BỆNH PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG 1. Phế âm hư a. Nguyên nhân: - Bệnh lâu ngày có nhiệt làm hao tổn Phế dịch. - Do Thận âm hư đưa đến (tử đạt mẫu khí). b. Bệnh sinh: Phế âm hư dẫn đến: - Sinh nhiệt: gò má đỏ, phiền nhiệt. - Hư hỏa làm bức huyết. - Phế dịch giảm: ho khan, khô khát. - Phế khí suy giảm: khó thở, đoản hơi. c. Triệu chứng lâm sàng: - Ho khan, ho có đờm hoặc máu, cổ họng khô, ngực nóng, miệng khô, khát nước. Hô hấp ngắn, nói khó, tiếng nói thô ráp. - Hai gò má đỏ. Sắc mặt hồng, người bức rức. Sốt hoặc cảm giác nóng, sốt về chiều hoặc về đêm, lòng bàn tay nóng. - Đạo hãn, táo bón. Nước tiểu sẫm màu (vàng đỏ hoặc đục), tiểu sẻn. - Lưỡi khô đỏ, rêu trắng khô. Mạch nhanh nhỏ, tế sác, vô lực. d. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp: - Lao phổi. - Ung thư phế quản phổi. e. Pháp trị: Dưỡng Phế âm. f. Phương dược: Bài thuốc Nhất âm tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc toàn thư). Phân tích bài thuốc: (Pháp Thanh) Vị thuốc Dược lý YHCT Vai trò của các vị thuốc Mạch môn Ngọt, hơi đắng, hơi lạnh, vào Phế, Vị, Tâm. Hạ sốt, nhuận phế , sinh tân Quân Sinh địa Hàn, ngọt, đắng vào Tâm, can, Thận. Thanh nhiệt, nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết Thần Địa cốt bì Ngọt, hơi đắng, tính hàn vào Can, Thận, Phế. Thanh Phế nhiệt, chỉ khái, chữa Can uất hỏa gây huyễn vựng, điều trị cốt chưng, ra mồ hôi. Thần Bạch thược Đắng, chát, chua vào Can, Tỳ, Phế. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu. Tá Tri mẫu Vị đắng, lạnh. Tư Thận, bổ thủy tả hỏa, hạ thủy, ích khí Tá Cam thảo Ngọt ôn. Vào 12 kinh. Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc. Sứ . BỆNH HỌC PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG (Kỳ 2) C. MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC TẠNG PHỦ KHÁC - Tạng Phế liên quan tới Phủ Đại trường theo quan hệ biểu lý. Trong đó Phủ Đại trường có chức năng. - Bệnh lâu ngày có nhiệt làm hao tổn Phế dịch. - Do Thận âm hư đưa đến (tử đạt mẫu khí). b. Bệnh sinh: Phế âm hư dẫn đến: - Sinh nhiệt: gò má đỏ, phiền nhiệt. - Hư hỏa làm bức huyết. -. huyết và Phế chủ khí, khí hành thì huyết hành, khí đến thì huyết đến, khí không đủ thì huyết không được sinh ra. Huyết hư thì khí cũng hư. II. NHỮNG HỘI CHỨNG BỆNH PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG 1. Phế âm