Kinh nghiệm làm bài test phỏng vấn lúc đi xin việc Hiện nay, để tuyển dụng cho các vị trí quan trọng, nhiều công ty lớn áp dụng hình thức kiểm tra bằng phương pháp làm bài trắc nghiệm (test). Nhưng phần lớn các cuộc kiểm tra chỉ đạt khoảng 30% yêu cầu. Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự, hình thức làm bài trắc nghiệm hiện đang được nhiều công ty áp dụng. Kết quả cho thấy rất nhiều ứng viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức bài làm, xử lý yêu cầu, nhận diện đề bài, phân bố thời gian Chúng tôi đã tổng hợp những kinh nghiệm dưới đây của các chuyên gia nhân sự trong và ngoài nước nhằm góp phần giúp ứng viên cải thiện những kỹ năng thực hiện bài test. - Khi đã nhận dạng được thể loại đề bài và làm quen với cấu trúc của bài test, phải chú ý đến thời lượng làm bài cho phép (thường là dưới 30 phút) để phân bố và sử dụng chúng hợp lý. - Ðọc các hướng dẫn một cách cẩn thận để hiểu chính xác yêu cầu của đề. Không nên vội vã vì sẽ dễ dàng bỏ qua những hướng dẫn quan trọng. Ðừng bao giờ đọc qua loa một câu hỏi hoặc bất kỳ một câu trả lời nào. - Ðối với câu hỏi multiple-choice, làm ngay câu mà bạn chắc chắn là đúng trước, sau đó, làm các câu khó hơn. Khi các câu hỏi có cùng “trọng lượng” như nhau thì không nên dành nhiều thời giờ cho một câu. Nên trả lời càng nhiều câu càng tốt, nhưng tránh suy đoán bừa bãi. - Ðiểm số của ứng viên sẽ được tính bằng số câu trả lời đúng trừ đi số câu trả lời sai. Cho nên, không phải cứ suy đoán rồi trả lời “đại trà” là sẽ có thêm nhiều điểm. Tốt nhất nên dùng phương pháp loại trừ dần, còn nếu chẳng biết gì về một câu hỏi nào đó, nên bỏ qua nó. Số câu hỏi bị bỏ qua (không trả lời) sẽ không bị trừ điểm. - Ðối với dạng đề bài lý luận phê bình, nên dành vài phút suy nghĩ về các câu hỏi và lập kế hoạch trả lời trước khi làm bài. “Chăm sóc” cho việc tổ chức ý tưởng và triển khai chúng một cách đầy đủ, nhưng cũng nhớ dành thời gian để đọc lại bài xem có điều gì cần thêm, bớt hay không. - Ðối với dạng viết phân tích, ứng viên phải có phần trả lời riêng cho từng bài, nhớ làm bài vào phần giấy đi kèm, không được ghi phần trả lời trên đề bài. Các dạng đề "trắc nghiệm" thường gặp: Dạng đề bài có nhiều đáp án (Multiple-choice Questions): Thời gian cho phép khi làm bài test có dạng câu hỏi này là từ 25 đến 30 phút. Với một câu hỏi được đưa ra nhưng có từ 3 đến 5 câu trả lời, ứng viên chỉ được phép chọn một câu đúng nhất. Dạng này đòi hỏi ứng viên có thêm kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực. Dạng đề bài thừa dữ liệu (Data Sufficiency): Nhằm kiểm tra khả năng phân tích toán học, nhận biết thông tin nào liên quan và cần thiết để quyết định giả thiết nào là đủ để trả lời. Mỗi đề có 1 câu hỏi và hai giả thiết đặt tên là (1) và (2) gồm những thông tin bổ sung. Ứng viên phải quyết định thông tin đã cho hoặc là (1) hoặc là (2) đã đủ để trả lời câu hỏi hay không, không được chọn cả hai. Dạng đề bài đọc hiểu (Reading Comprehension): Mục đích là đánh giá khả năng am hiểu, phân tích, ứng dụng thông tin và các khái niệm dưới dạng viết. Ứng viên phải trả lời những câu hỏi mang tính chất lý giải, ứng dụng và suy luận. Bài đọc thường dài chừng 350 từ, đề cập đến những chủ đề về khoa học xã hội, khoa học vật lý, sinh học và những lĩnh vực liên quan đến kinh doanh. Dạng đề bài lý luận phê bình (Critical Reasons): Kiểm tra khả năng lý luận của ứng viên về các vấn đề đang tranh cãi, các lý luận đang được xem xét hoặc các kế hoạch hành động. Hầu hết các câu hỏi dựa trên các lý lẽ riêng biệt hoặc theo loạt các ý tưởng mang tính chất xâu chuỗi. Những tư liệu trong các câu hỏi được lấy từ nhiều nguồn. Dạng đề bài sửa chữa câu (Sentence Correction): Ðánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của ứng viên, đòi hỏi ứng viên phải thành thục những quy ước về văn phong và nguyên tắc ngữ pháp của cách viết tiếng Anh tiêu chuẩn và thể hiện cách diễn đạt chính xác, hiệu quả. Câu trả lời đúng nhất cần phải rõ ràng, không vụng về, mơ hồ, thừa thãi và mắc lỗi ngữ pháp. Dạng đề bài viết phân tích (Analytical Writing Assessments): Dạng này trực tiếp đánh giá khả năng tư duy mang tính tranh luận và khả năng tổng hợp ý tưởng. Với 2 bài tập viết trong thời gian 30 phút, ứng viên phải phân tích một vấn đề hoặc một quan điểm, sau đó giải thích quan điểm cá nhân bằng cách dùng những luận điểm, luận chứng có liên quan theo kinh nghiệm, sự quan sát và kiến thức của mình. Theo Mạng Việc Làm . Kinh nghiệm làm bài test phỏng vấn lúc đi xin việc Hiện nay, để tuyển dụng cho các vị trí quan trọng, nhiều công ty lớn áp dụng hình thức kiểm tra bằng phương pháp làm bài trắc nghiệm (test) chuyên viên tư vấn nhân sự, hình thức làm bài trắc nghiệm hiện đang được nhiều công ty áp dụng. Kết quả cho thấy rất nhiều ứng viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức bài làm, xử lý yêu. một vấn đề hoặc một quan đi m, sau đó giải thích quan đi m cá nhân bằng cách dùng những luận đi m, luận chứng có liên quan theo kinh nghiệm, sự quan sát và kiến thức của mình. Theo Mạng Việc