Cuộc chiến tranh lạnh

21 550 5
Cuộc chiến tranh lạnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến tranh Lạnh Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan (trái) và Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev gặp nhau năm 1985. Một phần của một loạt bài về Chiến tranh Lạnh Những nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Lạnh Thế chiến II Các hội nghị thời chiến Khối Đông Âu Bức màn sắt Chiến tranh Lạnh (1947-1953) Chiến tranh Lạnh (1953-1962) Chiến tranh Lạnh (1962-1979) Chiến tranh Lạnh (1979-1985) Chiến tranh Lạnh (1985-1991) Chiến tranh Lạnh (1945–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh uỷ nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian. Dù là các đồng minh chống lại Phe trục, Liên xô, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp đã không đồng thuận trong và sau Thế chiến II, đặc biệt về việc thiết lập thế giới thời hậu chiến. Khi cuộc chiến kết thúc, họ chiếm hầu hết châu Âu, với việc Hoa Kỳ và Liên xô là các lực lượng quân sự mạnh nhất. Liên xô lập ra Khối Đông Âu với các quốc gia Đông Âu mà họ chiếm đóng, sáp nhập một số trở thành Các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết và duy trì các quốc gia khác như nước vệ tinh của mình, một số nước trong số đó sau này được củng cố vào Khối hiệp ước Warsaw (1955–1991). Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu thành lập chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản như là chính sách phòng vệ của họ, và lập ra các liên minh (ví dụ NATO, 1949) cho mục đích đó. Nhiều quốc gia trong số đó cũng tham gia vào kế hoạch tái thiết châu Âu, đặc biệt là Tây Đức, vốn bị Liên xô phản đối. Ở những nơi khác, tại Mỹ Latinh và Đông Nam Á, Liên xô ủng hộ các cuộc các mạng cộng sản, bị nhiều nước phương tây và đồng minh trong vùng của họ phản đối; một số nước tìm cách hạ thấp, với những kết quả khác nhau. Một số nước liên kết với NATO và Khối hiệp ước Warsaw, tuy thế các khối của những quốc gia không liên kết cũng xuất hiện. Cuộc chiến tranh Lạnh có đặc điểm ở những giai đoạn khá yên tĩnh và những giai đoạn căng thẳng lên cao trong quan hệ quốc tế – cuộc Phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin năm 1961, Chiến tranh Việt nam (1959–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989), và những cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO vào tháng 11 năm 1983. Cả hai phía đã tìm cách làm giảm các căng thẳng chính trị và tránh một cuộc tấn công quân sự trực tiếp, vốn dường như sẽ dẫn tới một sự tiêu diệt có đảm bảo từ hai phía với các loại vũ khí hạt nhân. Trong thập niên 1980, Hoa Kỳ tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế chống lại Liên xô, vốn đang ở tình trạng trì trệ kinh tế. Sau đó, Tổng thống Liên xô Mikhail Gorbachev đưa ra những cuộc cải cách tự do perestroika ("tái cơ cấu", "xây dựng lại", 1987) và glasnost ("mở cửa", khoảng năm 1985). Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khiến Hoa Kỳ còn lại là cường quốc quân sự có vị thế thống trị, và Nga sở hữu hầu hết kho vũ khí hạt nhân của Liên xô. Nguồn gốc thuật ngữ Việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ Chiến tranh Lạnh [1] miêu tả những căng thẳng địa chính trị thời hậu Thế chiến II giữa Liên bang Xô viết và các Đồng minh Tây Âu của họ được gán cho Bernard Baruch, một nhà tài chính và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ. [2] Tại Nam Carolina, ngày 16 tháng 4 năm 1947, ông đã có bài phát biểu (theo nhà báo Herbert Bayard Swope) [3] nói rằng, “Hãy để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh.” [4] Nhà báo Walter Lippmann đã làm cho thuật ngữ được biết đến rộng rãi, với cuốn sách Cold War (1947). [5] Trước đó, trong cuộc chiến, George Orwell đã sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh trong tiểu luận “You and the Atomic Bomb” (Bạn và quả bom nguyên tử) được xuất bản ngày 19 tháng 10 năm 1945, trên tờ Tribune của Anh. Suy ngẫm về một thế giới sống dưới bóng của một mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, ông đã cảnh báo về một “nền hoà bình không có hoà bình”, mà ông gọi là một cuộc “chiến tranh lạnh” thường trực, [6] Orwell đã trực tiếp đề cập tới cuộc chiến tranh đó như là một sự đối đầu ý thức hệ giữa Liên bang Xô viết và các cường quốc phương Tây. [7] Hơn nữa, trong tờ The Observer xuất bản ngày 10 tháng 3 năm 1946, Orwell đã viết rằng “. . . [s]au hội nghị Moscow vào tháng 12 vừa rồi, Nga đã bắt đầu thực hiện một cuộc ‘chiến tranh lạnh’ với Anh và Đế chế Anh.” [8] Bối cảnh Bài chi tiết: Các nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Lạnh Xem thêm thông tin: Lo sợ Đỏ Quân đội Mỹ tại Vladivostok, tháng 8 năm 1918, khi Đồng Minh can thiệp vào cuộc Nội chiến Nga Đã có một sự bất đồng trong giới sử học về điểm khởi đầu của Chiến tranh Lạnh. Trong khi hầu hết các nhà sử học coi nó bắt nguồn từ giai đoạn ngay sau Thế chiến II, những người khác cho rằng nó bắt đầu vào gần cuối Thế chiến I, dù những căng thẳng giữa Đế chế Nga, và các quốc gia châu Âu khác cùng Hoa Kỳ có từ giữa thế kỷ 19. [9] Như một hậu quả của cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917 tại Nga (tiếp đó là sự rút lui của nước này khỏi Thế chiến I), nước Nga Xô viết cảm thấy mình bị cô lập khỏi quan hệ ngoại giao quốc tế. [10] Lãnh tụ Vladimir Lenin đã nói rằng Liên bang Xô viết bị bao vây bởi một "vòng vây tư bản thù địch", và ông coi ngoại giao là một vũ khí để khiến các kẻ thù của Liên xô bị chia rẽ, bắt đầu với việc thành lập Quốc tế Cộng sản Xô viết, kêu gọi những cuộc nổi dậy cách mạng ở nước ngoài. [11] Lãnh tụ sau đó Joseph Stalin, người coi Liên bang Xô viết là một "hòn đảo xã hội chủ nghĩa", đã nói rằng Liên xô phải thấy rằng "vòng vây chủ nghĩa tư bản hiện tại sẽ bị thay thế bởi một vòng vây xã hội chủ nghĩa." [12] Ngay từ năm 1925, Stalin đã nói rằng ông coi chính trị quốc tế là một thế giới lưỡng cực trong đó Liên bang Xô viết sẽ thu hút các quốc gia đang hướng theo chủ nghĩa xã hội và các quốc gia tư bản sẽ thu hút các quốc gia đang hướng theo chủ nghĩa tư bản, trong khi thế giới đang ở trong một giai đoạn "bình ổn tạm thời của chủ nghĩa tư bản" trước sự sụp đổ cuối cùng của nó. [13] Nhiều sự kiện đã làm gia tăng sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau giữa các cường quốc phương tây và Liên xô: sự thách thức của những người Bolsheviks với chủ nghĩa tư bản; [14] việc Liên xô tài trợ tổng đình công của công nhân Anh năm 1926 dẫn tới việc ngừng quan hệ giữa hai nước; [15] Tuyên bố năm 1927 của Stalin rằng sự cùng tồn tại hoà bình với "các quốc gia tư bản . . . đang trôi dần vào quá khứ"; [16] những cáo buộc bí ẩn trong phiên xử án mẫu Shakhty về một cuộc đảo chính đã được lập kế hoạch do Pháp và Anh chỉ đạo; [17] cuộc Đại thanh trừng gây ra một loạt các chiến dịch đàn áp chính trị và truy tố trong đó hơn nửa triệu người Liên xô đã bị hành quyết; [18] những vụ xử án điểm Moscow gồm cả những cáo buộc gián điệp của Pháp, Anh, Nhật và Đức; [19] cái chết gây tranh cãi của 6-8 triệu người tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina trong nạn đói Ukraina tháng 3 năm 1932; phương Tây ủng hộ Bạch vệ trong cuộc Nội chiến Nga; Hoa Kỳ từ chối công nhận Liên xô cho tới tận năm 1933; [20] và việc Liên xô tham gia Hiệp ước Rapallo. [21] Những việc này làm trở ngại các quan hệ Xô-Mỹ và là một vấn đề gây lo ngại dài lâu với các lãnh đạo ở cả hai nước. [9] Thế chiến II và thời kỳ hậu chiến (1939–47) Bài chi tiết: Những nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Lạnh Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (1939-41) Xem thêm thông tin: Hiệp ước Molotov-Ribbentrop và Quan hệ kinh tế Phát xít- Liên xô Quan hệ của Liên xô với phương Tây càng xấu đi khi, một tuần trước khi Thế chiến II nổ ra, Liên bang Xô viết và Đức ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, với một thoả thuận bí mật phân chia Ba Lan và Đông Âu giữa hai nước. [22] Bắt đầu một tuần sau đó, vào tháng 9 năm 1939, Đức và Liên xô phân chia Ba Lan và phần còn lại của Đông Âu thông qua một loạt các cuộc xâm lược vào các nước đã được nhượng cho nhau theo Hiệp ước. [23][24] Trong một năm rưỡi tiếp theo, họ đã tham gia vào một mối quan hệ kinh tế trên diện rộng, trao đổi với nhau các vật liệu tối cần thiết cho cuộc chiến tranh [25][26] cho tới khi Đức phá vỡ Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược Liên xô qua lãnh thổ hai quốc gia đã bị phân chia từ trước. [27] Đồng minh chống Phe trục (1941-45) Xem thêm thông tin: Mặt trận phía Đông (Thế chiến II), Mặt trận phía Tây (Thế chiến II), và Lend-Lease Trong nỗ lực chiến tranh chung của mình, bắt đầu từ năm 1941, người Liên xô nghi ngờ rằng người Anh và người Mỹ đã âm mưu để người Liên xô phải chịu gánh nặng chiến đấu chống Phát xít Đức. Theo quan điểm này, các Đồng minh phương Tây đã cố tình trì hoãn việc mở một mặt trận chống Phát xít thứ hai nhằm chỉ tham chiến ở thời điểm cuối cùng và đặt ra những quy định cho hoà bình. [28] Vì thế, những nhận thức của Liên xô về phương Tây đã để lại một sự căng thẳng ngầm và thù địch mạnh giữa các cường quốc Đồng Minh. [29] Hậu chiến và những mâu thuẫn ban đầu Hội nghị Yalta Hội nghị Yalta, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945, là cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill và Chủ tịch Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin ở Yalta (thuộc bán đảo Crimea, Liên Xô). Nội dung của cuộc họp để bàn về tương lai hậu chiến của Đức và Ba Lan, cũng như việc tham chiến của Liên Xô ở mặt trận Thái Bình Dương. Bộ ba Anh - Mỹ - Liên Xô đồng ý chia nước Đức dưới sự kiểm soát của Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô. Sau này ba phần của Anh, Mỹ, Pháp được nhập lại thành Tây Đức và phần của Liên Xô được gọi là Đông Đức. Stalin yêu cầu Đức bồi thường 20 tỷ đô la tiền chiến phí, nhưng bị bác bỏ tại hội nghị. Ba nhà lãnh đạo phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai Lúc này, dù sao chiến tranh vẫn diễn ra ở mặt trận Thái Bình Dương (chủ yếu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật). Roosevelt gợi ý Stalin tuyên chiến với Nhật, giúp Mỹ đánh đổ phát xít Nhật. Stalin đồng ý. Ba Lan, dưới sự chi phối của Hồng quân Liên Xô, có lẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Trong hội nghị, Stalin bác bỏ thỉnh cầu mang chính quyền Ba Lan về trạng thái trước thế chiến. Theo Stalin, Liên Xô sẽ cung cấp an ninh cần thiết cho Ba Lan. Ông đồng ý cho Ba Lan bầu cử tự do dựa trên nền tảng chính quyền cộng sản. Sự thành lập của Liên Hiệp Quốc Cũng tại hội nghị Yalta, bộ ba đồng ý thành lập Liên Hiệp Quốc. Một tổ chức tương tự Hội Quốc Liên cũng đã được thành lập sau Thế chiến thứ nhất, nhưng không hiệu quả về sau - có nhiều ý kiến cho rằng lý do là ở chỗ Mỹ không tham gia. Mục đích chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là bảo đảm an ninh thế giới. Xem thêm: Liên Hiệp Quốc Nhiệm kỳ của Truman Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đột ngột qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Phó tổng thống Harry S. Truman lên thế (chú ý rằng đường lối của Truman ảnh hưởng nhiều đến cách chính sách của Mỹ thời hậu chiến và trong Chiến tranh Lạnh). Hội nghị Potsdam Truman gặp Stalin lần đầu là ở Hội nghị Potsdam (ngoại ô của Berlin) vào tháng 7 năm 1945. Đại diện cùa Anh lúc này là Clement Attlee, vừa đắc cử Thủ tướng ở Anh. Hội nghị nhấn mạnh các vấn đề được đưa ra ở Hội nghị Yalta, trong đó có các vấn đề về tương lai của Đức và Ba Lan. Stalin tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại chiến tranh. Truman nhắc lại lời hứa hẹn của Stalin về bầu cử tự do tại Ba Lan. Ở hội nghị, Truman cũng tuyên bố bom nguyên tử đã được thử nghiệm ở New Mexico, Stalin - mặc dù đã biết điều này thông qua các gián điệp ở Mỹ - gật đầu. Bom nguyên tử có ý nghĩa lớn đối với Chiến tranh Lạnh, trong đó là sự chạy đua công nghệ nguyên tử giữa Mỹ và Liên Xô. Bom nguyên tử cũng được dùng đầu tiên trong chiến tranh ở Nhật theo yêu cầu của Truman. Quan điểm của Liên Xô Sau khi mất gần 22 triệu người trong cuộc chiến, Liên Xô muốn thành lập các quốc gia vệ tinh xung quanh họ vì vấn đề an ninh. Ngoài ra, một trong những mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa cộng sản là lan tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, loại bỏ chủ nghĩa tư bản, và nhiệm vụ của đảng cộng sản là thúc đẩy sự lan truyền đó. Stalin bác bỏ những sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Vì nếu làm ngược lại, mô hình chung ông đang đóng góp vào sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Stalin ủng hộ sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu và châu Á sau này. Liên bang Xô Viết và sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản Trong Thế chiến thứ hai, Hồng quân Liên Xô giúp các nước Đông Âu thoát khỏi quân phát xít, đồng thời chính quyền theo đường lối cộng sản cũng được thiết lập tại các nước này. Albania và Bulgaria Ở Albania, lực lượng cộng sản bị loại trừ vào những năm chiến tranh, sau này được Stalin thiết lập lại. Khi bầu cử diễn ra các năm sau đó, những nhà lãnh đạo chống cộng bị giữ im lặng. Ở Bulgaria, chủ nghĩa cộng sản được thiết lập từ năm 1944 đến 1948. Tiệp Khắc Tiệp Khắc có truyền thống chống lại chủ nghĩa cộng sản từ trước thế chiến. Trong cuộc bầu cử tự do năm 1946, các người lãnh đạo cộng sản giành được 40% tổng số. Sau này các đảng viên lên thay thế nhiều vị trí trong bộ Công an, cùng với sự hỗ trợ của Liên Xô, họ tổ chức các cuộc xách động, đình công v.v. Đến năm 1948, Tiệp Khắc trở thành một nước vệ tinh của Liên Xô. Hungary và Romania Cuối năm 1945, tại Hungary các người cộng sản thất bại trong cuộc bầu cử, các lực lượng Xô Viết vẫn được giữ lại. Họ yêu cầu đưa đảng cộng sản lên nắm bộ Công an. Việc bắt bỏ những phần tử chống cộng có thể đã giúp các người cộng sản lên nắm chính quyền vào cuộc tái bầu cử năm 1947. Hồng quân Liên Xô cũng được lưu lại ở Romania. Năm 1945, vua của Romania bị buộc phải phong quyền thủ tướng cho một người cộng sản, hai năm sau nhà vua bị buộc phải thoái vị. Tây Đức Các nhà lãnh đạo Đồng Minh muốn giúp Đức xây dựng lại đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tuy nhiên Stalin, theo như ý ông, cho thiết lập chính quyền toàn quyền ở Tây Đức để nước Đức không thể là mối hiểm họa nữa (*). Phần Lan và Nam Tư Phần Lan được giữ độc lập với Liên Xô và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. 1948, Phần Lan ký ràng buộc không can thiệp chuyện ngoại quốc. Nam Tư cũng tương đối độc lập khỏi sự ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên quốc gia này dưới sự lãnh đạo của một nhà toàn quyền với tên Josip Broz, hay còn được biết đến như là Tito. 1948, Stalin muốn lật đổ Tito, nhưng thất bại. Bức màn Sắt Trong một bài diễn văn vào tháng 2 năm 1946. Stalin khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sẽ bị đánh đổ. Mặc dù sẽ phải trải qua nhiều năm trước khi có đủ lượng vũ trang để đối đầu với Mỹ, Liên Xô vẫn cố ráo riết thúc đẩy sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản bằng cách thiết lập nền tảng ở các nước Tây Âu. Một tháng sau, để đáp trả, Winston Churchill (lúc này không còn là thủ tướng, nhưng vẫn là một nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong chính trị Anh) đưa ra ý kiến phản bác lại Stalin, và sự thành lập "Bức màn Sắt" là một biểu tượng cho sự chia cắt giữa hai hệ tư tưởng đối nghịch nhau ở châu Âu lúc này. Churchill cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ngăn chặn Stalin lôi các nước vào bên kia của bức màn, nơi chủ nghĩa cộng sản đang ngự trị. Chính sách của Mỹ Sau một bài phân tích của George Kennan, một nhà chính trị Mỹ ở Moskva, nội dung chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản không thể bị đánh đổ một cách nhanh chóng, Mỹ thừa nhận việc thất bại của các nước Đông Âu vào tay của Liên Xô. Nhưng đồng thời cũng thúc dục những hành động giúp đẩy khỏi Tây Âu, kể cả ở Liên Xô. Mặc dù vậy, quan điểm của Kennan coi chủ nghĩa cộng sản như là "một hạt giống với mầm mống tự hủy" và sẽ tự sụp đổ. Chính sách Truman 12 tháng 3 năm 1947, đây là thời điểm cho Truman thực thi các chính sách của Mỹ. Từ năm 1945, Liên Xô đã đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời nội chiến diễn ra ở Hy Lạp có sự can thiệp của chủ nghĩa cộng sản đem đến nguy cơ hai nước này có thể sẽ trở thành hai nước vệ tinh của Liên Xô. Sau những tổn thất của cuộc chiến, Anh không còn khả năng viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỷ. Anh gợi ý Mỹ hỗ trợ họ. Trong Chính sách Truman, vai trò lãnh đạo thế giới được giao cho Mỹ chính sách này vô hình chung đẩy Mỹ vào các hành động trong cuộc chiến này. "Hầu như mọi quốc gia đều phải chọn những cách sống khác nhau. Và sự lựa chọn thường không phải là một sự lựa chọn tự do. Một cách là dựa vào ý muốn của số đông Cách thứ hai là dựa vào ý muốn của số ít một cách bắt buộc Tôi tin tưởng rằng các đường lối của Mỹ là ủng hộ những con người tự do, những người đang chống lại sự phụ thuộc theo số ít (có vũ trang) hoặc bằng áp lực. Tôi tin tưởng rằng chúng ta phải giúp đỡ những con người tự do để họ quyết định số phận của mình bẳng những cách riêng của họ." Chiến tranh Lạnh được "hâm nóng lên" Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki là một sự kiện rất quan trọng trong Thế chiến thứ hai và trong Chiến tranh Lạnh. Quan trọng ở chỗ nó mở ra một thời kỳ nguyên tử với sự xuất hiện của vũ khí tàn phá lớn. Nó cũng mở ra cuộc chạy đua về công nghệ nguyên tử gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô. Kế hoạch Marshall Sở dĩ Thế chiến thứ hai nổ ra cũng là do những kết quả của Thế chiến thứ nhất, là nghèo đói và thiếu ổn định về kinh tế ở các nước châu Âu. Để không tái diễn hiện trạng này, George C. Marshall phát thảo bản Kế hoạch Marshall, ủng hộ sự thành lập các chương trình phục hồi kinh tế cho châu Âu bằng cách gia cố nền dân chủ và nền thương mại tự do ở châu Âu sẽ giúp khắc phục các khó khăn, mở thị trường ra khắp thế giới. Trong bài diễn văn ở Đại học Harvard vào tháng 6 năm 1947, Marshall phát biểu: "Đây là một điều logic khi nước Mỹ nên làm bất cứ điều gì nó có thể để giúp đỡ nền kinh tế thế giới, đem lại trạng thái lành mạnh cho nó. Chính sách của chúng ta không chống lại một đất nước hay một chính sách nào khác. Chính sách của chúng ta chống lại nghèo đói, suy sụp, và hỗn lọan " Cùng với Chính sách Truman, Kế hoạch Marshall nhấn mạnh sự tự do trong kinh tế và sự viện trợ của Mỹ sẽ khắc phục các khó khăn lúc bấy giờ. Viện trợ cho Tây Berlin Hiểu rằng Stalin sẽ không đồng ý thống nhất nước Đức, ba nước Anh-Pháp-Mỹ quyết định nhập ba vùng phụ thuộc vào, thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (không phải Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay), hay còn gọi là Tây Đức. Liên Xô thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, dười sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Thủ đô của Đức – Berlin - tuy nằm trong lãnh thổ Đông Đức, bị chia cắt thành hai: Đông Berlin là thủ đô của Đông Đức và Tây Berlin là thủ đô của Tây Đức. Tuy nhiên, hàng trăm ngàn người bỏ trốn từ các nước Đông Âu sang Đông Berlin, rồi lần sang Tây Berlin và từ đó đi máy bay sang các nước như Mỹ, Canada hoặc Tây Âu để tìm tự do. Stalin quyết định đóng con đường trốn chạy này và đóng các con đường giao thông vào Tây Berlin. Cuộc bủa vây này gây ra sự thiếu hụt lương thực và đồ tiêu dùng cho 2,5 triệu người ở Tây Berlin. Truman không muốn đe dọa vũ trang để mở lại các mối giao thông vào Tây Berlin mà ông cũng không muốn Tây Berlin rơi vào tay của Liên Xô. Cho nên Truman quyết định các chiến dịch viện trợ cho Tây Berlin bằng cách thả hàng viện trợ xuống từ trên không. [...]... phục, hàng triệu người đã chết trong các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm của các siêu cường trên khắp thế giới, đáng kể nhất là tại Đông Nam Á.[63] Đa số các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm và các khoản viện trợ cho các cuộc xung đột địa phương đã chấm dứt cùng với Chiến tranh Lạnh, những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, các cuộc chiến tranh sắc tộc, các cuộc chiến tranh cách mạng, cũng như số người tị nạn... triển các khinh khí cầu gián điệp, đĩa bay (Kế họach Mogul ) Chiến tranh Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh Kết quả tại chiến tranh Việt Nam thể hiện được một phần của cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên điều này không được thể hiện rõ ràng vì đây ngoài cuộc chiến giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và tư bản xã hội ra còn thể hiện là một cuộc chiến thống nhất dân tộc Miền Bắc đi theo con đường xã hội chủ... cách mạng, cũng như số người tị nạn và những người phải rời bỏ nhà cửa trong các cuộc khủng hoảng đã giảm mạnh ở những năm sau cuộc Chiến tranh Lạnh. [64] Không một huy chương chiến dịch riêng biệt nào đã được tạo ra cho cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên, vào năm 1998, Quốc hội Hoa Kỳ đã cấp Chứng nhận Ghi công thời Chiến tranh Lạnh "cho mọi thành viên các lực lượng vũ trang và những nhân viên dân sự của... Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, được định nghĩa là từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 tới ngày 26 tháng 12 năm 1991." [65] Tuy nhiên, di sản của cuộc Chiến tranh Lạnh không phải luôn dễ dàng bị xoá bỏ, bởi nhiều căng thẳng kinh tế và xã hội đã bị khai thác làm lý do cho cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh ở nhiều nơi thuộc Thế giới thứ ba vẫn còn sâu sắc.[14]... xác cuộc Chiến tranh Lạnh là gì, các nguồn gốc cuộc xung đột là gì, và làm sao để gỡ rối các hình mẫu hành động và phản ứng giữa hai bên.[14] Dù những giải thích về nguồn gốc cuộc xung đột trong các cuộc tranh luận hàn lâm là phức tạp và trái ngược, nhiều trường phái tư tưởng chính về chủ đề có thể được xác định Các nhà sử học thường nói về ba cách tiếp cận khác nhau tới việc nghiên cứu Chiến tranh Lạnh: ... hiện các cuộc cải cách kinh tế kiểu tư bản trong thập niên 1990, nó đã phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính và một thời gian giảm phát nghiêm trọng hơn Hoa Kỳ và Đức từng phải đối mặt trong cuộc Đại giảm phát.[56] Tiêu chuẩn sống tại Nga đã sút giảm đi trong những năm thời hậu Chiến tranh Lạnh, dù nền kinh tế đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 1999.[56] Di sản của cuộc Chiến tranh Lạnh tiếp... các cuộc xung đột dân sự và sắc tộc mới, đặc biệt là tại Nam Tư cũ.[14] Ở Đông Âu, sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã dẫn tới một thời kỳ tăng trưởng kinh tế và một sự tăng trưởng mạnh các chế độ dân chủ tự do, trong khi ở nhiều nơi khác trên thế giới, như Afghanistan, độc lập đi liền với sự phá sản nhà nước.[14] Chép sử Bài chi tiết: Việc chép sử về Chiến tranh Lạnh Ngay khi thuật ngữ "Chiến tranh Lạnh" ... giải tán Liên xô, thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bị đa số mọi người coi là đơn cực, với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất.[57][58][59] Chiến tranh Lạnh đã định nghĩa vai trò chính trị của Hoa Kỳ trên thế giới thời hậu Thế chiến II: tới năm 1989 Hoa Kỳ có các liên minh quân sự với 50 quốc gia, và có 1.5 triệu quân đồn trú ở nước ngoài tại 117 quốc gia.[60] Chiến tranh Lạnh cũng đã định chế hoá một cam... thường xuyên.[60] Chi phí quân sự của Hoa Kỳ trong những năm Chiến tranh Lạnh được ước tính là $8 nghìn tỷ, trong khi gần 100,000 người Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt nam.[61] Dù sự thiệt hại nhân mạng của binh sĩ Liên xô khó được tính toán, phần trăm trong Tổng sản lượng quốc gia của Liên xô chi cho cuộc chiến lớn hơn rất nhiều so với Mỹ.[62] Ngoài sự thiệt mạng của... thống" áp đặt trách nhiệm về cuộc Chiến tranh Lạnh cho Liên xô và sự mở rộng của nó vào Đông Âu.[60] Các tác gia "xét lại" quy nhiều trách nhiệm về việc làm tan vỡ hoà bình thời hậu chiến cho Hoa Kỳ, viện dẫn một loạt nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cô lập và đe doạ Liên xô từ trước khi Thế chiến II chấm dứt.[60] Những người theo phái "hậu xét lại" xem xét các sự kiện của Chiến tranh Lạnh dưới nhiều góc độ hơn, . của cuộc Chiến tranh Lạnh Thế chiến II Các hội nghị thời chiến Khối Đông Âu Bức màn sắt Chiến tranh Lạnh (1947-1953) Chiến tranh Lạnh (1953-1962) Chiến tranh Lạnh (1962-1979) Chiến tranh Lạnh (1979-1985) Chiến. số các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm và các khoản viện trợ cho các cuộc xung đột địa phương đã chấm dứt cùng với Chiến tranh Lạnh, những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, các cuộc chiến tranh. điệp, đĩa bay (Kế họach Mogul ) Chiến tranh Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh Kết quả tại chiến tranh Việt Nam thể hiện được một phần của cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên điều này không

Ngày đăng: 05/07/2014, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan