1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tuần Báo TIN HỌC-Công Nghệ Thông Tin part 83 ppsx

6 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PowerPoint 2002 và PowerPoint 2003 Các kiểu định dạng file sau được thêm vào hộp thoại Save, Save As và Open:  PowerPoint Presentation (*.pptx)  PowerPoint Macro-Enabled Presentation (*.pptm)  PowerPoint Template (*.potx)  PowerPoint Macro-Enabled Template (*.potm)  PowerPoint Show (*.ppsx)  PowerPoint Macro-Enabled Show (*.ppsm) Ngoài ra bạn có thể dùng Windows Explorer để mở và ghi file có kiểu định dạng Office Open XML Format. PowerPoint 2000 Không có kiểu định dạng file nào được thêm vào hộp thoại Save, Save As và Open. Để mở file PowerPoint 2007 trong Microsoft PowerPoint 2000, thực hiện theo các bước sau:  Xác định vị trí file trong Windows Explorer.  Kích đúp vào file. Chú ý: Microsoft PowerPoint 2000 phải được cài đặt trên máy tính. Nếu các phiên bản khác cũng được cài đặt, file PowerPoint có thể sẽ được mở theo phiên bản mới hơn. Để ghi file PowerPoint 2000 dưới dạng file PowerPoint 2007, thực hiện theo các bước sau: a. Xác định vị trí file trong Windows Explorer. b. Kích phải chuột lên file, sau đó chọn Save As. c. Trong hộp thoại Save As, ở ô Save as type, bấm chọn một trong các kiểu định dạng file PowerPoint 2007 sau, sau đó kích vào Save:  Microsoft Office PowerPoint 2007 Presentation (*.pptx)  Microsoft Office PowerPoint 2007 Macro-Enabled Presentation (*.pptm) d. Sau khi xong, kích OK. Word 2003, Word 2002 và Word 2000 Các kiểu định dạng sau được thêm vào hộp thoại Save As, Save và Open:  Word Document (*.docx)  Word Macro-Enabled Document (*.docm) Ngoài ra, bạn có thể dùng Windows Explorer để mở và ghi file theo kiểu định dạng Office Open XML Format. T.Thu (Theo Microsoft) Tỷ phú khởi nghiệp từ trò chơi điện tử - 3/7/2007 16h:2 Thương hiệu Nintendo lừng danh của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điện tử do Hiroshi Yamauchi phát triển. Hiện ông đang là người giàu thứ 3 ở Nhật với số tài sản trị giá là 4,8 tỷ USD, do Tạp chí Forbes bình chọn. Cũng giống như hàng triệu người dân bình thường khác, sau thế chiến thứ 2, Hiroshi Yamauchi đã từng phải vật lộn với những khó khăn chồng chất trong đống đổ nát của chiến tranh. Vượt lên tất cả, bằng tài năng và những nỗ lực phi thường của mình, sau khi được trao quyền thừa kế doanh nghiệp nhỏ bé của gia đình, ông đã thổi một luồng sinh khí mới và tạo cho Nintendo những bước đột biến. Nintendo nguyên là một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất các bộ bài dành cho giải trí thô sơ do chính ông nội của Hiroshi Yamauchi thành lập lên. Sau khi được trao quyền thừa kế, ông từng bước cải tổ, mở rộng Nintendo. Đến nay, Nintendo đã có hàng trăm chi nhánh nhà máy, xí nghiệp đặt ở trong và ngoài Nhật Bản. Doanh thu của Nintendo ước tính bình quân mỗi năm khoảng 5 tỷ USD. Thừa kế và phát triển Nintendo Yamauchi Hiroshi sinh năm 1927 tại thành phố Kyoto, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Kyoto, ông dự định vào khoa học luật hay kỹ sư của một trường đại học tại Nhật Bản nhưng chiến tranh thế giới thứ II lan rộng đã làm thay đổi dự định của Yamauchi Hiroshi và cậu tiếp tục phải làm việc trong nhà máy của quân đội cho tới năm 1945. Thế chiến thứ 2 vừa kết thúc, Yamauchi Hiroshi lập tức thi đỗ vào khoa luật của Đại học Waseda University. Tuy nhiên công việc học tập của ông cũng lại một lần nữa không thể hoàn thành vì chỉ được một thời gian sau khi nhập học, Yamauchi Hiroshi đã phải bỏ dở việc học để về quản lý công việc kinh doanh của gia đình do ông nội qua đời. Và ông đã chính thức được gia đình trao quyền quản lý công việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp gia đình Nintendo. Mặc dù đứng trước những khó khăn chồng chất tưởng chừng như không vượt qua nổi, Hiroshi Yamauchi vẫn quyết tâm tìm mọi cách để vực công việc kinh doanh của gia đình. Bằng những nỗ lực của mình, ông đã dần ổn định được hoạt động của Nintendo trên lĩnh vực sản xuất đồ chơi điện tử và lấy tên mới cho công ty là Nintendo Karuta (Nintendo Playing Cards) theo đúng với mặt hàng là các bộ bài giải trí. Hoạt động của Nintendo Karuta cũng đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Nếu như trước đây chương trình cải tổ nhân công hàng loạt không mang lại hiệu quả thì càng về sau, với tư duy thức thời của thế hệ nhân công mới, Hiroshi Yamauchi đã có được những cơ sở vững chắc để phát triển hoạt động nghiên cứu để đưa vào sản xuất các loại đồ chơi thế hệ mới có trình độ kỹ thuật cũng như hàm lượng trí tuệ cao. Do đó, ông đã quyết định thực hiện chương trình cải tổ dây chuyền công nghệ đồng thời tuyển dụng thêm nhân viên, kỹ sư trình độ cao có khả năng sáng tạo cho Nintendo Karuta. Bằng các hướng đi đúng của mình, ngay từ cuối những năm 50, Hiroshi Yamauchi đã tạo được uy tín trước nhà làm phim hoạt hình hàng đầu thế giới Walt Disney. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, ông đã thành công với bản hợp đồng cung cấp linh kiện trò chơi giải trí. Với bản hợp đồng này, bình quân mỗi năm Nintendo có thể cung cấp cho Walt Disney số lượng 600.000 sản phẩm. Ngoài ra, để nhanh chóng thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động của Nintendo, Hiroshi Yamauchi đã tiếp tục nhân rộng các chi nhánh của Nintendo và đặt dưới sự điều hành của tổng hành dinh đặt tại ngoại ô Kyoto. Đây chính là thời điểm Hiroshi Yamauchi đưa Nintendo đến với công chúng và tạo cho doanh nghiệp một đà tăng trưởng khá mạnh. Nhắm vào nhu cầu giải trí Từ thập niên 80 đến thập niên 90, khi thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu về các bộ bài, các chương trình game giải trí có trình độ kỹ thuật cao và nhiều hàm lượng chất xám ngày một lớn. Vì vậy Hiroshi Yamauchi đã hướng Nintendo vào nghiên cứu và cho ra đời các hệ thống game video cung ứng cho thị trường nội địa. Bằng tầm nhìn xa trông rộng của mình, cùng với việc mở rộng các chi nhánh sản xuất, Hiroshi Yamauchi còn thực hiện chương trình đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu các sản phẩm mới cho Nintendo đặt tại ngoại ô Kyoto. Nhờ đó, đội ngũ nhân viên lành nghề của Nintendo đã có được môi trường thuận lợi để phát huy tài năng sáng tạo của mình. Bước vào một thị trường châu Mỹ, các sản phẩm của Nintendo sẽ phải đối mặt với những sức ép cạnh tranh rất lớn. Do đó, Hiroshi Yamauchi đã quyết định cử nhân vật Arakawa, một trong những kỹ sư, nhà quản lý hàng đầu của mình, làm nhà điều hành cho chiến lược kinh doanh mới này của Nintendo. Bằng kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về thị trường châu Mỹ mà Arakawa đã nhanh chóng triển khai thành công chiến lược kinh doanh của Hiroshi Yamauchi, đưa những sản phẩm trò chơi của Nintendo đến Mỹ và sau đó là từng bước chiếm lĩnh thị trường này. Hiện nay Nintendo là đối thủ lớn nhất của Sony và Microsoft trong lĩnh vực trò chơi điện tử trên thế giới. Sau những năm tháng thăng trầm cùng Nintendo, năm 2005, Hiroshi Yamauchi đã chính thức rút khỏi vị trí người đứng đầu của tập đoàn. Mặc dù vậy, với những gì đã làm được cho nền công nghiệp giải trí của thế giới, Hiroshi Yamauchi vẫn luôn được mọi người nhớ đến với vai trò là một trong những doanh nhân thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trò chơi giải trí của Nhật và thế giới. Theo TBKTVN Gia công phần mềm: kinh nghiệm Trung Quốc - 28/6/2007 9h:42 Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu tranh giành phần lớn của chiếc bánh gia công phần mềm (offshore outsourcing) đang ngày càng hấp dẫn. Từ lâu Trung Quốc được coi như là một trung tâm sản xuất công nghiệp và nghiên cứu và phát triển (R&D) trong khi Ấn Độ nổi bật về dịch vụ và công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, tương quan giữa hai bên có thể thay đổi vì Trung Quốc có lợi thế mới nhờ hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển, nguồn lao động vừa rẻ vừa có tay nghề cao và thông thạo Anh ngữ. Theo một báo cáo gần đây của Tập đoàn dữ liệu IDC, doanh thu của thị trường gia công phần mềm của Trung Quốc tăng gấp năm lần trong năm năm qua. Năm 2006 thị trường gia công của Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh, đạt giá trị 1,4 tỷ đô-la Mỹ, tăng 48 % so với cùng kỳ năm trước; mức tăng trưởng doanh thu từ gia công phần mềm của Trung Quốc bình quân là 38 %/năm suốt năm năm qua. Ngoài giá lao động rẻ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng ngành gia công phần mềm ở Trung Quốc là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ, tiến bộ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn CNTT cốt lõi, và sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy có những bước tăng trưởng đầy ấn tượng, Trung Quốc vẫn không ngừng củng cố năng lực của lực lượng lao động, nhất là về khả năng Anh ngữ, kỹ năng quản lý dự án và kinh nghiệm cạnh tranh với Ấn Độ trên thị trường toàn cầu. Ông Kenneth Wong, đối tác của SmithWong Associates – một công ty tư vấn Mỹ chuyên về thị trường Trung Quốc, nhận xét: “Ngôn ngữ không còn là rào cản chủ yếu đối với hoạt động gia công tại Trung Quốc. Ngày trước, lợi thế lớn của Ấn Độ là số lượng người nói tiếng Anh đông đảo. Nhưng nhiều chuyên viên CNTT của Trung Quốc hiện nay đã học tập tại Mỹ. Chẳng bao lâu nữa số người nói tiếng Anh ở Trung Quốc sẽ đông hơn ở Mỹ. Chính phủ Trung Quốc biết rằng họ còn phải đi một đoạn đường dài trong lĩnh vực này song đã có những dấu hiệu đáng khích lệ.” Ông Tao Ye, Chủ tịch công ty phần mềm Objectiva Software – một nhà cung cấp dịch vụ gia công hàng đầu có trụ sở ở Trung . nghiệp và nghiên cứu và phát triển (R&D) trong khi Ấn Độ nổi bật về dịch vụ và công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, tương quan giữa hai bên có thể thay đổi vì Trung Quốc có lợi thế mới. thống hạ tầng kỹ thuật phát triển, nguồn lao động vừa rẻ vừa có tay nghề cao và thông thạo Anh ngữ. Theo một báo cáo gần đây của Tập đoàn dữ liệu IDC, doanh thu của thị trường gia công phần. sự tăng trưởng ngành gia công phần mềm ở Trung Quốc là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ, tiến bộ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát

Ngày đăng: 05/07/2014, 18:20

Xem thêm: Tuần Báo TIN HỌC-Công Nghệ Thông Tin part 83 ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN