1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tại sao và tại sao? docx

17 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tại sao và tại sao? Đừng quá ngạc nhiên khi bạn bị bọn trẻ bắt bí vì những câu hỏi trên trời của chúng. Bạn hãy nhớ rằng bọn trẻ ở tuổi mẫu giáo chỉ thích nhận được những câu trả lời đơn giản nhưng phải đáng tin. “Mẹ ơi, sao ngày nào mẹ cũng đi làm, bỏ con ở nhà một mình?”, “Sao mặt của bà ngoại lại nhăn nheo vậy?”, “Tại sao biển lại có sóng?”, “Vì sao bố phải đeo kính mỗi khi đọc sách?”, “Tại sao bố mẹ không ở chung một nhà nữa?”… Đôi khi bạn cảm thấy bực dọc vì bao nhiêu chuyện phải làm mà nó cứ lải nhải với những câu hỏi vớ vẩn và dường như không biết chán với những câu hỏi của mình. Chưa dứt lời giải thích cho câu hỏI này thì nó đã có sẵn câu hỏi mới rồi. Nhưng bạn đứng quá bực bội. Không phải nó đang tiến hành chiến dịch “truy sát” hoặc chọc giận gì bạn đâu, bé đang thể hiện những mối quan tâm cũng như sự phát triển về trí tuệ của nó mà thôi. Bé tò mò tìm hiểu những gì đang diễn ra xung quanh là một điều hết sức tự nhiên. Chính sự tò mò đã thúc đẩy bọn trẻ nhìn, lắng nghe, khám phá và học hỏi. Mỗi khi bé đặt ra câu hỏi thì đừng bỏ lỡ cơ hộI nắm bắt được chúng đang nghĩ gì và cảm nhận như thế nào. Vậy thì phải trả lời như thế nào không quá phức tạp để chúng có thể hiểu được nhưng phải chính xác. Có nên trả lời tất cả các câu hỏI chúng nêu ra hoặc hãy để chúng tự mình tìm hiểu lấy? Giải thích về những chủ đề “nhạy cảm” hoặc “khó nói” như thế nào? Phải trả lời ngay hay nên “câu giờ” hoặc “hoãn binh” cho đến khi bạn tìm ra được câu trả lời hợp lý nhất? Có nên nói thật và chỉ sự thật với bé không? Bạn sẽ có thể phân loại các câu hỏi của chúng một cách dễ dàng nếu bạn được chuẩn bị trước những câu hỏi trẻ thường đề cập đến ở mỗi lứa tuổi, chúng muốn tìm hiểu gì và mong được trả lời như thế nào? 2-4 tuổi: những câu hỏi giúp trẻ phát triển kỹ năng nói và mối quan hệ với cha mẹ Khi được 2 tuổi, bé sẽ hiểu được sức mạnh của ngôn ngữ và nó thích sử dụng từ mới để phỉnh phờ, nài nỉ, kháng cự, chỉ huy, yêu cầu. Được nói khiến cho bọn trẻ cảm thấy mạnh mẽ hơn bởi vì bây giờ nó biết cách “liên lạc” trực tiếp với cả thế giới (Xin chào chó con!). Khi mới bắt đầu biết nói, bé thích nói và nói luyên thuyên như súng liên thanh vậy. Nhiều khi chúng nói liên tục nhưng lại không cần câu trả lời mà cứ như đang tự nói chuyện với mình vậy. Ở độ tuổi này, chúng thường thử nghiệm bằng cách nói to những suy nghĩ của mình hoặc sắp xếp từ thành chuỗi hoặc thành câu (“Bà. Con thương bà. Con muốn đi thăm bà”). Ngôn ngữ phát triển nên bé thích tìm hiểu về cuộc sống, vì thế bạn sẽ luôn bị quấy nhiễu vì những câu hỏi như “Sao mấy bữa nay trời nóng quá vậy ba?”, “Tại sao cỏ trong vườn nhà mình không xanh nữa mà chuyển sang màu nâu vậy? Nó chết rồi hả ba?”. Thắc mắc gì là bé lại tìm ba mẹ hỏi ngay vì theo nhận xét của nó thì cha mẹ là thông minh nhất, hiểu biết mọi việc và là người thú vị nhất. Hãy vui vẻ sống trong thế giới mà “mình là người thông minh nhất”! Mặc dù rất háo hức tìm hiểu vạn vật trong thế giới xung quanh “Sao con không nhỏ lại như lúc trước?”, “Sao trời lại đổ mưa?” nhưng bé không trông chờ một câu giải thích dài dòng, phức tạp hoặc phải trả lời cho hết và cũng không say mê đến những thông tin bạn cung cấp ngay lúc ấy. Chỉ cần trả lời câu hỏi bằng 1-2 câu đơn giản (“Con người thì càng ngày càng to lớn chứ không thể nhỏ lại. Em bé uống sữa, ăn bột từ từ sẽ lớn như người lớn”, “Khi đám mây có nhiều nước, nước sẽ rơi xuống mắt đất và ta gọi nước này là mưa”) Trẻ từ 2-4 tuổi vẫn chưa biết cách kiểm soát được những mong muốn và bốc đồng của mình, chúng cứ mãi luyên thuyên những câu hỏi rất mập mờ và bạn cần phải khéo léo chấm dứt cuộc nói chuyện sao cho bé không cảm thấy nản lòng và thất vọng. Khi bạn buộc lòng phải giới hạn những câu hỏi của trẻ thì đừng bao giờ tỏ ra cho trẻ thấy rằng những câu hỏi của chúng hết sức phiền phức và bạn đang khó chịu, bằng không bạn sẽ làm tổn hại đến tình cảm của trẻ khi chúng đang cố bày tỏ mối quan tâm của mình cũng như sự thân thiết của mẹ con. Thay vì nói “Thôi đủ rồi Hưng. Mẹ chịu hết nổi mấy câu hỏi của con rồi” hoặc “Con im lặng một chút có được không?”, nói “Cưng à, chỉ hỏi một câu nữa thôi nhé. Mẹ phải dọn cơm cho cả nhà đây” hoặc “Mẹ chỉ có thể trả lời một câu nữa thôi. Ngày mai mình trở lại đề tài này ha”. Trả lời một cách chắc chắn như vậy sẽ chấm dứt những câu hỏi như vậy mà không hề làm tổn hại đến sự háo hức hay niềm tự hào của bé. 4-6 tuổi: Những câu hỏi để khám phá mình là ai Trẻ 2 tuổi đặt câu hỏi để thực tập ngôn ngữ, tập đàm thoại và thắt chặt mối quan hệ với cha mẹ thì trẻ từ 4-6 tuổi lại phát triển hơn về trí tuệ nên chúng có thể tự tạo ra được cuộc đối thoại hay kể về những gì đang xảy ra với chúng. Và vấn đề nó quan tâm đến nhiều nhất trong giai đoạn này là hình thành ý thức, điều này có nghĩa là nó hay đặt những câu hỏi để khám phá bé là ai và khi bé lớn hơn thì sẽ như thế nào. Cùng với sự phát triển trong tư duy và cách lý luận, suy nghĩ của bọn trẻ phức tạp hơn. Bây giờ chúng đã nhận biết được sự khác biệt và sắp xếp những gì chúng đã thấy thành từng hạng mục (giống và khác, lớn và nhỏ, sống và chết…). Bằng cách đặt câu hỏi, bé tự phân biệt và sắp xếp như trên. Ở tuổi này, bọn trẻ đặc biệt tò mò về cơ thể (cũng quan trọng như tìm hiểu về bản thân mình), và vì vậy chúng rất quan tâm về giới tính, thích tìm hiểu sự khác nhau trong cấu tạo cơ thể giữa nam và nữ, giữa người lớn và trẻ nhỏ (Mẹ ơi, sao ngực của con nhỏ hơn của mẹ? Sao con trai không thể có em bé được?”). Vì thích khám phá về cơ thể nên chúng tò mò tìm hiểu những chức năng của từng bộ phận. Và vì vậy bạn phải chuẩn bị tinh thần để trả lời những câu hỏi về quan hệ tình dục của người lớn, về việc sinh nở. Hãy nhớ rằng bé quan tâm đến nguồn gốc của sự sống, đây là biểu hiện sự quan tâm về khoa học và rất quan trọng trong việc khuyến khích trẻ khám phá khoa học mặc dù nhiều khi bé không đủ trình độ để hiểu hết những câu trả lời đó. Cũng nên cẩn thận là đừng giải thích quá phức tạp hoặc dài dòng so với trình độ hiểu biết của bé. Chỉ cần mô tả đơn giản và nêu đúng tên bộ phận sinh dục của nam và nữ (“Con trai có dương vật và tinh hoàn; con gái có âm vật và âm đạo”) và giải thích ngắn gọn về quan hệ tình dục Thỉnh thoảng sự quan tâm về những hoạt động của cơ thể khiến chúng trở nên già dặn hơn (Khi mình chết thì mấy côn trùng có ăn thịt mình không?”). Đừng bao giờ tỏ ra chán nản hoặc chỉ trích sự tìm hiểu (có vẻ như ngớ ngẩn) vì chỉ nhờ vào tìm hiểu như vậy chúng mới phát triển trí thức của mình được. Hãy nhớ rằng bé không làm khó hay bắt bẻ gì người lớn, đơn giản là nó muốn tìm hiểu xem nó là ai và cơ thể con ngườI hoạt động như thế nào. Nghiêm túc trả lời và giải thích thêm nếu bé không hiểu câu trả lời của bạn (Loài sâu bọ thường ăn xác động vật thì thường được goị là giòi). Trả lời càng ngắn gọn và nghiêm túc thể hiện sự trân trọng những cố gắng tìm hiểu của bé và vì thế chúng vừa bổ sung kiến thức và cũng không ngạI gì trong việc tìm hiểu những vấn đề phức tạp hơn. 6 – 10 tuổi: những câu hỏi về những vấn đề đã được học ở trường Trẻ trải qua nhiều giờ trong ngày ở trường để tích lũy những kiến thức sẽ giúp chúng thành công trong xã hội sau này, và vì vậy, trong giai đoạn này câu hỏi lại xoay quanh những vấn đề bé được dạy ở trường. Đừng quá ngạc nhiên nếu có những lúc người lớn cũng bị cứng họng vì những câu hỏi của bọn trẻ (Nguyên tử là gì hả mẹ?”) hoặc bối rối khi giảng giải bài tập nhà cho bé (“Đưa 4 lý do giải thích tại sao rừng lạI ngày càng thu hẹp?”). Là phụ huynh có con học lớp một, bạn phải tốn khá nhiều thời gian để giúp con làm bài, học bài. Vì vậy khi bé hỏi “Tại sao El Nino lại khủng khiếp vậy mẹ?”, hãy trả lời “Con thử tìm trong bách khoa toàn thư hoặc đến đây mẹ cho xem trang web về El Nino”. Cách bạn quan tâm đến câu hỏi cũng tác động tích cực đến việc tìm hiểu sau này của bé. Câu trả lời quá ngắn hoặc sơ sài như “Mẹ chẳng biết gì về thời tiết” chứng tỏ cho trẻ thấy rằng bạn không quan tâm, nhưng cũng đừng quá dài dòng, hãy để chừa một ít cho bé tư duy và suy nghĩ độc lập. Vậy phải làm thề nào khi bé đưa ra một câu hỏi khó như “Tại sao bạn này lạI bắn chết của mình vậy?” (nó ngẫu nhiên đọc được mẫu tin trên báo). Đừng bỏ lỡ cơ hội nói chuyện, giảng giải cho bé hiểu vần đề. Bắt đầu câu chuyện bằng câu hỏI “Con nghĩ gì về điều này?” và cũng đừng ngại khi có những câu hỏi mà không thể giảI thích rõ ràng được (Không thể hiểu nỗI tạI sao bạn đó có thể làm như vậy. Con biết không, một số trẻ rất bạo lực, đầu của chúng có vấn đề và vì thế chúng không kiềm chế được mình khi chúng nổi giận”. 10-12 tuổi: làm cách nào để phá vỡ quy luật “Tại sao con không được đến nhà bạn chơi?”, “Tại sao con con phải làm bài sớm vì tuần sau con mới nộp bài?”, “Tại sao đi học về là con phải về nhà ngay?”. Sắp bước vào tuổi dậy thì những câu hỏi “tại sao” của chúng lại càng khó nuốt hơn, ngoài ra, mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng khá căng thẳng. Thực tế, đây cũng là thái độ bình thường và dễ hiểu bởi lẽ chúng đang cố chứng tỏ rằng chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, chúng có thể tự chăm sóc cho bản thân. Nhiều khi quá mệt mỏi với những câu “tại sao” bạn chỉ muốn kết thúc bằng cách “Bởi vì mẹ nghĩ thế”. Nhưng phản ứng như vậy chỉ khiến cho trẻ càng cứng đầu, chúng tỏ ra thách thức vì bạn đã không tôn trọng ý kiến của chúng. Giải thích quá dài dòng hay quá ngắn gọn đều không có tác dụng vì chẳng có câu trả lời nào là vừa ý chúng cả, nói nhiều chỉ tổ thêm phần tranh cãi mà thôi. Con trả lời thoả đáng nhất là ngắn, đơn giản, chắc chắn và tôn trọng. “Con không thể đến nhà bạn chơi vì khi ấy không có người lớn ở nhà” và sau đó nhanh chóng kết thúc cuộc nói chuyện “Con hiểu rồu chứ. Mẹ đã quyết định rồI và chúng ta không bàn luận về điều này nữa”. Bạn sẽ trở nên trung lập hơn nếu bạn chứng tỏ cho chúng thấy rằng bạn hiểu chúng muốn gì nhưng không thể cho bé làm theo ý mình được. Những câu trả lời được suy nghĩ cẩn thận chứng tỏ bạn luôn quan tâm đến bọn trẻ, đồng thời sẽ giúp trẻ phát huy trí tuệ và cả tình cảm. Khi bọn trẻ hỏi “tại sao???” [...]... nên nói chuyện với nhau mà lại đánh nhau và vậy là chiến tranh xảy ra 2/ Con sẽ chết phải không mẹ? Bé cưng, con người được sinh ra và sẽ mất đi Ai cũng vậy Nhưng con đừng lo, con còn bé và chỉ mới bắt đầu cuộc sống của mình, con sẽ trưởng thành và sống rất lâu, rất lâu nữa 3/ Em bé được sinh ra từ đâu? Em bé sống trong bụng mẹ 9 tháng, đn khi em bé đã cứng cáp và chuẩn bị ra sống chung với gia đình... trong thời gian nhanh nhất Mạng cũng dùng để gửi thư điện tử, giúp việc liên lạc vòng quanh thế giới dễ dàng và ít tốn kém 5/ Mẹ ơi, tại sao chúng ta ngáp? Khi ta mệt mỏi hoặc buồn chán, đôi khi sự hô hấp không được sâu Do đó, máu nhận ít oxi Ngáp làm cho ta hít sâu, nạp không khí đầy phổi và tạo thêm oxy Tác động của việc há to miệng cũng cho phép có nhiều máu được bơm qua các mạch máu trong cổ đến... này là nhà leo núi Edmund Hillary và người cộng sự Edmund Hillary sinh năm 1919 tại New Zealand Đi cùng với ông là người thổ dân vùng Himalaya tên Tenzing sinh năm 1914 tại Nepal Trước họ đã có 6 đoàn thám hiểm định chinh phục đỉnh Everest nhưng thất bại Đây là niềm tự hào của dân Nepal 10/ Xem phim, con thấy cảnh núi lửa luôn phun trào bằng cách bùng nổ Như thế là sao hở mẹ? Không phải núi lửa nào... con cứ hỏi đủ thứ làm tổn thương và mất lòng chuyện trên trời dưới đất tin, trẻ sẽ không thích tìm vậy? hiểu thêm nữa Trăng sao gì? Mẹ nói sao thì những câu trả lời chuyên nghe vậy đi quyền sẽ dạy cho trẻ hiểu rằng quyền lực chiến thắng công lý Những câu hỏi khó trả lời: 1/ Vì sao chiến tranh lại diễn ra ở mọi nơi? Giả dụ như mỗi nước là một con người Khi ai làm cho mình giận dữ, mình rất muốn đánh... của bạn sẽ làm điên lên cho trẻ bị tổn thương và cảm thấy như chúng phạm lỗi Mẹ bận quá, không thể trả sự mất kiên nhẫn của bạn lời hết các câu hỏI của con làm cho chúng hiểu rằng đốI ngay lúc này được với bạn chúng không quan trọng chút nào cả Câu hỏi gì mà ngu ngốc vậy chỉ trích làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ Sao con cứ hỏi đủ thứ làm tổn thương và mất lòng chuyện trên trời dưới đất tin, trẻ... nhau, dung nham trào thẳng lên từ lớp áo Thông thường, khói và khí bốc ra từ miệng hố Dung nham nóng đỏ từ bên trong bắn lên, chảy lan trên khắp cảnh quan Vào mọi thời điểm, bề mặt trái đất luôn có hoạt động của núi lửa diễn ra ở đâu đó Tất cả không nhất thiết phải bùng nổ như trong phim ảnh con ạ 11/ Có phải tro núi lửa rất nguy hiểm không mẹ? Tro và dung nham phun trào từ núi lửa là tác nhân gây tử vong... hiệu của âm Trước khi sáng chế ra bảng chữ cái, con người thường dùng hình vẽ để ghi lại những sự vật hoặc truyền tin cho nhau Ví dụ hình một vài con sơn dương có thể hiểu “Đây là chỗ săn bắt tốt” Loại chữ viết bằng hình vẽ này rất phổ biến ở Ba-bylon cổ đại, Ai Cập và Trung Quốc Sau này, người Ai Cập đã sáng tạo ra một thứ những bản chữ cái gồm 24 ký hiệu biểu hiện những âm thanh hoặc những từ ngữ nhất... xạ (là hiện tượng mà ta không thể tránh được) Tuy nhiên, ta có thể ngăn ngừa bằng biện pháp hít thở sâu 6/ Mẹ ơi, tàn nhang con hay thấy trên mặt các bạn nước ngoài là gì vậy mẹ? Ai cũng có thể có hay sao mẹ? Da của mỗi người có một lượng melanin khác nhau Melanin là sắc tố chứa trong các tế bào đặc biệt Ở da, các tế bào này thấy trong lớp bì, làm cho da có màu hồng nhạt hoặc nâu sậm Melanin giúp bảo... Tro và dung nham phun trào từ núi lửa là tác nhân gây tử vong cao nhất Năm 59 trước Công nguyên, núi lửa Vesuvius nằm ở Địa Trung Hải đã bắn ra các khối tro gây ngạt thở, bao trùm hai thị trấn Pompei và hecrculaneum Năm 1908, thị trấn St Pierre trên đảo Martinique bị tràn ngập bởi tro nóng từ núi lửa Pelée gần đó Áp suất khí tích dần trong núi lửa, cho đến khi tro nóng phun ra với khí nén kêu xèo xèo . “Mẹ ơi, sao ngày nào mẹ cũng đi làm, bỏ con ở nhà một mình?”, Sao mặt của bà ngoại lại nhăn nheo vậy?”, Tại sao biển lại có sóng?”, “Vì sao bố phải đeo kính mỗi khi đọc sách?”, Tại sao bố. Tại sao và tại sao? Đừng quá ngạc nhiên khi bạn bị bọn trẻ bắt bí vì những câu hỏi trên trời của. mới nộp bài?”, Tại sao đi học về là con phải về nhà ngay?”. Sắp bước vào tuổi dậy thì những câu hỏi tại sao của chúng lại càng khó nuốt hơn, ngoài ra, mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

w