Khi trẻ móc túi mẹ “Bác sĩ có thể không tin, nhưng trời ơi! Đấy là sự thật. Con tôi ăn cắp tiền!”. Đầu dây điện thoại bên kia là tiếng nức nở của một bà mẹ có đứa con ngoan hiền, nay bỗng dưng phạm tội tày đình: ăn cắp tiền. Thay vì đánh đập, quát mắng, hãy tìm hiểu lý do. Tại sao trẻ lại ăn cắp tiền? “Thằng bé dám lấy trộm tiền trong túi áo tôi. Tôi nhớ kỹ vì hôm ấy còn đúng năm mươi ngàn và mấy đồng bạc lẻ thôi. Lúc tôi lấy tiền ra để giặt quần áo thì không thấy tờ năm mươi ngàn nữa. Hỏi mãi thằng bé mới vừa khóc vừa thưa: Nó giữ tiền quỹ lớp, chẳng may bị rơi lúc nào không biết. Sợ cô phạt, nó phải liều ”. Bà mẹ ấy còn nói nhiều lắm. Trong trường hợp trên, câu chuyện hết sức đơn giản. Cháu bé không cố tình ăn cắp. Nhưng trong lúc bối rối sợ cô phạt, sợ bạn bé cười chê, bé đã làm liều. Bà mẹ đã hành động đúng: hỏi cặn kẽ cậu bé lý do. Và khi đã hiểu ra, bà không một lời trách mắng. Mẹ làm cho bé hiểu rằng: sự thật thà của bé là lời xin lỗi chân thành nhất. Có nhiều phụ huynh hét toáng lên, làm ầm ĩ và cuối cùng đánh con một trận “cho chừa thói ăn cắp”, mà quên hỏi lý do dẫn đến hành động ấy. Đôi khi cậu bé hoặc cô bé thèm một cây kem quá. Nhưng mẹ bảo ăn kem bị sâu răng, thế là cắt. Do vậy, trẻ cố tìm ra tiền bằng cách nào đấy, để có một cây kem. Có nhà, tiền bạc thoải mái đến độ có thể thấy khắp nơi. Trẻ không ý thức được giá trị của đồng tiền. Nó lấy cắp, vì thấy việc ấy dễ như lấy đồ chơi Nhưng lại có bé nhà quá nghèo, một món đồ chơi, một que kem, không phải là việc nhỏ nữa. Bé mong có được món đồ chơi như cu Toàn, bé Hoa cạnh nhà mà không có. Niềm ao ước được như các bạn cũng khiến bé trở thành kẻ cắp một cách ngẫu nhiên. Phương pháp đúng sẽ hiệu quả Bạn thấy đấy, trẻ ăn cắp đôi khi bắt đầu từ những lý do rất đơn giản. Nếu bạn biết ngăn bé và dạy bảo ngay từ đầu, bé sẽ không sai phạm nữa. Nhưng nếu bạn quá vô tâm, có thể bé sẽ trượt dài và hư đấy. Trong tất cả các trường hợp, sự bình tĩnh và tế nhị để giải quyết tình huống là cần hơn cả. Quát tháo, đánh đập chỉ làm cho bé sợ ngay lúc đó. Bé càng nghĩ làm sao để có thể ăn cắp tinh vi hơn, để không bị bố mẹ phát hiện. Dĩ nhiên, chẳng có ông bố bà mẹ nào muốn điều này xảy ra. Ăn cắp là xấu. Tại sao xấu? Bạn phải giảng cho bé hiểu. Cũng nên để bé trình bày lý do tại sao bé hành động như thế. Nếu có điều kiện, nên giải quyết nhu cầu của bé. Vì ước mơ của con trẻ rất ít khi vượt khỏi khả năng của chúng ta. Nếu bạn dịu dàng gợi ý cho trẻ trình bày suy nghĩ của bé, để có thể hiểu được tất cả những nhu cầu của con, thì chắc chắn những lỗi như ăn cắp, nói dối sẽ không xảy ra. Bé dễ dàng tìm thấy sự tin cậy nơi bố mẹ. Bé biết mình sẽ không bị mắng khi muốn có một quyển truyện tranh, một cây kem. Hoặc trường hợp của cậu bé đánh mất tiền quỹ lớp trên, thay vì phải lén lút lấy tiền của mẹ bù vào, bé có thể mạnh dạn trình bày sự “rủi ro” của mình và xin lời khuyên từ bố mẹ. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất Bố mẹ hãy là người đáng tin cậy nhất của con. Mỗi khi gặp rắc rối, cha mẹ chính là người đầu tiên bé tìm đến nhờ giúp đỡ. Có như vậy, phụ huynh mới không phải tìm đến các chuyên gia tư vấn chỉ vì: “Con tôi ăn cắp tiền”. . Khi trẻ móc túi mẹ “Bác sĩ có thể không tin, nhưng trời ơi! Đấy là sự thật. Con tôi ăn cắp tiền!”. Đầu dây điện thoại bên kia là tiếng nức nở của một bà mẹ có đứa con ngoan. “rủi ro” của mình và xin lời khuyên từ bố mẹ. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất Bố mẹ hãy là người đáng tin cậy nhất của con. Mỗi khi gặp rắc rối, cha mẹ chính là người đầu tiên bé tìm đến. không có. Niềm ao ước được như các bạn cũng khi n bé trở thành kẻ cắp một cách ngẫu nhiên. Phương pháp đúng sẽ hiệu quả Bạn thấy đấy, trẻ ăn cắp đôi khi bắt đầu từ những lý do rất đơn giản.