1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Giúp trẻ chiến thắng chính mình potx

6 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 152,72 KB

Nội dung

Giúp trẻ chiến thắng chính mình Những nghi ngờ, những lời chế nhạo, hay chỉ là những lời nhận xét đơn thuần…nhưng không phải lúc nào trẻ vị thành niên cũng chịu đựng được. Để vượt qua được sự mặc cảm và nhút nhát đó, cha mẹ cần nhận biết được cơ sở nào mà trẻ trở nên như vậy. Chẳng hạn một cô bé mới lớn rụt rè thường giữ khoảng cách với mọi người và thường ít nói. Còn khi ở lớp, bé không giơ tay phát biểu ý kiến, khi thầy giáo có hỏi thì đỏ mặt và lúng túng. Không chỉ có các cô bé mà các cậu bé cũng có trạng thái này. Tuy nhiên, phản ứng của con trai khác với phản ứng của con gái. Có thể trẻ sẽ cười thật to, có thể làm trò hề hoặc tỏ ra giận dữ để che dấu đi sự tự ti của mình. Và con trai thường tỏ thái độ thách thức hoặc bất cần hơn con gái. Đừng gây áp lực với con Trong độ tuổi này, trẻ thường trở nên nhút nhát vì trẻ sợ mình không được đánh giá cao về mặt trí tuệ và thể chất. Và áp lực này mạnh mẽ hơn khi trẻ nghĩ mình phải đạt thành tích cao hơn trong học tập, so với bạn bè thì mình phải là người giỏi nhất… Chính vì thế mà những áp lực đó diễn ra vào thời điểm mà trẻ muốn tách khỏi bố mẹ. Không có gì ngạc nhiên khi trẻ có cảm giác mình phải vượt qua một ngọn núi. Trong lúc này, cha mẹ không được trách mắng mà cũng không được để trẻ tự xoay sở. Tốt nhất là hãy giúp trẻ lấy lại sự tự tin ở bản thân bằng cách giao cho trẻ một số nhiệm vụ như đi chợ, mời bạn bè, tổ chức những buổi tiệc nhỏ, … có thể khuyến khích trẻ tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm…như thế trẻ sẽ biết cách tự thể hiện và tự tăng giá trị của mình. Quan trọng là không nên ngắt lời của trẻ. Sau những gì mà cha mẹ và trẻ cố gắng thực hiện thì việc nhấn mạnh những tiến bộ của trẻ là cần thiết, nhưng tuyệt đối không được khen thái quá để tránh gây áp lực cho trẻ. Ví dụ như khi trẻ thi học kỳ chỉ được 6 điểm, thay vì nói câu cao giọng “Chỉ thế thôi à?”, bạn nên hỏi con “Vậy các bạn con được bao nhiêu điểm?” và “Mẹ có thể giúp gì cho con bây giờ?”. Câu hỏi này có nghĩa là cha mẹ không thể luôn ở vị trí cao nhất, nhưng cha mẹ sẽ tìm cách đạt được điều đó. Khuyến khích con tự khắng định mình Vào lứa tuổi này trẻ cũng hay tự che dấu đi nhược điểm nhút nhát của mình qua hình dáng bên ngoài. Trẻ nhút nhát thường cố tìm cách bắt chước các bạn của mình, ăn mặc giống bạn bè để mọi người chấp nhận. Nhưng phong cách này không hợp với bản chất thật trong con người trẻ. Cha mẹ có thể hỏi : “Con mặc trông rất nghịch ngợm nhưng liệu có giống con không?”. Chính vì thế, cha mẹ cần gợi ý để trẻ tìm cho mình một phong cách riêng nhưng vẫn hòa hợp với phong cách của bạn bè và của chính bản thân trẻ. Trẻ sẽ có được hình ảnh rõ nét hơn về tính cách của mình và cảm thấy thoải mái khi đứng với những người khác. Đối với những trẻ em nhút nhát thường không biết tự vệ cho mình. Khi phải đối mặt với những lời trêu chọc, trẻ thường phản ứng bằng cách cười trừ hay nổi khùng lên. Trong cả hai trường hợp trên, những kẻ khiêu khích sẽ càng lấn tới và trẻ có nguy cơ trở thành nạn nhân của trò đùa. Khi dạy cho trẻ biết cách đáp lại những chỉ trích đó, trẻ sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn. Khi trẻ không nghe lời Trẻ càng lớn thì giao tiếp giữa trẻ và bố mẹ càng trở nên khó khăn. Chúng hành động tự do hơn, có khi đóng sầm cánh cửa hay giận dỗi vài ngày để tỏ thái độ không đồng ý của mình. Như vậy rất dễ gây hiểu lầm, nói chuyện khó khăn hơn và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng khó được cải thiện. Những đứa trẻ này cần cho con biết những giới hạn vì có khi cha mẹ hỏi “Đã bao nhiêu lần mẹ nói với con là phải nghe nhạc nhỏ thôi hả?”, lúc đó, trẻ cho rằng chỉ khoảng 3, 4 lần gì đó thôi. Và rồi trẻ lại tiếp tục không để ý đến những lời cha mẹ nói. Chúng cho rằng những lời cha mẹ nói không quan trọng, thậm chí còn ngầm thừa nhận những điều như thế là vô nghĩa. bạn cần giảu thích mệnh lệnh của cha mẹ bằnh một lời nói lịch sự “Hãy vặn nhỏ lại đi con” chứ không phải hỏi gắt lên như thế. Điều quan trọng là những mệnh lệnh của cha mẹ phải có hiệu lực. Khi bạn nhắc trẻ đến lần thứ 3, 4 “Đội mũ vào đi!” mà vẫn không có tác dụng gì thì có nghĩa là trẻ không thèm để ý đến những câu hỏi và mệnh lệnh của bạn đưa ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết thu hút sự chú ý của con trẻ đến những gì bạn yêu cầu. Chẳng hạn yêu cầu con trai dọn dẹp phòng ngủ khi nó đang say sưa chơi điện tử thì chắc chắn sẽ chẳng có tác dụng gì. Dù trẻ có ngước mắt lên gật đầu hay trả lời thì đó cũng chỉ lả phản xạ. Ngay cả người lớn nhiều khi cũng phản ứng rất máy móc như vậy khi đang chăm chú vào một việc gì đó. Vậy thì bạn hãy tin rằng những lúc như thế con bạn không nhớ lời dặn của bạn là sự thật. Bạn có thể thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách vỗ nhẹ vai con. Khi đó, trẻ sẽ mất tập trung và nghe rõ lời mẹ dặn. Những quy định đi chơi tối của cha mẹ không được tôn trọng thì chắn chắn hình phạt sẽ là không cho trẻ đi chơi nữa. Nhưng vào những lúc bạn tức giận thì không đơn giản như thế, bạn sẽ có một thái độ khác. Thái độ này làm trẻ vin vào đó và có phản ứng “Sao mẹ ác thế!” hoặc “Sao mẹ khó tính thế!”. Đây thực sự là một vấn đề. . Giúp trẻ chiến thắng chính mình Những nghi ngờ, những lời chế nhạo, hay chỉ là những lời nhận xét đơn thuần…nhưng không phải lúc nào trẻ vị thành niên cũng chịu. với con Trong độ tuổi này, trẻ thường trở nên nhút nhát vì trẻ sợ mình không được đánh giá cao về mặt trí tuệ và thể chất. Và áp lực này mạnh mẽ hơn khi trẻ nghĩ mình phải đạt thành tích cao. với bạn bè thì mình phải là người giỏi nhất… Chính vì thế mà những áp lực đó diễn ra vào thời điểm mà trẻ muốn tách khỏi bố mẹ. Không có gì ngạc nhiên khi trẻ có cảm giác mình phải vượt

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

w