Giới trẻ và hội chứng thờ ơ Người trẻ ngày nay có thế tìm thấy rất nhiều những thú vui, những mối quan tâm, những mục đích để theo đuổi phù hợp với nhịp sống sôi động. Nhưng rồi, cũng chính nhịp sống năng động ấy đã cuốn một bộ phận không ít người trẻ vào kiểu sống ích kỉ, thờ ơ Thờ ơ vì đó là việc của xã hội Một ngày đẹp trời, bạn đi dạo phố, dòng xe cộ đông đúc, khói bụi mù mịt, tắc đường khiến bạn không thấy dễ chịu. Trong màn khói bụi ấy, bạn nhìn thấy một phụ nữ đèo con nhỏ bị đổ xe chắn đường đi của bạn, thay vì dừng lại đỡ hộ cho người phụ nữ và đứa bé ấy thì bạn lại cau có bóp còi liên tục khiến người mẹ trẻ đã cuống lại càng cuống, loay hoay đến tội nghiệp bên chiếc xe. Rồi bạn thở phào nhẹ nhõm vì mình cũng lách ra khỏi “cái mớ hỗn độn” ấy để có một buổi bát phố tuyệt vời. Bạn quên mất rằng mình nên giúp đỡ người khác, dường như trái tim nhiệt huyết sẵn sàng xả thân của thanh niên bị bạn bỏ quên… ở nhà. Hay đơn giản hơn, bạn cho rằng, đó không phải là việc của mình? Một ngày khác, buổi tối mùa đông lạnh cóng, sau một ngày làm việc, hay đi chơi ra trò, bạn phóng xe như bay trên đường mong trở về nhà của mình để trốn cái lạnh, bạn nhìn thấy một người đàn ông trung niên đang loay hoay bên mấy bao tải nặng nằm ngổn ngang bên đường. Người đàn ông nhìn quanh quất mong tìm được ai đó giúp đỡ ông chất mấy thứ ấy lên xe, nhưng đường thì vắng, chỉ thấy vài ba chiếc xe phóng vụt qua hối hả. Và bạn, dù nhìn thấy ông ấy từ xa, bạn vẫn “lướt êm” qua đoạn ấy mà không chút băn khoăn. Vì trời lạnh quá? Vì muốn về nhà thật nhanh, hay vì bạn nghĩ nếu mình không giúp chắc cũng có người khác giúp ông ấy thôi mà, mỗi người một việc dại gì phải “đeo ách giữa đường”. Nếu ai cũng nghĩ như bạn có lẽ người đàn ông ấy đến hết đêm cũng khó có thể về nhà trong tiết trời giá buốt của mùa đông. Thêm một buổi tối đi chơi với bạn bè, hội bạn hí hửng phóng xe trên đường, nhìn thấy một cô bé bán rong ì ạch đẩy chiếc xe đạp cắm mấy chiếc kem bông đằng sau lên dốc,.Bạn và mấy người bạn nữa không ngần ngại lạng xe lại gần, với tay rút một lúc mấy chiếc kem bông rồi phóng xe vụt đi, tay vẫn giơ cao “chiến lợi phẩm” của mình trong tiếng hò hét cổ vũ của bạn bè. Dù chiếc kem bông ấy đâu có mấy giá trị với bạn, nếu muốn bạn sẽ có những thứ ngon hơn. Đây chỉ là một trò chơi, đến khi chán bạn lại vứt luôn nó xuống đường. Vì bạn muốn làm một trò vui cho bạn bè? Vì bạn muốn thõa mãn sự hứng chí của mình? Hay vì bạn nghĩ có phải của mình đâu mà tiếc? Còn ti tỉ những tình huống ta vẫn thường bắt gặp ngoài đường phố, trong các siêu thị, trong các của hàng, trong những chỗ vui chơi công cộng… Rất nhiều câu chuyện, nhiều tình huống đủ để “khép” một bộ phận không nhỏ những người trẻ vào “tội” thờ ơ, thiếu trách nhiệm… Liệu có khi nào bạn thấy băn khoăn? Người phụ nữ và đứa bé ngã trên đường ấy có thể làm bạn khó chịu vì họ cản đường đi của bạn. Nhưng bạn không nhận thấy tiếng khóc của em bé, không thấy đôi mắt hoảng hốt, luống cuống của người mẹ, không thấy được sự lo lắng và mong được giúp đỡ của người mẹ ấy… Bạn chỉ nghĩ cho bạn, bạn sợ bị lỡ chuyến bát phố của mình? Bạn thờ ơ trước khó khăn của người khác. Đó là sự ích kỉ không đáng tồn tại trong thế hệ chúng ta. Thử nghĩ xem, nếu họ là mẹ và em của bạn, nếu một ngày bạn thấy mẹ bạn trở về nhà trầy xước và kể về chuyện bị ngã mà không ai đỡ hộ, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Cũng như thế, nếu người đàn ông nói trên là bố của bạn, loay hoay mãi mà không thể chở được cả đống đồ về nhà, không nhận được sự giúp đỡ nào từ những người qua đường Cô bé bán hàng rong tội nghiệp có thể chỉ bằng tuổi đứa em gái của bạn, nhưng cô bé ấy đã phải lao vào cuộc mưu sinh vất vả. Mấy cái kem bông với bạn không đáng là bao nhưng với cô bé nghèo là cả một gia tài. Mấy cái kem bông bạn lấy đi là bạn đã lấy đi công sức, mồ hôi, và cả nước mắt của cô bé nghèo đổ ra cả ngày, thậm chí cả tuần. Sự thờ ơ, ham vui của tuổi trẻ đã biến bạn thành người vô cảm trước những khó khăn của người khác. Điều đó thật đáng buồn. Nếu bạn giúp đỡ một ai đó khi họ cần, bạn sẽ thấy vui vì mình có ích hơn. Nếu bạn chịu nhìn hơn, chịu nghĩ hơn, bạn sẽ cảm nhận được những bất hạnh hay khó khăn của người khác để không phải ân hận về sự thờ ơ hay vô cảm của mình. . Giới trẻ và hội chứng thờ ơ Người trẻ ngày nay có thế tìm thấy rất nhiều những thú vui, những mối quan tâm,. chính nhịp sống năng động ấy đã cuốn một bộ phận không ít người trẻ vào kiểu sống ích kỉ, thờ ơ Thờ ơ vì đó là việc của xã hội Một ngày đẹp trời, bạn đi dạo phố, dòng xe cộ đông đúc, khói. các của hàng, trong những chỗ vui chơi công cộng… Rất nhiều câu chuyện, nhiều tình huống đủ để “khép” một bộ phận không nhỏ những người trẻ vào “tội” thờ ơ, thiếu trách nhiệm… Liệu có khi