Gian truân đường đến trường của trẻ tự kỷ potx

6 271 1
Gian truân đường đến trường của trẻ tự kỷ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gian truân đường đến trường của trẻ tự kỷ "Xin hãy thương lấy cháu", câu nói này chị Vân đã phải thốt lên không biết bao nhiêu lần mỗi khi đến gõ cửa các trường xin cho cô con gái Hà My 8 tuổi, bị bệnh tự kỷ đi học. Kể từ khi biết con bị bệnh, chị Vân nghỉ làm ở cơ quan, tham gia hội phụ huynh có con tự kỷ để hiểu rõ hơn bệnh, cách chăm sóc, giáo dục con. 3 tuổi, My chỉ nói được một tiếng đơn, 4 tuổi nói được tiếng kép. Sau 5 năm cố gắng của cả gia đình, đến nay Hà My có thể sinh hoạt gần như trẻ bình thường. 3 năm học ở trường Tiểu học dân lập Hà Nội, Hà My đã có những tiến bộ đáng kể. Theo cô Thuận, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 của My thì em tiếp thu khá môn Toán (điểm trung bình cả năm là 9,0), các môn khác chỉ ở mức trung bình. Trên lớp My không tập trung được lâu, thỉnh thoảng khóc thét lên, khó khăn về giao tiếp nhưng vẫn là học sinh ngoan. “Khi giao việc gì và hướng dẫn em cụ thể thì em làm rất say sưa và hoàn thành nó”, cô Thuận nói. Việc học của My bắt đầu gặp trục trặc vào đầu năm lớp 2. Biểu hiện bệnh tự kỷ của My làm cho một bạn ngồi bên cạnh sợ hãi, khiến phụ huynh bức xúc, yêu cầu lãnh đạo nhà trường phải chuyển bé My đi trường khác. Bà Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Tiểu học dân lập Hà Nội đã mời vợ chồng chị lên nói chuyện về việc chuyển trường cho con. Lý do nhà trường đưa ra là nếu để My ở lại, chất lượng học của lớp 2 sẽ xuống dốc, sẽ có nhiều học sinh khác chuyển trường. Quá sững sờ trước tin này, chị Vân thiết tha xin nhà trường cho bé My ở lại hết học kỳ I để gia đình có thời gian tìm trường. Hơn nữa 3 năm ở đây, bé My đã quen với nếp sinh hoạt, với bạn bè nay phải chuyển đi sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và phương pháp giáo dục dành cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, bà Thảo không chịu, yêu cầu chị phải chuyển trường cho con ngay lập tức. Bà cũng cho biết, việc nhận học sinh tự kỷ ở trường dân lập không phải bắt buộc như các trường công khác. Do vậy: “Tôi chẳng có lỗi gì cả khi yêu cầu gia đình chị Vân chuyển trường cho con. Nếu Hà My còn ở lại sẽ khiến tôi mất rất nhiều học sinh. Chúng nó mà chuyển đi hết thì tôi tan trường à”. Kỳ thi học kỳ I sắp đến, chị Vân cùng gia đình lao đi tìm trường cho con. Nhiều trường chị đến xin đều bị từ chối thẳng thừng khi biết bé mắc bệnh tự kỷ. Không tìm được trường chịu nhận, bé My phải nghỉ học ở nhà. Sáng sáng, My vẫn thu xếp sách vở nhưng không thấy mẹ đưa đi học như mọi khi, liền khóc “Con muốn gặp bạn Vân Hà cơ, bạn ý yêu con lắm”. Tâm trạng của chị Vân như ngồi trên đống lửa, vừa thương con, vừa lo cho tương lai của con khi việc học dở dang. Chị Vân lại tiếp tục đến gõ cửa nhiều trường tiểu học khác. Sau đó có một người bạn giúp đỡ, bé My được nhận vào trường Tiểu học Trung Hoà. Vừa vui mừng, vừa lo lắng, hàng ngày chị Vân đèo con tới trường và đợi luôn ngoài đó. Một hành trình hoà nhập mới đầy gian khổ lại bắt đầu với cả hai mẹ con. Không riêng trường hợp của My, bé Lê Quang Huy, ở Đội Nhân, Hà Nội mắc bệnh tự kỷ dạng nhẹ cũng phải chuyển khỏi trường Tiểu học dân lập Hà Nội khi đang học dở lớp 2. Có khác là bé được gia đình chủ động chứ không bị nhà trường ép chuyển. Chị Mai, mẹ của bé Huy cho biết, đến lớp Huy thường ngồi im, không nói chuyện với bất kỳ ai, nhưng sức học của em vẫn theo kịp các bạn bình thường. Lớp Huy nhận thêm 3 bạn chậm phát triển trí tuệ nên cô giáo chủ nhiệm đã tách 4 em ra thành một “lớp riêng” để học Toán và Tiếng Việt. Những môn phụ khác các em quay về lớp cũ học. Một lần, chị Mai tới trường dẫn con từ “lớp riêng” lên lớp cũ để sinh hoạt chung, một cậu bé đã bảo chị “cô ơi, hôm nay bạn Huy không có chỗ ngồi đâu”. Lúc này chị mới té ngửa, thì ra vào các giờ học ở lớp chung con chị chỉ được ngồi ké vào chỗ của bạn. Chị Mai nói: “Lúc ấy, tôi có cảm giác như xã hội không chấp nhận con mình. Vậy mà tôi vẫn phải đóng chi phí cho con cả lớp chung và “lớp riêng” cao gần gấp đôi bình thường”. Chị Mai đã xin cho con quay trở lại lớp học bình thường, nhưng lãnh đạo trường không đồng ý. Lúc này, chị Mai chỉ còn biết âm thầm cố gắng tìm trường mới cho con. Cũng như chị Vân, việc tìm trường cho con khi đang giữa kỳ của chị Mai chẳng dễ dàng gì. Đã có những lúc chị Mai muốn buông xuôi tất cả “nếu không tìm được thì đành phải cho con ở nhà dù đang tuổi đi học, hoặc là chấp nhận mô hình học cũ”. Cuối cùng khi tìm được trường đồng ý nhận con là chị chuyển luôn. Đây chỉ là ví dụ về tình trạng phân biệt trẻ khuyết tật đang diễn ra ở các trường học. Để cho con bị tự kỷ được đi học đã khó, làm sao cho con nhận được phương pháp giáo dục đúng đắn, đầy sự cảm thông, nhân ái ở trường lại càng khó hơn với những bậc phụ huynh. . Gian truân đường đến trường của trẻ tự kỷ "Xin hãy thương lấy cháu", câu nói này chị Vân đã phải thốt lên không biết bao nhiêu lần mỗi khi đến gõ cửa các trường xin. cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, bà Thảo không chịu, yêu cầu chị phải chuyển trường cho con ngay lập tức. Bà cũng cho biết, việc nhận học sinh tự kỷ ở trường dân lập không phải bắt buộc như các trường. học của lớp 2 sẽ xuống dốc, sẽ có nhiều học sinh khác chuyển trường. Quá sững sờ trước tin này, chị Vân thiết tha xin nhà trường cho bé My ở lại hết học kỳ I để gia đình có thời gian tìm trường.

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan