1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Đã đến lúc dạy trẻ biết “cho” pptx

5 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 135,09 KB

Nội dung

Đã đến lúc dạy trẻ biết “cho” Ai cũng muốn con mình có lòng bác ái. Làm sao giúp nó đây?  Các hành vi thể hiện sự bác ái bắt nguồn từ gia đình. Độ 3 tuổi trẻ đã có thể làm được một số công việc đơn giản. Những việc như đổ nước vào chén cho chó, xếp chén đũa lên bàn ăn cho từng người trong gia đình làm cho trẻ có cảm giác đã đóng góp điều gì đó vào gia đình, nơi nó đã nhận được sự quan tâm và chăm sóc của mọi người.  Xác định một công việc tự nguyện nào đó mà trẻ và bạn có thể cùng làm. Chẳng hạn tham gia chương trình đóng góp cho đồng bào bị bão lụt, giúp đỡ các cụ già không có con cái chăm sóc, ghé thăm các trại trẻ mồ côi Chị Việt, một người mẹ trong công tác xã hội, thường tham gia chương trình vận động hàng năm đóng góp quần áo cho một xã nghèo vùng xa. Năm nay chị và cậu con trai 6 tuổi của mình cùng tham gia. Ban đầu nó tỏ vẻ không thích nhưng chẳng mấy chốc nó đã hòa mình vào công việc. Chị kể lại: “Nó đặc biệt quan tâm đến đồ của em bé. Nó gấp và phân loại những bộ đồ trẻ em theo kích cỡ”. Trên đường về nó cứ lo vì đội công tác xã hội hôm đó không đủ tiền để mua cho mỗi phần quà một thêm một quyển vở. Chị Việt nói: “Tôi rất hài lòng vì nó đã hiểu tôi, và nó quên hoàn toàn bản thân mình trong khi làm việc. Từ hôm đó và sau này, nó biết rằng giúp người khác cũng là niềm vui trong cuộc sống”.  Hãy tạo cho trẻ những cơ hội làm điều tốt. Cha mẹ thường khuyến khích con trẻ chia sẻ đồ chơi và quần áo của mình cho bệnh viện hay hội từ thiện, điều này rất tốt để huấn luyện cho trẻ biết “cho”. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có vô số những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt song có thể giúp trẻ phát triển những tính cách của một công dân tốt. Khi đứa con 7 tuổi của bạn nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một cụ già, điều này đã cho thấy việc quan tâm đến người già là không thể thiếu trong xã hội. Khi đứa con 4 tuổi của bạn lượm hộp ngũ cốc rơi đặt trở lại lên kệ trong cửa hàng (dù nó không làm rơi), hoặc khi nó nhặt rác ai đó đã vứt trước cổng trường, nó đã chứng tỏ nó thuộc về một cộng đồng nơi đó mỗi cá nhân được đòi hỏi phải ý thức về trách nhiệm của mình.  Bạn phải nhận ra những hành vi tốt nơi trẻ. Chúng ta thường phản ứng thiếu nhất quán đối với những ứng xử của trẻ em. Đôi khi chúng ta không tiếc lời khen đối với trẻ nhưng lại có lúc chúng ta nhìn chúng từ cương vị người dạy bảo khắt khe. Giám sát, uốn nắn, rầy la thường được xem là cách để giúp trẻ nên người. Có những lúc người lớn chúng ta, do giới hạn thời gian hay công việc, không thể để ý đến con trẻ trong khi nó cố gắng trở nên ngoan ngoãn, hoặc khi nó đang để ý đến tình cảm của người khác dành cho mình. Hãy chú ý đến những biểu hiện tinh tế nơi trẻ, nhất là cách ứng xử trái với những gì bạn nghĩ nó thực sự muốn làm. Bé Vân 8 tuổi và bạn bé đang cùng ăn bánh quy. Mẹ bé Vân thấy nó đã cố gắng kiềm chế để nhường cho bạn phần nhiều hơn. về sau chị nói cho bé biết rằng chị thực sự cảm phục bé vì bé nhường bánh cho bạn trước. Đấy là một cách giáo dục tốt. Mở rộng các quan hệ. Các nghiên cứu cho thấy con người chúng ta đa số đều sống khá khép kín. Người lớn ngày nay thường thiết lập các quan hệ ở môi trường làm việc hơn là ở khu xóm nơi ta sinh sống. Quan hệ của chúng ta với các gia đình khác được đặt trên sự phát triển tương đồng của lũ trẻ. Chúng ta có khuynh hướng dễ làm bạn với bố mẹ của những đứa trẻ từ 3 đến 7 tuổi. Ở trường, trẻ ít khi chơi với những đứa không cùng độ tuổi hay không cùng hoàn cảnh gia đình. Chúng ta cần phá vỡ những định kiến cố hữu làm thui chột nhận thức của trẻ về một thế giới rộng lớn mở ra cho mọi tầng lớp con người. Thực hiện điều đó thế nào?  Hãy tìm đến các tôn giáo hay bất cứ tổ chức nào phù hợp với những giá trị tinh thần của bạn. Nhưng đừng tham gia chỉ vì điều đó có lợi cho con bạn. Thực tế cho thấy trẻ thường phàn nàn rằng khi ba mẹ chúng gia nhập một tổ chức nào đó vì nghĩ như vậy sẽ có lợi cho chúng, trong khi đó chúng hầu như chẳng thu nhận được điều gì có giá trị.  Gia nhập những tổ chức tài trợ cho các hoạt động gia đình hay tôn giáo không phân biệt độ tuổi. Đặc trưng văn hóa ngày nay càng phân cách trẻ em và người lớn tuổi bao nhiêu, thì bạn càng nên tạo điều kiện cho hai thế hệ này đến với nhau nhiều hơn.  Tham gia vào những chương trình trong đó trẻ em được dẫn dắt bởi những đàn anh lớn tuổi hơn hay bởi những người trưởng nhóm, những tổ chức xây dựng các quan hệ nhân ái. Phải mất khá nhiều thời gian để trẻ có thể hòa nhập tốt trong các hoạt động đa thế hệ, nhưng tương giao tuổi tác trong cộng đồng này là rất có lợi. . Đã đến lúc dạy trẻ biết “cho” Ai cũng muốn con mình có lòng bác ái. Làm sao giúp nó đây?  Các hành vi thể hiện sự bác ái bắt nguồn từ gia đình. Độ 3 tuổi trẻ đã có thể làm. giúp trẻ nên người. Có những lúc người lớn chúng ta, do giới hạn thời gian hay công việc, không thể để ý đến con trẻ trong khi nó cố gắng trở nên ngoan ngoãn, hoặc khi nó đang để ý đến tình. tốt. Cha mẹ thường khuyến khích con trẻ chia sẻ đồ chơi và quần áo của mình cho bệnh viện hay hội từ thiện, điều này rất tốt để huấn luyện cho trẻ biết “cho”. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

w