Hãy là người bạn của con 3 tuổi, 5 tuổi, 10 tuổi… trẻ con trải qua những giai đoạn này vời diễn biến tâm lý khác nhau. Hờn dỗi, phá phách hay giữ im lặng cả ngày, không đoái hoài tới ai… nói chung là luôn luôn phức tạp. Nhưng dù trẻ mang tâm trạng nào, ở vào lứa tuổi nào đi nữa thì sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của các bậc cha mẹ cũng đều vô cùng cần thiết. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ tâm lý của trẻ để không phải bị động trước những tình huống bất ngờ, rồi vội vàng đưa ra những cách giải quyết kém hợp lý, thậm chí sai lầm. Ở vào khoảng 4 tuổi, trẻ thường tỏ ra không bằng lòng khi bạn nói chuyện điện thoại với bạn bè hoặc ai đó hơi lâu. Trẻ chạy tời muốn ngắt câu chuyện và bắt đầu khóc. Và nếu bạn không nhận ra thái độ đó kịp thời thì tường phòng khách chắc chắn sẽ bị bôi bẩn hoặc vẽ bậy. Nhưng hãy khoan nóng giận mà “đét” vào mông trẻ vài cái, hay la mắng tơi bời. Hãy tự đặt câu hỏi: Tại sao trẻ lại làm vậy? Từ khoảng 4 đến 9 tuổi, não của trẻ em làm việc gấp đôi so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ cần sự chú ý của cha mẹ, cần sự trả lời mỗi khi trẻ nên lên câu hỏi, cần sự giảng giải thật nhiều về thế giới chung quanh. “Nó không biết chơi một mình hay sao?”, bạn tự hỏi. Đúng vậy. Trẻ đang làm phong phú những khớp thần kinh, những mối quan hệ giữa các nơron. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, trẻ không thể chịu đựng bất kỳ sự cô đơn nào. Chúng rất sợ cảm giác bị bỏ rơi. Làm thế nào? Bạn phải luôn chứng tỏ sự quan tâm của mình bằng mọi cách. Nên lắng nghe lời con trẻ nói một cách thật chăm chú chân thành, dù là những câu nói, câu hỏi vu vơ đi nữa. Đừng la rầy chúng nhiều và nên tự hào vì chính mình là trụ cột cho sự hiểu biết của trẻ. Cha mẹ hãy tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp vĩnh viễn mà trong tương lai chắc chắn sẽ cần tới, khi các em vào độ tuổi trưởng thành. Hãy tìm thêm sự hỗ trợ, hướng dẫn trẻ từ những người thân khác trong nhà. Tới 7-8 tuổi, trẻ không tự mặc quần áo buổi sáng, mặc dù những việc cỏn con như thay chiếc áo sơ mi, quần, mặc thêm áo len… khi cảm thấy bị lạnh, hoặc khi vừa rời khỏi chiếc chăn cấm trên giường, chẳng có gì quá khó khăn đối với chúng. Nhưng trẻ dường như không quan tâm. Tại sao? Không phải tại các em vô ý thức hoặc lười. Đây là lứa tuổi các em bắt đầu hình thành sự mơ mộng, nhất là đối với trẻ sớm phát triển với nhiều ý nghĩ phong phú trong đầu. Trẻ phát hiện được một vài điều mà chúng cho là mới lạ, và chỉ bận tâm đến những chuyện đó. Vì vậy, cha mẹ nên nhắc nhở, hoặc giúp trẻ một tay bằng cách gợi cho chúng nói về vấn đề đang chi phối chúng. 10 tuổi, trẻ đánh nhau với em mình, nhưng bạn có để ý những trận “giáp lá cà” của trẻ thường là nhằm khi có mặt bạn? Chúng muốn đánh nhau trước mặt bạn đấy! Đó là cách mà trẻ nghĩ ra để thu hút sự quan tâm của cha mẹ nhiều hơn. Làm thế nào? Đừng nên la hét, van nài hay giảng đạo lý ngay lúc đó. Hoàn toàn vô ích, trẻ hầu như chẳng buồn để ý bạn đang quát thèt cái gì. Tốt hơn hết là tách chúng ra mỗi khi có xô xát, rồi đẩy mỗi đứa vào một phòng. Nếu có phòng riêng cho từng đứa thì thật tiện, còn không có thì một đứa ở phòng khách, một đứa vào phòng ngủ. Hoặc bạn kiên nhẫn phân tán sự chú ý của trẻ bằng cách “dụ” chúng cùng mình vẽ tranh, hay chơi cờ… Và bước vào tuổi 12, trẻ không làm bài tập. bạn phải nhắc trẻ đến hơn 10 lần là phải tắt tivi, nhưng chúng vẫn phớt lờ và chăm chú với cái màn hình. Đừng nóng giận mà dùng bạo lực với trẻ, như thế là mắc sai lầm. Trẻ muốn xem tivi đơn giản vì chúng thích. Còn đối với bài tập, có thể trẻ có cảm giác dị ứng nên trốn tránh. Có khi là vì những bài tập dạng này khiến trẻ thường hay bị điểm yếu, hoặc giáo viên bộ môn này làm trẻ cảm thấy khó gần nên đâm ra sợ sệt. Một lý do khác nữa là sách giáo khoa đôi khi khá phức tạp với những từ ngữ sư phạm rườm rà, khiến trẻ cảm thấy nhức đấu, rối rắm. Hơn nữa, chúng cũng chưa ý thức được nhiều về tầm quan trọng của việc học hành. Vì thế, trẻ cần sự giúp đỡ, hướng dẫn từ cha mẹ. Bất cứ trường hợp nào, bạn cũng nên gợi ý để trẻ nói lên vấn đề chúng cảm thấy khó khăn. Nếu ít thời gian, bạn có thể vận động sự kèm cặp từ các thành viên khác trong gia đình, hoặc tìm cho trẻ một gia sư. . Hãy là người bạn của con 3 tuổi, 5 tuổi, 10 tuổi… trẻ con trải qua những giai đoạn này vời diễn biến tâm lý khác nhau mình, nhưng bạn có để ý những trận “giáp lá cà” của trẻ thường là nhằm khi có mặt bạn? Chúng muốn đánh nhau trước mặt bạn đấy! Đó là cách mà trẻ nghĩ ra để thu hút sự quan tâm của cha mẹ nhiều. Nhưng hãy khoan nóng giận mà “đét” vào mông trẻ vài cái, hay la mắng tơi bời. Hãy tự đặt câu hỏi: Tại sao trẻ lại làm vậy? Từ khoảng 4 đến 9 tuổi, não của trẻ em làm việc gấp đôi so với người