Hãyhọc như đi picnic
NHỮNG BƯỚC CHUYỂN SÔI ĐỘNG
Giờ Toán, Kiều Trinh, lớp 10 chuyên Tin trường TĐN (Q.1) ngồi khỏe re vì
không cần chép bài. Trinh khoe không chỉ với môn Toán, môn Văn và Sử cũng
vậy, ngay từ đầu năm học, trường bạn đã chủ động trong việc giúp học sinh tự tiếp
thu bài trên lớp. Các bạn được khuyến khích học chủ động bằng cách không học
vẹt, viết từng câu, từng chữ vào vở mà luôn phải xem trước ở nhà, vào lớp dùng đề
cương được trường soạn sẵn để gạch dưới ý chính, những ý cần nhớ. Nhờ vậy, tiết
kiệm được rất nhiều thời gian. Ngoài ra, rất nhiều thầy cô khuyến khích cộng điểm
cho các bạn giơ tay phát biểu, trao đổi ý kiến trực tiếp. Cách học chủ động đó làm
lớp học của Trinh luôn sôi nổi, hiệu quả.
Ngay từ đầu năm học, nhiều trường đã có sự chuyển biến rất rõ trong phương pháp
dạy và học chủ động vì thế, không lạ gì khi nhiều học sinh trường Lê Hồng Phong
khoe mình luôn tự soạn bài vở. L.Chi, lớp 11 trường LHP “bật mí”: “Nhiều tiết
học như tiết Văn, thầy cô chia tụi mình ra thành các nhóm lựa chọn chủ đề: văn
học giai đoạn 1930 - 1945, văn học 1945 - 1975 , các nhóm có thể tìm thêm tư
liệu là các nguồn báo chí, phim ảnh để lên thuyết trình, thảo luận, nhóm khác có
quyền đặt câu hỏi và phản bác lại Những thông tin đa dạng, nhiều chiều làm tụi
mình hiểu bài hơn”.
KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ
”Muốn giúp các em tự học, có lẽ,
chúng ta cần đầu tư cơ sở vật
”Học sinh làm chủ lớp học, bài học của mình,
giáo viên chỉ là người giúp các em đúc kết bài
học, mở rộng thêm một số ý kiến chắc chắn là
một phương pháp giáo dục đúng đắn, cần thiết.
Tuy nhiên, việc học tậpmột cách chủ động
trong giai đoạn hiện nay chủ yếu tập trung ở
các trường chuyên, trường có đầu vào cao.
Còn lại không phải trường nào cũng thực hiện
được cách dạy - học chủ động vì số lượng học
sinh yếu, học sinh thụ động, không biết cách
làm việc nhóm còn rất nhiều. Các em hoàn
toàn không thích nghi với sự thay đổi đó” -
Thầy Gia Thụy, GV dạy Sử trường Nguyễn
An Ninh tâm sự. Đúng như nhận xét của thầy, nhiều học trò các trường: Nguyễn
Thái Bình, Nguyễn Khuyến, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Du than thở mình hầu
như vẫn phải học chay ở nhiều môn học. T. Uyên, lớp 10 trường dân lập N. (TĐ)
than thở về cách dạy đọc chép của cô giáo dạy Địa: “Môn Địa tớ cực kì thấy chán
vì toàn là số liệu, màu sắc cứ loạn cả lên. Hầu hết các bạn trong lớp mình không
biết sử dụng Atlat. Khi học thì cô toàn đọc cho tụi mình chép. Nhưng không trách
cô được, lớp mình đa số các bạn đều rất thụ động, thầy cô cho bài về nhà các bạn
đều không chịu học, không chịu làm bài nên thầy cô cũng không biết phải làm
sao?”. Cùng tâm trạng muốn học chủ động cũng không có cơ hội là MN, lớp 10
trường Nguyễn Thái Bình (Tân Bình): “Đầu năm học ngay ngày khai giảng, thầy
cô đã thông tin là năm rồi có hơn 200 bạn lưu ban, số học sinh yếu nhiều hơn số
học sinh giỏi nên tụi mình thấy nản. Vào lớp, thầy cô dạy, trò ngồi tám, giỡn um
sùm nên hầu như tụi mình không tiếp thu bài vở được chứ nói gì đến việc chủ
động học tập”.
chất tốt hơn cho các trường. Mỗi
lớp học không quá 30 em, giáo
viên mới dễ quản lí. Bên cạnh đó,
số phòng học tăng lên để các em
được học hai buổi.Thời lượng
học tập tăng, thầy trò có thể dùng
thêm các giờ học ngoại khóa để
mở rộng bài vở, để trao đổi cách
học nhóm.”
Cô Bích Duyên (Hiệu phó
trường Lê Quý Đôn)
Sự chuyển biến cách học tập ngay từ đầu năm học ở nhiều trường trong TP.HCM
là một tín hiệu vui với học trò, nhưng khoảng cách giỏi - dở, năng động - thụ động
của những bạn có cơ hội và những bạn không có cơ hội sẽ tăng thêm. Tuy vậy, dù
ở môi trường học chưa được như ý, nhưng nếu bạn quyết tâm học tập, có những
nỗ lực tự thân, thì chuyện “cải thiện” kết quả học tập là hoàn toàn nằm trong tầm
tay.
. Hãy học như đi picnic
NHỮNG BƯỚC CHUYỂN SÔI ĐỘNG
Giờ Toán, Kiều Trinh, lớp 10 chuyên. em tự học, có lẽ,
chúng ta cần đầu tư cơ sở vật
Học sinh làm chủ lớp học, bài học của mình,
giáo viên chỉ là người giúp các em đúc kết bài
học, mở