HOẠT ĐỘNG GÓC ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG I.NỘI DUNG: 1.Góc phân vai -Gia đình:Nấu các món ăn cho mọi người trong gia đình -Bác sĩ:Khám sức khỏe cho mọi người và vật nuôi -Bán hàng:Bán rau quả,thực phẩm quần áo,đồ dùng sinh hoạt và các loại thú nhồi bông. 2.Góc xây dựng:Xây dựng công viên Thủ Lệ 3.Góc tạo hình: -Vẽ,tô màu các con vật sống trong rừng -In tranh từ các con vật -Cắt,dán,làm album từ báo,tạp chí cũ về hình ảnh của các con vật. 4.Góc học tập -Chơi với lô tô các con vật -Chơi trò chơi đô-mi-nô về động vật sống trong rừng. 5.Góc âm nhạc:Biểu diễn các bài hát “Đố bạn”,”Chú voi con ở bản Đôn”… 6.Góc thư viện:Xem tranh,ảnh,sách,tranh truyện về động vật sống trong rừng II.MỤC ĐÍCH_YÊU CẦU 1.Góc phân vai -Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng -Biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi,phân vai chơi,nội dung chơi,tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chính -Biết liên kết các nhóm trong khi chơi,biết thể hiện vai chơi 1 cách tuần tự,chi tiết,độc lập và biết thể hiện 1 số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi. 2.Góc xây dựng -Trẻ biết sử dụng các vật liêu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng “Công viên Thủ Lệ” -Trẻ biết sử dụng đồ dùng,đồ chơi 1 cách sáng tạo 1 -Biết nhận xét ý tưởng,sản phẩm của mình khi tham gia chơi xây dựng 3.Góc tạo hình -Trẻ biết vẽ và tô màu đẹp cho các con vật sống trong rừng -Biết cắt,dán từ báo chí cũ để làm album hình ảnh các con vật sống trong rừng -Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định 4.Góc học tập -Trẻ biết cách chơi với lô tô các con vật -Phát triển óc quan sát,khả năng phán đoán của trẻ. 5.Góc âm nhạc:Trẻ biết hát đúng lời,đúng nhạc và biết cách biểu diễn các bài hát về chủ đề thế giới thực vật 6.Góc thư viện:Trẻ biết đặc điểm của từng con vật sống trong rừng(Biết thức ăn,vận động…của chúng) III.CHUẨN BỊ 1.Góc phân vai -Bộ đồ chơi về đồ dùng gia đình,búp bê các loại,đất nặn,bảng,khay -Các loại rau quả,thực phẩm,bánh kẹo,quần áo,đồ dùng sinh hoạt trong gia đình,các loại thú nhồi bông -Bộ đồ chơi bác sĩ:Trang phục bác sĩ,các đồ chơi về dụng cụ y tế 2.Góc xây dựng:Vật liệu xây dựng như:Gạch,sỏi,các loại cây,cỏ,con vật… 3.Góc tạo hình:Giấy A4,búp sáp,hồ nước,kéo,hồ dán,giấy màu… 4.Góc học tập: -Lô tô các con vật -Các quân bài đô-mi-nô 5.Góc âm nhạc:Mũ múa,trang phục biểu diễn,dụng cụ âm nhạc,phách tre,trống,xắc xô 6.Góc thư viện:Tranh lô tô các con vật sống trong rừng IV.CÁCH TIẾN HÀNH 1.Trò chuyện(Thỏa thuận trước khi chơi) 2 Cô hỏi 2-3 trẻ: -Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con,bạn nào kể cho cô và các bạn biết lớp mình có những góc chơi nào? -Hôm nay con sẽ chơi ở góc nào? -Ai thích chơi ở góc xây dưng?(gia đình,bác sĩ…) -Hôm nay các bác xây dựng định xây gì? -xây dựng công viên Thủ Lệ thì xây dựng như thế nào? -Các con chơi ở góc xây dựng sẽ phân công cho các thợ như thế nào? -Những bạn nào muốn chơi ở góc gia đình? -Những bạn chơi ở góc gia đình muốn nấu các món gì? -Còn góc tạo hình,ai muốn trở thành họa sĩ tài năng nào?Chúng mình hãy vẽ những con vật sống trong rừng thật đẹp để mang đi triển lãm và làm các quyển album ảnh thật đẹp để mang về tặng bố,mẹ các con nhé! -Các con hãy rủ bạn cùng về góc chơi nhé? Giáo dục” -Trong khi chơi,các con phải như thế nào?(Chơi cùng nhau,không tranh giành,quăng ném đồ chơi) -Chơi xong các con phải như thế nào?(Cất đồ chơi gọn gàng,ngăn nắp,đúng nơi quy định) 2.Quá trình chơi(Cho trẻ về góc chơi và tự thỏa thuận vai chơi) Khi trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vài chơi thì cô giúp trẻ thỏa thuận Cô quan sát và dàn xếp góc chơi Góc nào trẻ còn lúng túng,chưa chơi thành thạo thì cô chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực Cô bao quát chung và khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi khác với nhau,đặc biệt là góc phân vai và góc xây dựng 3.Nhận xét; Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi Cho các góc đến tham quan góc xây dựng Cuối giờ cô cho trẻ cất đồ chơi Cô khen ngợi,động viên trẻ,hỏi ý tưởng chơi lần sau 3