SECTRAL 200 (Kỳ 4) - Baclofène : tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều của thuốc hạ huyết áp nếu thấy cần thiết. - Insuline, sulfamide hạ đường huyết : tất cả các thuốc chẹn bêta có thể che lấp một vài triệu chứng hạ đường huyết như đánh trống ngực và nhịp tim nhanh. Báo trước cho bệnh nhân điều này và khuyên bệnh nhân nên tăng cường tự theo dõi đường huyết. - Lidocaine (mô tả cho propranolol, métoprolol, nadolol) : tăng nồng độ lidocaine trong huyết tương và có thể làm tăng các tác dụng ngoại ý trên thần kinh và tim mạch (do giảm chuyển hóa lidocaine ở gan). Điều chỉnh liều lidocaine. Theo dõi lâm sàng, điện tâm đồ và nếu có thể, nồng độ của lidocaine trong thời gian và sau khi ngưng điều trị bằng thuốc chẹn bêta. - Thuốc cản quang có iode : trường hợp bị sốc hoặc tụt huyết áp gây bởi các thuốc cản quang có iode, thuốc chẹn bêta làm giảm các phản ứng bù trừ tim mạch. Phải ngưng điều trị bằng thuốc chẹn bêta nếu có thể mỗi khi cần phải làm các xét nghiệm bằng quang tuyến. Nếu không thể ngưng thuốc được, bác sĩ cần phải trang bị các phương tiện cấp cứu hồi sức thích hợp. Một số phối hợp cũng cần nên lưu ý : - Thuốc kháng viêm không stéroide : giảm tác dụng hạ huyết áp (do các thuốc kháng viêm không stéroide nói chung gây ức chế các prostaglandine gây giãn mạch và nhóm pyrazolé gây giữ muối-nước). - Thuốc đối kháng calcium (dihydropyridine) : hạ huyết áp, trụy tim ở bệnh nhân có suy tim tiềm ẩn hoặc không được kiểm soát (nhóm dihydropyridine có tác dụng inotrope âm tính in vitro, ít nhiều đáng được lưu ý tùy theo sản phẩm và có thể hiệp đồng với tác dụng inotrope âm tính của thuốc chẹn bêta). Việc điều trị bằng thuốc chẹn bêta mặt khác có thể làm giảm các phản ứng giao cảm do phản xạ trong trường hợp động lực máu tăng quá mức. - Thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine (ba vòng), thuốc an thần kinh : tác dụng hạ huyết áp và tăng nguy cơ gây hạ huyết áp thế đứng (hiệp đồng tác dụng). - Corticoide, tétracosactide : giảm tác dụng hạ huyết áp (do corticoide có tác dụng gây giữ muối-nước). - Méfloquine : nguy cơ bị chậm nhịp tim (hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim). TÁC DỤNG NGOẠI Ý Về phương diện lâm sàng : Những tác dụng ngoại ý thường được ghi nhận : suy nhược, cảm giác lạnh đầu chi, chậm nhịp tim, nặng hơn nếu có dịp, rối loạn tiêu hóa (đau bao tử, nôn, mửa), bất lực, mất ngủ, có ác mộng. Rất hiếm gặp hơn : chậm dẫn truyền nhĩ-thất hoặc nặng thêm tình trạng bloc nhĩ-thất đã có, suy tim, tụt huyết áp, co thắt phế quản, hạ đường huyết, hội chứng Raynaud, nặng thêm chứng khập khễnh cách hồi đã có, các biểu hiện ngoài da khác nhau kể cả phát ban dạng vẩy nến. Về phương diện sinh học : Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể xuất hiện kháng thể kháng nhân và chỉ trong trường hợp ngoại lệ có phối hợp với các biểu hiện lâm sàng kiểu hội chứng lupus và khỏi khi ngưng điều trị. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Cao huyết áp : 400 mg/ngày, dùng một lần vào buổi sáng hoặc chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối. Dự phòng cơn đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim nhanh : 400 đến 800 mg/ngày. Điều trị dài hạn sau nhồi máu cơ tim : mỗi lần 200 mg, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối. QUÁ LIỀU Trường hợp chậm nhịp tim hoặc huyết áp giảm quá mức, có thể áp dụng một số biện pháp : - atropine, liều 1 đến 2 mg, đường tĩnh mạch, - glucagon, liều 1 mg, có thể lặp lại, - sau đó, nếu cần, tiêm chậm isoprénaline 25mg hoặc dobutamine 2,5 đến 10 mg/kg/phút. Trường hợp trẻ sơ sinh bị mất bù ở tim do mẹ được điều trị bằng thuốc chẹn bêta : - glucagon, liều cơ bản 0,3 mg/kg, - nhập viện và săn sóc đặc biệt, - isoprénaline và dobutamine : thường dùng liều cao và điều trị kéo dài cần phải được theo dõi ở bệnh viện chuyên khoa (xem Lúc có thai và Lúc nuôi con bú). . SECTRAL 200 (Kỳ 4) - Baclofène : tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh. rối loạn nhịp tim nhanh : 400 đến 800 mg/ngày. Điều trị dài hạn sau nhồi máu cơ tim : mỗi lần 200 mg, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối. QUÁ LIỀU Trường hợp chậm nhịp tim hoặc huyết áp giảm