1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

vẻ vang truyền thống nhà giáo

3 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

vẻ vang truyền thống nhà giáo việt nam - Kính tha: Các vị đại biểu, các đồng chí, cùng toàn thể các em học sinh thân mến. Truyền thống nổi bật trớc hết của nhà giáo Việt nam là lòng nhân ái sâusắc. Một trong những điều đau khổ nhất của nhân dân ta trớc đây là sự dốt nát lạc hậu. Dù ngèo đói đến đâu, ngời dân cũng ráng cho con" học dăm ba chữ để làm ngời". Thông cảm với nỗi đau xót của ngời dốt nát mà ngời biết chữ tự thấy mình có trách nhiệm dạy ngời cha biết chữ và dạy hết chữ mình thì đi học thêm để về dạy tiếp. Xuất phát từ lòng yêu ngời, lòng yêu nghề của nhà giáo Việt nam đậm lòng vị tha, yêu thơng con ngời. Nhà giáo việt nam quan niệm, công việc của nhà giáo việt nam trớc hết là" Dạy ngời", tiếp thu đạo lý làm ngời của những thế hệ trớc để truyền lại cho những thế hệ sau. " Thầy đồ", " Cụ đồ " là những con ngời có học vấn, có đạo đức. Những thầy nổi tiếng hay chữ " Đạo cao đức trọng ", thờng có rất nhiều ngời theo học" Môn đồ". Tính đến năm , bảy trăm nh trờng Lê Quý Đôn, hoặc hai, ba ngàn năm nh Trờng Chu Văn An. Nhà giáo Việt nam, thờng sống giữa nhân dân. Ngày xa, Thầy Đồ thờng đợc dân nuôi cơm, đói no với dân theo mùa, áo quần mỗi năm dân may cho vài bộ. Ngoài thì giờ dạy bảo học trò, Thầy giáo tiếp xúc rộng rãi. Vì ngời Thầy là những ngời hiểu biết nhất trong vùng, nên có việc là dân đến nhờ thầy. Ngày nay, ngời thầy giáo, nhất là ngời thầy giáo ở nông thôn, ở vùng núi, miền xa xôi hẻo lãnh thật sự là một cán bộ địa phơng, là bạn của mọi nhà, là cố vẫn của mọi gia đình. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, những ngời thầy chân chính bao giờ cũng là một ngời yêu nớc. Hoạt động dạy và học, thờng gắn liền với hoạt động cách mạng. Dới chế độ phong kiến, nhà giáo chân chính không tự ràng buộc mình trong quan niệm " Trung quân ái Quốc ". Họ đứng về phía nhân dân, hành động trung với nớc, hiếu với dân của họ từ chỗ không hợp tác, không ra làm Quan với Triều đình nh Võ Trờng Toản. Yêu cầu triều đình trừng phạt bọn gian thần, sửa sang chính sự để yên nớc, yên dân nh Chu Văn An, Nguyễn bỉnh Khiêm. Đến chỗ dẫy binh , trừng trị nhà Vua hoang dâm, bạo ngợc nh Lơng Đắc Bằng hoặc khởi nghĩa chống lại Triều Đình nh Cao Bá Quát. Từ khi Đế Quốc Pháp nổ súng xâm lợc nớc ta. Trong những ngời yêu nớc chống Pháp, bằng nhiều hình thức khác nhau, luôn luôn có mặt những nhà giáo nh: Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Nghi, Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Lơng Văn Can, Phan Bội Châu.v.v. Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn ái Quốc. Bắt đầu cuộc hoạt động yêu nớc của mình bằng nghề dạy học. Đó là Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở Tr- ờng Dục Thanh ( Phan thiết ngày nay ).Tuy không học một trờng s phạm nào, nhng với tinh thần yêu nớc và ý thức đúng đắn về nghề dạy học, đã có một số quan điểm và hoạt động phù hợp với khoa học giáo dục hiện đại nh: Quan điểm giáo dục toàn diện, giảng dạy cụ thể và vừa sức học sinh Sau này, ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan và khi ở chiến khu Việt Bắc. Bác Hồ của chúng ta cũng dạy học. Dạy văn hoáđể dạy chính trị cho những đồng chí công tác gần gũi với với mình và cho cả Đồng bào địa phơng nữa. Điều đặc biệt và có ý nghĩa là 4 đồng chí thay mặt cho các đồng chí Cộng sản họp với Bác ngày mùng 3 tháng 2 năm 1930 để thành lập Đảng cộng sản Việt nam cũng đều là Thầy giáo. Đó là đồng chí Châu Văn Liêm ở trờng s phạm ra dạy ở trờng Thủ Đức ( Long Xuyên ngày nay ). Đồng chí nguyễn Đức Cảnh dạy ở trờng t thục công ích Bạch Mai ( Hà Nội ). Đồng chí Trịnh Đình Cửu thì làm " Gia S " cho nhiều gia đình ở Hà Nội để hoạt động cách mạng và đ/c Nguyễn Thiện Thuật dạy ở Trờng Nhật Đức ( Phố Nhà Chung - Hà Nội ). Đồng chí Lê Duẩn - Cố Tổng bí Th của Đảng ta có nhận xét: " Trong thời kỳ nớc ta bị đô hộ, những ngời tri thức có tâm huyết thờng đi dạy học " Quần chúng rất quý trọng giáo giới, coi họ là tinh hoa của Dân tộc. Chủ nghĩa yêu nớc, t tởng Cách mạng thông qua lớp tri thức dân tộc đó mà đi vào Quần chúng cách mạng. Hiện nay, chúng ta cha có số liệu thống kê về số lợng Nhà giáo tham gia các cấp uỷ Đảng trong các thời kỳ cách mạng. Có thể nêu thêm 1 con số tiêu biểu, trong 6 đồng chí tham gia khởi nghĩa ở Nam kỳ bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị sử tử tại Hóc Môn ngày 28 tháng 08 năm 1941, đã có 4 Nhà giáo, đó là: Phan Đăng Lu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần và Nguyễn Hữu Tiến. Sau Cách mạng tháng tám, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, rồi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Nhà giáo chúng ta luôn là nòng cốt trên mặt trận đấu tranh về văn hoá t tởng, xây dựng nền văn hoá mới, con ngời mới XHCN Việt nam. Xa nay, Ngời Thầy giáo chân chính thì ý nghĩ, lời nói và việc làm là một cuộc sống với lý tởng đạo đức là một. " Thất trảm sớ " của Chu Văn An là biểu hiện của lòng trung thực cao độ của ngời thầy vĩ đại hoặc đề nghị chém 18 Lộng Thần của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy. Nguyễn Đình Chiểu đã sống một cuộc đời đúng nh lý tởng đạo đức của mình, không hợp tác với giặc, yêu nớc, thơng dân , chống gian tà, đề cao nhân nghĩa . . . Các nhà giáo cách mạng, là những tấm gơng sáng, một lòng vì Đảng, vì Dân. Trớc khó khăn không trùn bớc. Trớc kẻ thù thì hiên ngang, bất khuất nh các thầy giáo: Trần Phú, Tống Văn Trân, Phan ngọc Hiển . . . Đạo đức nhà giáo Việt Nam còn thể hiện ở cách sống không màng danh lợi, không chuộng h vinh, luôn luôn trong sáng, giản dị. Ngày xa có biết bao bậc khoa bảng cáo Quan về làng mở trờng dạy học, sống một cuộc sống thanh cao. Ngày nay, trong hoàn cảnh cuộc sống còn nhiều khó khăn, tuyệt đại bộ phận nhà giáo ta vẫn giữ đợc phẩm chất trong sạch, vợt qua gian khổ, phát huy sáng kiến kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nớc ta đã tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu cho các lĩnh vực hoạt động giáo dục thế hệ trẻ. Trong phong trào thi đua " Hai tốt" trong những năm qua, Ngành ta đã có hàng nghìn trờng tiên tiến, hàng chục vạn chiến sĩ thi đua và giáo viên gỏi, nhiều nhà giáo nhân dân, nhà giáo u tú Tất cả đều tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân, Phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ theo đờng lối, mục tiêu giáo dục của Đảng, thể hiện rõ tinh thần " Tất cả vì học sinh thân yêu". Tinh thần phấn đấu trở thành " Tấm gơng sáng " cho học sinh noi theo. Nhiệt liệt chào mừng các đơn vị anh hùng, các anh hùng lao động, các nhà giáo nhân dân và nhà giáo u tú. Chúng ta xem đây là niềm tự hào, là vinh dự chung của toàn nghành, của từng trờng học và của mỗi nhà giáo chúng ta. Dới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, toàn ngành ta đang tiến quân mạnh mẽ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục của Đảng. Trớc mắt , quyết tâm xoay chuyển tình thế nhà trờng, gắn liền với đời sống, gắn liền với yêu cầu phục vụ tốt kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh của đất nớc và của từng địa phơng. Gơng cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt nam, học tập các đơn vị anh hùng và các anh hùng lao động. Mỗi một thầy giáo, Cô giáo chúng ta trên mặt trận giáo dục " Tuy không đột xuất nhng rất vẻ vang này ". Hãy ra sức hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dỡng thế hệ trẻ, góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thực hiện quyết định của Chính Phủ, ngày 20/11 hàng năm thực sự trở thành ngày hội của toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Nhng trớc hết là ngày truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo việt nam. Những thành tựu mà ngành giáo dục đào tạo đạt đợc hôn nay, chính là nhờ các Thầy giáo , Cô giáo của bao thế hệ đã tận tình tâm huyết với nghề, tạo nên những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo việt nam. Ôn lại truyền thống đó, mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng thêm lòng thiết tha yêu nghề dạy học và lòng tự hào về vị trí xã hội và sự vinh quang của nghề nghiệp. Nh Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: " Ngời thầy giáo tốt - Thầy giáo xứng đáng là Thầy giáo - Là ngời vẻ vang nhất - Những thầy giáo tốt xứng đáng là Ngời vô danh " Kỷ niệm Ngày Nhà giáo 20 tháng 11 năm nay, ngành ta rất vui mừng và phấn khởi đón nhận và thực hiện Nghị quyết Trung ơng lần thứ X của Đảng và cuộc vận động chống tiêu cực của Bộ trởng Bộ GD&ĐT: " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ". Phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam, thiên chức của ngời thầy giáo là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hoá của dân tộc, của nhân loại. Ngời thầy giáo góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối quá khứ giữa hiện tại và tơng lai của Dân tộc. Xứng danh với thiên chức vinh quang ấy, mỗi Nhà giáo chúng ta tiếp tục rèn luyện năng lực phẩm chất để đảm nhiệm xứ mệnh mới: Giáo dục thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc. Cuối cùng, xin kính chúc các vị Đại biểu, các thầy giáo Lão thành, các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi! Xin chân thành cám ơn. . vẻ vang truyền thống nhà giáo việt nam - Kính tha: Các vị đại biểu, các đồng chí, cùng toàn thể các em học sinh thân mến. Truyền thống nổi bật trớc hết của nhà giáo Việt nam là. cho sự nghiệp giáo dục. Nhng trớc hết là ngày truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo việt nam. Những thành tựu mà ngành giáo dục đào tạo đạt đợc hôn nay, chính là nhờ các Thầy giáo , Cô giáo của bao. bao thế hệ đã tận tình tâm huyết với nghề, tạo nên những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo việt nam. Ôn lại truyền thống đó, mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng thêm lòng thiết tha yêu nghề dạy

Ngày đăng: 05/07/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w