1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Về việc thi nâng ngạch giáo viên Trung học phổ thông

7 885 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –––––––– Số: /2009/TT-BGDĐT Dự thảo lần thứ 3 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày tháng năm 2009 QUY ĐỊNH Về việc thi nâng ngạch giáo viên Trung học phổ thông lên giáo viên Trung học phổ thông cao cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BGDĐT ngày tháng năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) –––––––––––––– I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Quy định này quy định việc thi nâng ngạch giáo viên THPT (mã ngạch 15.113) lên ngạch giáo viên THPT Cao cấp (mã ngạch 15.112), bao gồm: đối tượng và điều kiện dự thi; hồ sơ dự thi; hình thức và nội dung thi; tổ chức kỳ thi nâng ngạch. 2. Đối tượng thi nâng ngạch là giáo viên hiện đang công tác tại các trường THPT, TTGDTX, THPT Chuyên, DTNT (gọi chung là các trường THPT) đang hưởng lương ở mã số ngạch giáo viên trung học phổ thông, được thủ trưởng đơn vị bố trí làm công việc phù hợp với trình độ đào tạo và đạt các tiêu chuẩn của ngạch đề nghị chuyển loại. 3. Việc tổ chức thi và chọn cử người đi thi được thực hiện theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố tổ chức thi nâng ngạch cho giáo viên THPT tại các địa phương. II. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC THI NÂNG NGẠCH 2.1. Tiêu chuẩn được dự thi 1 Công chức, viên chức đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây thì được dự thi đề nghị nâng ngạch 1. Đạt yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của ngạch đề nghị chuyển. 2. Có Bằng thạc sỹ hoặc chứng chỉ học các chuyên đề sau đại học về môn học trực tiếp giảng dạy. 3. Có chứng chỉ C ngoại ngữ. Giáo viên ngoại ngữ phải có chứng chỉ C ngoại ngữ thứ hai. 4. Có ít nhất 03 sáng kiến kinh nghiệm thuộc chuyên đề cải tiến chuyên môn và giáo dục được cấp tỉnh/ thành phố công nhận. Đã được công nhận giáo viên giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên. 5. Có chứng chỉ Lý luận chính trị theo chương trình bồi dưỡng cho công chức sau đại học. 6. Hoàn thành tốt các nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức. 7. Được cơ quan, đơn vị bố trí công việc đúng với chuyên môn được đào tạo. 8. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật. 9. Về thời gian thâm niên công tác, phải có thời gian làm việc liên tục ở ngạch Giáo viên THPT 09 năm trở lên (không kể thời gian thử việc). 10. Được Hội đồng sơ tuyển của trường THPT công tác xét duyệt theo tiêu chuẩn và hiệu trưởng nhà trường có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi. 2.2. Hồ sơ cá nhân đề nghị thi nâng ngạch, gồm 1. Đơn xin dự thi nâng ngạch. 2. Bản nhận xét, đánh giá viên chức của cơ quan, đơn vị trong thời gian giữ ngạch hiện hưởng. 3. Bản sao các văn bằng chứng chỉ theo yêu cầu về trình độ. 4. Quyết dịnh lương hiện hưởng. 5. Giấy khám sức khoẻ. III. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI NÂNG NGẠCH 3.1. Hình thức thi nâng ngạch Hình thức thi, gồm: thi viết và thi vấn đáp về kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. 3.2. Nội dung phần thi viết 2 1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và về giáo dục phổ thông, giáo dục Thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. 2. Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 3. Luật, Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện; pháp lệnh phòng chống tham nhũng; pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 4. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan (ban hành theo nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ (và các văn bản hướng dẫn). 5. Tiêu chuẩn ngạch Giáo viên trung học cao cấp, giáo viên TCCN cao cấp (theo Văn bản quy định hiện hành). 6. Chuyên môn, nghiệp vụ 6.1. Đối với giáo viên giảng dạy cấp Trung học phổ thông. a) Mục tiêu, nội dung chương trình môn học, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học người dự thi đảm nhiệm giảng dạy. b) Cập nhật kiến thức khoa học bộ môn giảng dạy; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. c) Xác định được yêu cầu đối với người giáo viên bộ môn theo yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. d) Những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, đặc biệt là quá trình dạy học ở trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên; đặc điểm tâm lý và đặc điểm hoạt động học tập của người học. đ) Hiểu biết và có kỹ năng thực hiện các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. e) Quy chế đánh giá xếp loại người học; quy chế thi, nghiệp vụ làm thi. 6.2. Đối với giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp a) Mục tiêu, kế hoạch đào tạo của các ngành nghề và chương trình các môn học được phân công giảng dạy. Hiểu được mục tiêu, nội dung đổi mới giáo dục chuyên nghiệp. b) Kiến thức khoa học bộ môn (bao gồm lý thuyết và thực hành): mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy đặc trưng của môn học người dự thi đảm nhiệm giảng dạy, hướng dẫn; nắm vững tình hình thực tế sản xuất, lao động cùng các xu thế phát triển, tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn mà thí sinh đảm nhiệm. c) Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về thái độ trong chương trình đào tạo của ngành, nghề đào tạo. 3 d) Hiểu và phân tích rõ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, vận dụng được trong quá trình dạy học. đ) Quy chế đánh giá xếp loại học sinh; quy chế thi, nghiệp vụ làm thi. 7. Thi tin học: Chương trình tin học thực hành Word, Excel; soạn giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm quản lý học sinh và tra cứu dữ liệu thông qua mạng internet. 8. Thi Ngoại ngữ Bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trình độ C một trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc theo đăng ký của người dự thi. 3.3. Nội dung phần thi vấn đáp 1. Người dự thi xây dựng và bảo vệ bản đề cương chi tiết một đề tài khoa học cấp trường về chuyên ngành đang đảm nhiệm trước hội đồng thi. 2. Trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo về các vấn đề thuộc các lĩnh vực sau: a) Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ lên lớp, trong các hoạt động giáo dục; b) Xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử với nhân dân, phụ huynh và người học; c) Quy chế đánh giá xếp loại người học; quy chế thi, nghiệp vụ làm thi; d) Mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn thí sinh đảm nhiệm giảng dạy; Phương pháp tự học, tự rèn để có kiến thức, trình độ sư phạm tốt; đ) Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; e) Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. IV. TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH 4.1. Hội đồng sơ tuyển 1. Hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập Hội đồng sơ tuyển, có 05 hoặc 07 thành viên gồm: - Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng cơ quan, đơn vị; - Phó chủ tịch Hội đồng là cấp phó cơ quan, đơn vị phụ trách về phân công lao động; 4 - Các uỷ viên là lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức, viên chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn. Chủ tịch Hội đồng phân công một trong số các uỷ viên kiêm thư ký Hội đồng. 2. Hội đồng sơ tuyển thi nâng ngạch viên chức của đơn vị căn cứ nhu cầu của cơ quan, đơn vị tiến hành họp xét, đối chiếu tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại mục II, lập biên bản về kết quả sơ tuyển; 3. Căn cứ biên bản của Hội đồng sơ tuyển, thủ trưởng đơn vị quyết định danh sách viên chức đề nghị được tham gia dự thi nâng ngạch và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định gửi Sở Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ cá nhân có gửi kèm theo biên bản xét đề nghị cử viên chức của đơn vị dự thi nâng ngạch. 4.2. Hội đồng thi nâng ngạch 4.2. 1. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch a) Thành lập Hội đồng thi: Căn cứ vào nhu cầu và số lượng người đăng ký dự thi thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập các Hội đồng thi theo cụm đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho người dự thi. Chủ tịch là lãnh đạo Bộ GD & ĐT; Phó Chủ tịch gồm 03 người (Lãnh đạo Bộ GD & ĐT thống nhất với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); thư ký gồm 3 người (hai người của Bộ GD & ĐT, một người là của địa phương); các uỷ viên là các CV, GVG có uy tín, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao. b) Hội đồng thi hoạt động theo Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 4.2.2. Tổ chức thi nâng ngạch a) Tổ chức thi kiến thức chung: Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thi, đánh giá kiến thức chung về nhận thức, tư tưởng chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, … b) Tổ chức thi chuyên môn, nghiệp vụ: Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thi, đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,… c) Tổng hợp kết quả thi: Mỗi phần thi được tính một bài thi; người dự thi đạt yêu cầu là mỗi bài thi đều đạt yêu cầu trở lên V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 5.1. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên 5 môn trực thuộc tổ chức hướng dẫn và quán triệt hình thức, nội dung thi nâng ngạch giáo viên trung học lên giáo viên trung học cao cấp tại Thông tư này tới giáo viên cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục, giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp. 5.2. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thi nâng ngạch giáo viên trung học cao cấp cho giáo viên trung học của các địa phương hàng năm. 5.3. Điều khoản thi hành Cơ quan, đơn vị và cá nhân nào vi phạm việc thi nâng ngạch theo Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan tuỳ theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu giải quyết. KT. Bộ trưởng Thứ trưởng Phạm Vũ Luận 6 7 . thức, nội dung thi nâng ngạch giáo viên trung học lên giáo viên trung học cao cấp tại Thông tư này tới giáo viên cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục, giáo viên các trường trung cấp chuyên. định việc thi nâng ngạch giáo viên THPT (mã ngạch 15.113) lên ngạch giáo viên THPT Cao cấp (mã ngạch 15.112), bao gồm: đối tượng và điều kiện dự thi; hồ sơ dự thi; hình thức và nội dung thi; . việc thi nâng ngạch giáo viên Trung học phổ thông lên giáo viên Trung học phổ thông cao cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BGDĐT ngày tháng năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) –––––––––––––– I.

Ngày đăng: 05/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w