Lãnh đạo từ phía sau Bây giờ và những thập kỷ tiếp theo hoặc hơn nữa, các nhà lãnh đạo có hiệu quả nhất sẽ là người biết cách lãnh đạo từ phía sau. Cụm từ này của không ai khác chính là tổng thống Nelson Mandela. Trong cuốn tự truyện của mình, ông Mandela coi một nhà lãnh đạo vĩ đại giống như một người chăn cừu: "Anh ta đi đằng sau đàn cừu, để cho những con nhanh nhẹn nhất trong đàn đi trước, trong khi những con khác đi theo, mà không nhận ra rằng chúng đang được dẫn dắt từ phía sau." Đó là một khái niệm xuất hiện trong thời gian gần đây do một số thực tế đã thay đổi: 1. Hợp đồng tâm lý giữa các công ty và người làm công đang thay đổi. Trong nhiều lĩnh vực, con người có xu hướng tìm kiếm nhiều ý nghĩa và mục đích hơn trong cuộc đời làm việc của mình. Họ muốn và ngày càng mong muốn được đánh giá vì họ là ai và có thể làm gì để đóng góp những điều lớn hơn chính bản thân họ. Con người mong có cơ hội cùng làm nên mục đích của công ty. Họ mong muốn được phối hợp với các tổ chức đóng vai trò tích cực trên thế giới. 2. Sáng tạo là chìa khoá của cạnh tranh, nhưng sáng tạo không chỉ là lợi nhuận mà còn là một quá trình liên tục. Ý niệm của xã hội về nhà sáng tạo tài ba, thiên tài duy nhất với một cú loé sáng bất ngờ thật khó bị lay chuyển. Nhưng, xét cho cùng, một chiếc iPod hoặc bộ phim của hãng Pixar không phải là sản phẩm của một tầm nhìn hay sức lao động của một cá nhân đơn lẻ. Hầu hết mọi đổi mới là kết quả cộng tác của một nhóm đa dạng và là một quy trình khám phá và thử nghiệm tập thể. Những người nắm quyền lực từng được dạy rằng nhiệm vụ của họ là nghĩ ra những ý tưởng lớn, nhưng sự sáng tạo bền vững chỉ được duy trì khi tất cả mọi người đều có cơ hội thể hiện "một chút thiên tài" trong họ. Sự đột phá chỉ đến khi những con người dường như bình thường có những đóng góp phi thường. 3. Các nhà lãnh đạo có khả năng khuyến khích các ý tưởng bứt phá không bằng cách tạo ra những kẻ theo đuôi chuyên thừa hành "ý chỉ", mà xây dựng những cộng đồng có thể đổi mới. Tất nhiên, các nhà lãnh đạo cần phải hành động như người định hướng và tạo ra tầm nhìn, họ cần phải chuẩn bị cho những nhiệm vụ đó. Vấn đề là những kỹ năng này thường xuyên được nhấn mạnh tới mức có thể đánh đổi chúng cho những thứ khác đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nếu công ty đang tìm kiếm sự đổi mới, sẽ là vô nghĩa nếu nói rằng công việc của lãnh đạo là đặt ra quy trình và huy động mọi người tuân theo. Mô hình lãnh đạo kiểu truyền thống tỏ ra không còn hiệu quả. Lãnh đạo từ phía sau không có nghĩa là bỏ qua những trách nhiệm lãnh đạo. Suy cho cùng, người chăn cừu phải biết chắc rằng cả đàn cừu đang đi cùng nhau. Anh ta sử dụng nhân viên để thúc và lùa nếu đàn cừu đi lạc ra xa hoặc gặp nguy hiểm. Đối với những nhà lãnh đạo, đó là vấn đề khai thác tài năng tập thể của tất cả mọi người. Làm vậy đòi hỏi hai trách nhiệm lớn không dễ thực hiện. Trước hết, các nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng tổ chức của mình sẵn sàng đổi mới. Về cơ bản, điều này là để xây dựng cộng đồng. Một số nhà lãnh đạo coi chức năng này như "tạo ra một thế giới nơi mọi người muốn thuộc về." Trong một số cộng đồng, mọi người được đánh giá vì họ là ai và có cơ hội đóng góp điều gì đó lớn hơn chính bản thân mình. Những cộng đồng này có một mục đích chung, những giá trị và nguyên tắc gắn kết theo đó mọi người hợp tác và giải quyết vấn đề cùng nhau. Một mục đích chung sẽ làm con người gần nhau hơn và khiến họ sẵn lòng làm việc chăm chỉ vì đổi mới. Thứ hai, các nhà lãnh đạo cần phải xây dựng các khả năng tổ chức cần thiết để mọi người tham gia vào quá trình đổi mới. Ba khả năng thiết yếu của tổ chức là: sự cọ xát sáng tạo (khả năng tạo ra các ý tưởng qua thuyết trình và tranh luận trí tuệ); sự nhanh nhạy sáng tạo (khả năng kiểm tra và sàng lọc các ý kiến thông qua hành động mau lẹ); và giải pháp sáng tạo (khả năng đưa ra các quyết định theo cách hợp lý nhất). Những ai có khả năng đặc biệt với vai trò lãnh đạo từ phía sau dường như tỏ ra khác biệt với những người vượt trội trong lãnh đạo trực tiếp. Và điều này đặt ra câu hỏi: liệu có phải chúng ta đang nhận ra và phát triển những nhà lãnh đạo có thể tận dụng sức mạnh của trí tuệ tập thể? (Linda Hill hiện là giáo sư quản trị kinh doanh tại Trường kinh doanh Harvard và Chủ tịch Chương trình Sáng kiến Lãnh đạo) Nguồn: VNR500 . Lãnh đạo từ phía sau Bây giờ và những thập kỷ tiếp theo hoặc hơn nữa, các nhà lãnh đạo có hiệu quả nhất sẽ là người biết cách lãnh đạo từ phía sau. Cụm từ này của không ai. của lãnh đạo là đặt ra quy trình và huy động mọi người tuân theo. Mô hình lãnh đạo kiểu truyền thống tỏ ra không còn hiệu quả. Lãnh đạo từ phía sau không có nghĩa là bỏ qua những trách nhiệm lãnh. trò lãnh đạo từ phía sau dường như tỏ ra khác biệt với những người vượt trội trong lãnh đạo trực tiếp. Và điều này đặt ra câu hỏi: liệu có phải chúng ta đang nhận ra và phát triển những nhà lãnh