Đã có thuốc điều trị nhiễm xạ Bài viết cập nhật lúc: 05:48 ngày 26/08/2009 Thuốc có mã số CBLB502, là thành quả sau nhiều năm nghiên c ứu và phát triển của nhà di truyền học phân tử người Mỹ Andrei Gudkov và công ty Cleveland Biolabs. Thuốc sẽ giúp con người tránh được các hậu quả đau đ ớn do nhiễm xạ, hay các tác dụng phụ của điều trị ung thư b ằng xạ trị. Các thử nghiệm trên khỉ bị nhiễm xạ cho thấy có tới 60% khỉ ở nhóm được tiêm thuốc sống sót. Hiện nhóm nghiên cứu đang hoàn t ất các thủ tục để CBLB502 được cấp phép lưu hành trong vòng hai năm tới. Theo www.phapluattp.vn Từ khóa bài viết "Đã có thuốc điều trị nhiễm xạ": Cleveland, khỉ, mã số, nghiên cứu phát triển, người Mỹ,nhiễm phóng xạ, phần tử, tác dụng phụ, thành quả, thuốc, tiêm thuốc, ung thư, xạ trị, điều trị TIN TIẾP THEO Điều trị nhiễm xạ bằng thuốc y học dân tộc Bài viết cập nhật lúc: 09:43 ngày 20/01/2010 Năm 1992, sau vụ nổ Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl, có nhiều bệnh nhân sang Việt Nam điều trị nhiễm phóng xạ bằng thuốc “điều biến đáp ứng sinh học” do các nhà khoa học Việt Nam điều chế. Kết quả đem lại thật bất ngờ. “Thật diệu kỳ”, một bác sĩ Ukraina thốt lên khi thấy kết quả điều trị của viên thuốc “điều biến đáp ứng sinh học” của Việt Nam. Ông đã nghiên cứu nhiều phương pháp điều trị cho các kỹ sư bị nhiễm xạ sau sự cố nổ lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl ngày 26/4/1986. Nhưng ông vẫn không khỏi ngạc nhiên khi thấy sức khỏe của người nhiễm xạ có chuyển biến tích cực nhờ sử dùng loại thuốc trên. Bất ngờ về công dụng của thuốc Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Phách, nguyên Phó giám đốc Học viện Quân y và Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và bảo vệ phóng xạ (nay là Viện Y học phóng xạ và u bướu Quân đội) cho biết, sản phẩm thuốc “điều biến đáp ứng sinh học” thuộc công trình nghiên cứu cấp nhà nước “Nghiên cứu các loại thuốc có khả năng chống phóng xạ, thải xạ từ dược liệu thiên nhiên” (mã số 50.01.06.04) do ông chủ trì. Năm 1992, có khoảng 100 bệnh nhân Nga, Ukraina bị nhiễm phóng xạ do vụ nổ Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sang Việt Nam để điều trị ở Viện Y học dân tộc. Được mời tham gia khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, giáo sư Nguyễn Xuân Phách đã dùng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng bệnh tình của bệnh nhân vẫn không biến chuyển. Sau đó, ông đề nghị điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc “điều biến đáp ứng sinh học”, được sản xuất từ kết quả của đề tài nghiên cứu do ông chủ trì. Sản xuất thuốc “điều biến đáp ứng sinh học” tại Viện Y học phóng xạ và u bướu quân đội. Ảnh: H.Thu Giáo sư Phách cùng một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành đo xạ toàn thân người bệnh. Qua đó, đã phát hiện trong cơ thể bệnh nhân còn chất phóng xạ cesium (chất lan tỏa trong không khí sau vụ nổ lò phản ứng hạt nhân). Hầu hết bệnh nhân có dấu hiệu tim đập chậm, khoảng từ 52 - 57 lần/phút, cơ tim yếu; áp huyết não kém… Sau khi xác định các chỉ số sức khỏe, sinh học, các bệnh nhân được cho uống thuốc “điều biến đáp ứng sinh học”. Mở rộng ứng dụng y học hạt nhân Sau 1 tuần, sức khỏe của tất cả bệnh nhân đã có chuyển biến tích cực: không còn chất phóng xạ; nhịp tim, huyết áp não trở lại bình thường. Các chỉ số này được xác định qua phương pháp điện tâm đồ và các kỹ thuật y tế khách quan. Một số người mắc các bệnh bướu cổ, phì tuyến giáp trạng khi điều trị bằng loại thuốc này cũng khỏi hẳn. Giáo sư Phách cho biết, thành phần chính của thuốc là mai rùa cùng một số phụ gia dược liệu khác. Sau khi tiến hành điều trị hàng loạt cho các bệnh nhân Chernobyl, công trình “Nghiên cứu các loại thuốc có khả năng chống phóng xạ, thải xạ từ dược liệu thiên nhiên” được phát triển theo hướng ứng dụng (nằm trong đề tài cấp nhà nước về y học hạt nhân KC-09.02). Theo đó, vùng dược liệu được mở rộng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện, Viện Y học phóng xạ và u bướu Quân đội ứng dụng sản xuất thuốc “điều biến đáp ứng sinh học” để phục vụ cho các bệnh nhân sau điều trị bằng dược chất phóng xạ. Đại tá, tiến sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, Viện trưởng Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội cho biết: Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện các khả năng chống phóng xạ, thải xạ từ dược liệu thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị các điều kiện ứng phó với các sự cố phóng xạ hạt nhân. Theo www.baodatviet.vn Từ khóa bài viết "Điều trị nhiễm xạ bằng thuốc y học dân tộc": bệnh nhân, chất phóng xạ, Chernobyl, công trình nghiên cứu, hiệu quả kinh tế, Học Viện Quân Y, lò phản ứng hạt nhân, Nga, nhà máy điện nguyên tử, nhiễm phóng xạ, nhịp tim, phóng xạ, sinh học, thuốc, Ukraina, y học, đáp ứng, điều biến, điều trị Việt Nam chế tạo xe tự hành chống phóng xạ, dịch bệnh Bài viết cập nhật lúc: 05:15 ngày 26/03/2010 Tám năm qua, GS Nguyễn Thiện Phúc cùng đồng nghiệp thuộc Trung tâm nghiên cứu tự động hóa, ĐH Bách Khoa Hà Nội phát triển thành công nhiều mẫu robocar (xe tự hành) có thể ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Robocar là tên gọi của những robot cải tiến có khả năng tự di chuyển và thực hiện nhiệm vụ được giao, với sự linh hoạt và mức độ “thông minh hóa” cao. Tiền thân của robot tự hành Xuất phát điểm của robocar là mẫu robot RP, được các thành viên Trung tâm nghiên cứu tự động hóa thiết kế và chế tạo năm 2002. Đây là mẫu robot phỏng sinh học có thiết kế giống cánh tay con người, sử dụng cơ cấu pantograph với 2 con trượt dẫn động, có nhiệm vụ phụ việc trong phân xưởng chế tạo cơ khí. Cơ chế hoạt động của robot này khá đơn giản, với một vài thao tác định trước, được lặp đi lặp lại. Robocar là phương án nâng cấp để robot RP có thể tự di chuyển trên bánh xe.Hệ thống này gồm cơ cấu robot RP và cơ cấu xe di chuyển được điều khiển thống nhất bằng các bộ phận cảm biến, thiết bị xử lý và chương trình phần mềm điều khiển. Từ phương án này, 2 phiên bản robocar RP đã được thiết kế và vận hành, với định hướng ứng dụng trong phân xưởng công nghiệp. Robocar RP 01. Robocar RP 02. Nhu cầu “thông minh hóa” đã khiến robocar RP 02 ra đời. Với nhiều cải tiến về module di chuyển và hệ điều hành, mẫu robocar này có thể thực hiện các thao tác phức tạp hơn nhiều, với định hướng ứng dụng được mở rộng. Robot bước vào cuộc sống Từ lĩnh vực công nghiệp, robocar bắt đầu thâm nhập lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi mức thông minh và linh hoạt cao hơn. Các nhóm sản phẩm có tính năng đa dạng đã xuất hiện, gồm có: robocar phục vụ phòng chống dịch bệnh, robocar phục vụ người tàn tật, ốm đau, robocar địa hình, robocar cảnh vệ, robocar hướng dẫn viên. GS, TS Nguyễn Thiện Phúc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tự động hóa, nhận định: “Ngành chế tạo robot đang có những thay đổi nhất định để chuyển từ tư duy dùng robot đa năng trong công nghiệp sang robot chuyên môn hóa phục vụ cuộc sống. Những thế hệ robot mới sẽ thông minh hơn, có thể tự xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong quá trình làm việc”. Robocar Chữ thập đỏ. Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Minh, chủ nhiệm đề tài “Xe tự hành phục vụ y tế trong môi trường độc hại, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm xạ”, các mẫu robocar PHC – 02, BB – 02 và CVT – 01 đã được nghiệm thu tại một số bệnh viện ở Hà Nội như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Dệt may… Robocar cảnh vệ với sensor hồng ngoại nhìn đêm (trái) và robocar địa hình leo thang (phải). Theo www.baodatviet.vn Xử lý ô nhiễm phóng xạ urani bằng vi khuẩn Thứ ba, 28 Tháng 10 2008 10:10 Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ Urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ bom hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl,… hằng năm làm nhiễm độc 2 500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. 1. Thực trạng ô nhiễm phóng xạ Urani Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này, thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhiều cho con người bằng lưọng phóng xạ vào nguồn nước. Bởi vì, trong không khí – các tia phóng xạ chỉ có một không gian tác động rất hạn chế và giảm dần theo thời gian; còn trong nước, nó có thể đi xa hơn và gây độc cho những vùng lân cận. Không những thế ảnh hưởng của chúng ngày càng tăng theo thời gian do sụ tích tụ phóng xạ trong nước ngày càng lớn hơn. Vì vậy, khi Hiroshima và Chernobyl bị ảnh hưởng trực tiếp của phóng xạ hạt nhân nhưng những vùng rất xa ở xung quanh cũng bị tác động theo, do nguồn nước ngầm liên thông giữa các vùng. Người ta đã phát hiện những triệu chứng nhiễm độc phóng xạ trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung tâm phóng xạ này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng vì nằm quá tầm hoạt động của các tia phóng xạ sau các vụ nổ. Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy chúng vẫn bị ảnh hưởng…. 2. Giải pháp xử lý ô nhiễm phóng xạ bằng vi khuẩn. Trong hơn một thập niên qua, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Colombia (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã tìm ra loại siêu vi khuẩn(Super Bacteria) có khả năng giúp con người xử lý được các phân tử Urani phóng xạ. Tên của loài vi khuẩn đó là Tshewanella oneidensis thuộc họ Tshewanella. Trong đời sống tự nhiên, chúng liên kết thành các tập đoàn không bền vững có cấu trúc giống như những chuỗi hạt ngọc trai mà mỗi hạt ngọc trai là một vi khuẩn. Mỗi chuỗi như vậy dài 5 mm, các chuỗi được liên kết lại với nhau tạo nên một mạng lưới chằng chịt. Đây là một chủng kị khí không bắt buộc khi không có ôxi, chúng sẽ sử dụng nguồn năng lượng cung cấp từ các phân tử phóng xạ. Theo đó chúng sẽ tiến hành tách lấy các điện tử của phân tử Urani có khả năng gây độc cực mạnh cho nguồn nước vì chúng tan vo hạn trong nước thì Uranit trở thành phân tử lành tính. Chúng còn được gọi là Dioxit Urani(UO2), không tan trong nước và khá trơ về mặt hoá học. Vì vậy, người ta có thể thu hồi chúng bằng các phương pháp lọc truyền thống hay bằng các cột trao đổi iôn. Khi hoạt động Tshewanella oneidensis sẽ tiết ra một loại chất nhờn khô đi, nó sẽ tạo thành một lớp vỏ cứng ngăn cản sự rò rỉ của Urani hoà tan ở bên trong ra bên ngoài, điều này cũng giống như Tshewanella oneidensis cũng tạo ra một nhà tù để nhốt Urani lại vậy. 3. Hi vọng vào môi trường không có ô nhiễm phóng xạ Hiện giờ, các nhà khoa học đang tiến hành sang một bước mới, đó là tìm hiểu cơ chế làm sao Tshewanella oneidensis có thể chuyển Urani thành Uranit, và do chủng vi khuẩn hiện nay có hoạt tính không mạnh nên họ cần phải tạo ra những chủng đột biến mạnh hơn, nhăm có thể tăng tốc việc chuyển hoá Urani. Hơn thế nữa, do là củng kị khí không bắt buộc và hoạt tính của Tshewanella oneidensis giảm khi có khí ôxi nên các nhà khoa học còn tìm cách để duy trì hoạt tính cho chúng trong môi trường có khí ôxi hay không. Những khó khăn còn đó nhưng các nhà khoa học luôn tin rằng tưong lai gần sẽ thu được, loại vi khuẩn tốt nhất. Nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường do phóng xạ của Urani, đảm bảo cuộc sống an lành cho những người dân, gần khu vực nhà máy điện hạt nhân. . trị nhiễm xạ& quot;: Cleveland, khỉ, mã số, nghiên cứu phát triển, người Mỹ ,nhiễm phóng xạ, phần tử, tác dụng phụ, thành quả, thuốc, tiêm thuốc, ung thư, xạ trị, điều trị TIN TIẾP THEO Điều trị. Biolabs. Thuốc sẽ giúp con người tránh được các hậu quả đau đ ớn do nhiễm xạ, hay các tác dụng phụ của điều trị ung thư b ằng xạ trị. Các thử nghiệm trên khỉ bị nhiễm xạ cho thấy có tới 60%. Đã có thuốc điều trị nhiễm xạ Bài viết cập nhật lúc: 05:48 ngày 26/08/2009 Thuốc có mã số CBLB502, là thành quả sau nhiều năm nghiên c ứu