Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm Tên đề tài MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐÚC KẾT QUA CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập với nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là bước đột phá quan trọng, đem lại những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực đưa đất nước thốt khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu và khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Nền Kinh tế thị trường có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí đang ngày càng nâng dần lên theo xu hướng phát triển của xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã có sự tác động xấu đến đời sống xã hội và trong đó có sự tác động rất to lớn về mặt đạo đức đã làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hố, chuẩn mực đạo đức thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong đời sống xã hội đã xuất hiện những biểu hiện thiếu lành mạnh chạy theo nhu cầu vật chất tầm thường và thị hiếu thẩm mỹ mang tính lai căng hồn tồn xa lạ với bản chất Xã hội chủ nghĩa. Thậm chí đã xuất hiện những hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng như: trộm cắp, cướp của, giết người, ma t, mại dâm, rượu chè, cờ bạc mà phần lớn những đối tượng này lại rơi vào lứa tuổi vị thành niên và tệ hại hơn là các hiện tượng nêu trên đã có sự thâm nhập vào mơi trường học đường. Chính vì vậy mà trong các trường học đã có những trường hợp học sinh trộm cắp, chấn lột hành hung bạn học cùng lớp. Vơ lễ, xúc phạm danh dự nhân phẩm, thậm chí hành hung thầy cơ giáo làm cho những người có trách nhiệm, đặc biệt là đội ngũ giáo viên hết sức quan tâm và lo ngại. Vì thế mà việc tìm kiếm những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đang trở thành bài tốn khó - vấn đề nan giải của ngành giáo dục. Cũng vì vậy mà Bộ GD - ĐT đã có chủ trương là cần coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Xem đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu có vai trò quan trọng cần được tiến hành song song với q trình bồi đắp kiến thức cho học sinh. Người xưa đã từng đúc kết " Tiên học lễ, hậu học văn``. Ngày nay câu nói ấy vẫn còn ngun giá trị và nó trở thành phương châm của ngành giáo dục đào tạo. Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 1 Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm Là một giáo viên được nhà trường phân cơng làm cơng tác chủ nhiệm lớp nên tơi có điều kiện tiếp xúc với học sinh, tìm hiểu được cá tính tâm tư, nguyện vọng cũng như hồn cảnh, điều kiện, mơi trường sống của các em. Bởi vậy bản thân lại càng thấm nhuần hơn và ln coi trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Ai cũng nhận biết được một lẽ hết sức đơn giản " Có Tài mà khơng có Đức là người vơ dụng``. Lịch sử nhân loại và các bậc vĩ nhân đã nhiều lần khẳng định điều đó. Một con người chỉ có thể hồn hảo giúp ích cho gia đình và xã hội khi họ đã hội tụ đầy đủ cả Tài và Đức. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới với những vấn đề vơ cùng nhạy cảm, cho nên hơn bao giờ hết Đất nước - Tổ quốc đang rất cần những cơng dân tốt đủ Đức đủ Tài để chung tay góp sức, chống chèo để đưa con thuyền Cách mạng hướng tới tương lai, chinh phục những đỉnh cao thắng lợi trên mọi lĩnh vực. Nhằm xây dựng q hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Ngày nay, tồn Đảng, tồn dân, tồn qn đang ra sức phấn đấu để xây dựng một xã hội tốt đẹp " Cơng bằng, Dân chủ, Văn minh`` - Xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ kính u của chúng ta từng nói: " NGười Cách mạng phải có Đạo đức Cách mạng làm nền tảng mới hồn thành được nhiệm vụ vơ cùng vẻ vang``. Vì vậy mà vấn đề Đạo đức mà chúng ta đang hình thành cho học sinh cũng phải là Đạo đức Cách mạng - Đạo đức cho những cơng dân "Kiểu mẫu`` trong tương lai. Có ý thức tơn trọng thành quả, phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp Cách mạng của Đất nước Cho nên q trình giáo dục khơng chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức mà cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục Đạo đức cho học sinh. Đó cũng chính là lý do khi tơi chọn đề tài này. 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Trong những năm qua và năm học 2005 - 2006 tơi được phân cơng làm cơng tác chủ nhiệm lớp 9A trường THCS Lương Thế Vinh. Qua cơng tác chủ nhiệm tơi đã có điều kiện gần gũi, tiếp xúc với học sinh để nắm rõ về trình độ học lực cũng như tính cách của từng em. Ở độ tuổi của các em, là một giai đoạn đặc biệt trong q trình phát triển tâm sinh lý của con người. Do vậy, các em có nhiều biến đổi về mặt tâm sinh lý rất phức tạp. Các em rất sơi nổi, hiếu động nhưng cũng có những em tính tình lại trầm tư, lặng lẽ đi vào đời sống nội tâm. Về mặt nhận thức cũng vậy, khơng có sự đồng đều trong q trình tiếp thu tri thức. Phần lớn các em nhận thức về sự việc còn thiên về cảm tính, hay bắt chước một cách máy móc, chưa có sự phân tích chọn lọc kỹ lưỡng trong q trình tiếp nhận. Chính vì vậy mà các em thường hay tò mò và hiếu kỳ đối với tất cả mọi vấn đề trong đời sống kể cả tốt lẫn xấu, mà đặc biệt là những biểu hiện xấu, những hành vi đặc biệt khác người, trái với chuẩn mực đạo đức lại dễ xâm nhập vào tâm hồn trong sáng của các em Bởi Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 2 Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm một lý do rất đơn giản là vì theo nhận thức của các em thì đó là sự thể hiện mình trước bạn bè Để tỏ ra mình hơn người, tự khẳng định mình và tỏ ra là người sành điệu, mà khơng hề quan tâm đến việc đúng hay sai, tốt hay xấu, miễn là hành vi của mình sẽ gây được sự chú ý đối với các bạn cùng giới và nhất là khác giới. Thế rồi lâu dần thành quen, và trở thành những học sinh hư hỏng, nhanh chóng lây lan trong mơi trường sư phạm. Bên cạnh đó do sự tác động của ngoại cảnh như đã nêu ở phần lý do chọn đề tài, đó chính là những biểu hiện của văn hố lai căng từ những thanh niên hư hỏng ở ngồi xã hội, cũng có sự tác động và ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển nhân cách của các em. Vì trình độ hạn chế và thời gian khơng cho phép nên phạm vi Đề tài chỉ gói gọn trong khn khổ nghiên cứu, tìm hiểu và giáo dục Đạo đức cho học sinh khối 9 trên địa bàn trường THCS Lương Thê VInh. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. " Giáo dục`` là một khái niệm mang tính phổ qt. Nó bao gồm cả q trình truyền thụ tri thức và hình thành nhân cách cho học sinh, làm thế nào để khi bước vào đời sống các em sẽ là những người cơng dân tốt, vừa có tri thức vừa có Đạo đức. Có thể nói Đạo đức là cái "gốc`` của con người. Bởi vậy trong q trình giảng dạy và đặc biệt là qua cơng tác chủ nhiệm tơi muốn tìm ra những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh mang tính triệt để, có hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng. Để góp một phần nhỏ của bản thân vào q trình lành mạnh hố mơi trường sư phạm, hạn chế được hiện tượng học sinh có biểu hiện vi phạm, suy đồi về mặt Đạo đức. Mặt khác do địa bàn đóng chân của trường nói riêng cũng như địa bàn Tây ngun nói chung. Vì trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế Nơng nghiệp, cho nên tâm lý của đại đa số phụ huynh, học sinh còn xem nhẹ vấn đề học tập. Cũng chính vì thế mà vị trí, tầm quan trọng của người thầy, vai trò của q trình gi dục chưa được phụ huynh và học sinh coi trọng. Vì lẽ đó mà khơng ít những trường hợp h sinh học hành chểnh mảng khơng tơn trọng thầy cơ. Thậm chí còn xúc phạm danh dự, nhân phẩm đội ngũ cán bộ giáo viên. Đây cũng chính là ngun nhân dẫn đến sự suy thối về mặt đạo đức của một bộ phận lớn học sinh. Ln trăn trở với những hiện tượng nêu trên , bản thân tơi là giáo viên chủ nhiệm nên đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm cách khắc phục. Với mong muốn góp phần làm giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường. Mặc dù thời gian cơng tác chưa nhiều nhưng qua một thời gian áp dụng ở các lớp do tơi làm Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 3 Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm chủ nhiệm thì đã thu được những kết quả khả quan, nên cũng xin mạnh dạn trình bày với các đồng nghiệp. II. NỘI DUNG. 1. Thực trạng. Trường THCS Lương Thế Vinh đóng trên một địa bàn thuận lợi, nằm giữa hai Quốc lộ 14 và 25 nên điều kiện đi lại rất thuận tiện. Đội ngũ giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, u nghề và giàu nhiệt huyết. Nhiều năm liền trường ln được cơng nhận danh hiệu trường " tiên tiến ``. Tuy vậy trên thực tế cũng vẫn còn tồn tại hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức. Mà thậm chí còn có những hiện tượng vi phạm nghiêm trọng như: - Năm học 2002 -2003, Em Nguyễn Xn Tiến - lớp 8A mang dao tới lớp để hành hung bạn. - Năm học 2003 - 2004, Em Nguyễn Trọng Hải lớp 6B dùng gạch đá định hành hung thầy Mai Đình Cơng. - Năm học 2004 - 2005, Em Nguyễn Văn Thanh lớp 8A dã đốt pháo, khi thầy Nguyễn Ngọc Vàng đang giảng bài. - Năm học 2005 - 2006, Em Nguyễn Bá Phước theo lời rủ rê của một số kẻ xấu đã đi tháo trộm Bu - Loong của trụ điện 500 KV bị Cơng an huyện Chư Sê bắt giữ. Năm học 2005 - 2006, tơi được phân làm cơng tác chủ nhiệm lớp 9A gồm 38 học sinh, cụ thể: + Học sinh nữ 23 em + Học sinh nam 15 em + Dân tộc: 0 + Đội viên 38 + Con mồ cơi: 1 Điều đặc biệt là trong tổng số 38 học sinh thì có đến 5 học sinh cá biệt chiếm tỷ lệ là 13,15% cụ thể: 1) Nguyễn Văn Độ 2) Nguyễn Văn Thanh. 3) Nguyễn Bá Phước 4) Nguyễn Duy Tn Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 4 Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm 5) Lê Văn Nam Trong số 5 học sinh cá biệt này có 3 em thuộc diện lưu ban, cụ thể là: 1) Nguyễn Văn Độ 2) Lê Văn Nam. 3) Nguyễn Bá Phước Sau khi nhận lớp, được sự động viên và qn triệt tinh thần của Ban giám hiệu, kết hợp với kinh nghiệm đúc kết qua nhiều năm nên tơi đã áp dụng những biện pháp như sau: 2. Những biện pháp đã áp dụng trong thực tiễn: Với thực trạng đã nêu trên, bước đầu nhận lớp, tơi đã tiến hành tìm hiểu hồn cảnh gia đình của từng học sinh, mà nhất là đối tượng học sinh cá biệt. Việc làm này được tiến hành dưới hình thức thăm hỏi gia đình phụ huynh học sinh ngay từ những ngày đầu của năm học. Đây chính là cuộc gặp gỡ trao đổi để tạo mối liên hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Nhưng đồng thời cũng là hình thức thăm dò về thái độ, sự quan tâm, hồn cảnh kinh tế, truyền thống đặc điểm của từng gia đình học sinh. Để từ đó giáo viên chủ nhiệm xây dựng một kế hoạch và những biện pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Trong năm học 2005 - 2006, sau khi nhận lớp và xem lại hồ sơ những năm trước, thì được biết trường hợp em Nguyễn Văn Thanh là một học sinh tiên tiến trong nhiều năm từ lớp 1 cho đến lớp 7. Nhưng đến năm lớp 8, em lại xếp loại học lực yếu, hạnh kiểm trung bình và được giáo viên chủ nhiệm cũ cho biết là trong một năm học qua, em liên tục cúp tiết, bỏ giờ, khơng chịu học bài, làm bài ở nhà. Khi nắm được tình hình như vậy, tơi đã tiếp cận ngay gia đình em Thanh để tìm hiểu ngun nhân. Lần thứ nhất đến thì thấy ơng Nguyễn Văn Đoan- tức bố em Thanh đang trong tình trạng say xỉn khơng tiếp chuyện được. Tơi đành phải ra về, nhưng trước lúc về, tơi đã lân la dò hỏi về tình hình gia đình, thì được bà con lối xóm cho biết là trong thời gian gần đây ơng Đoan vì bài bạc nên gia tài khánh kiệt. Vì thế đâm ra buồn chán mà bê tha rượu chè, suốt ngày đánh vợ chửi con. Thậm chí nhiều lúc trong cơn say, ơng đã đốt hết sách vở và bắt các con phải bỏ học. Qua thu thập thơng tin, tơi nhận thấy đây là một trường hợp hết sức đặc biệt , khó có thể tiếp cận trao đổi với phụ huynh. quả đúng như vậy, hai lần tiếp theo đều như thế, tơi khơng gặp được ơng Đoan để trò chuyện một cách tử tế , mà ngược lại còn bị ơng dùng những lời lẽ xúc phạm đến danh dự của Hội đồng sư phạm trường Lương Thế Vinh. Ơng cho rằng các thầy cơ đã giảng dạy thiếu nhiệt tình và cố tình trù dập em Thanh. Chứ khơng có lý nào mà một học sinh trong suốt 7 năm đều là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến lại bị xếp loại học lực yếu. Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 5 Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm Mãi đến lần thứ tư, cũng do sự may mắn ngẫu nhiên và phần vì vị nể trước sự kiên trì của tơi. Ơng Đoan đã chịu tiếp chuyện trong trạng thái bình thường, tuy nhiên thái độ vẫn còn căng thẳng. Tận dụng được cơ hội này, tơi đã phân tích cụ thể về những ngun nhân chủ quan, khách quan dẫn tới sự học tập sa sút của em Thanh. Sau khi nghe tơi phân tích, thì ơng Đoan đã phần nào nhận thấy vấn đề và nhân tiện đấy tơi đã đặt vấn đề với ơng Đoan là sẽ kèm cặp em Thanh ngay tại nhà ơng. Lưỡng lự một lúc, cuối cùng ơng cũng chấp thuận. Thế là từ hơm đó, tơi bắt đầu kèm cặp và động viên em Thanh học tập vào các buổi chiều và buổi tối. Trong thời gian này, tơi đã kết hợp vận động thêm một số em gần nhà em Thanh như em Hiếu, Qn, Thuỷ , Tâm , Xoa,Châm cùng đến học tại nhà em Thanh. Cũng vì thế mà trong suốt thời gian này ơng Đoan đã hạn chế và chấm dứt tình trạng tụ tập rượu chè như trước đây. Khi nhận thấy tình hình đã khả quan, em Thanh đã lấy lại được tinh thần học tập, thì tơi đã cho em Châm làm nhóm trưởng và nhờ ơng Đoan quản lý việc học tập của các em. Còn tơi thì chỉ thỉnh thoảng kiểm tra và nắm tình hình qua nhóm trưởng Kết quả là đã thành lập được một nhóm học tập và và giúp đỡ em Thanh, mà hơn thế nữa ơng Đoan cũng có sự tín nhiệm với bà con lối xóm. Một điều đáng mừng là tổng kết học kỳ I, năm học 2005 - 2006 trong cuộc họp phụ huynh của lớp thì phụ huynh đội 5 đã kiến nghị bầu ơng Đoan vào Ban đại diên Hội phụ huynh học sinh của lớp. Trường hợp thứ hai là đối với em Nguyễn Văn Độ và em Nguyễn Văn Anh. Đây là hai đối tượng khác nhau trong thời gian tơi làm chủ nhiệm, nhưng lại giống nhau về hiện tượng vi phạm.Cả hai em đều là con của những nhà khá giả, có điều kiện học tập và đặc biệt phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con cái. Nhưng đáng tiếc đấy chỉ là sự quan tâm một chiều. Có nghĩa là tồn bộ thời gian ở nhà chỉ giành cho con học tập mà khơng có sự hướng dẫn, giám sát của phụ huynh. Cũng vì vậy mà phụ huynh cứ đinh ninh rằng là con học tập rất chăm chỉ. Nhưng thực tế lại hồn tồn khơng phải như vậy. Vì khơng có sự giám sát của phụ huynh nên các em khơng hề học bài mà chỉ đọc truyện hoặc chơi những trò chơi giải trí. Kết quả là việc học của các em sút kém rất nhiều, đến lớp liên tục bị phê bình vì khơng học bài, chuẩn bị bài. Thế nhưng khi giáo viên chủ nhiệm phản ánh thì phụ huynh lại bảp thủ và cho rằng con của họ học hành rất chăm chỉ. Học suốt cả buổi chiều và buổi tối khơng bắt làm việc gì cả. Gặp phải tình huống này, tơi xử lý như sau: Tơi trao đổi với phụ huynh và xin phép kiểm tra đột xuất việc học bài ở nhà của các em. Với điều kiện khơng cho các em biết trước, mà cứ để các em học tập như thường ngày. Kết quả là bắt quả tang em Độ đang đọc truyện còn em Anh thì viết thư tán gẫu với bạn bè. Sau lần ấy phụ huynh mới vỡ lẽ ra rằng: là từ trước tới giờ con mình đã lừa dối cha mẹ và thầy cơ giáo chứ khơng hề học hành chăm chỉ như họ Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 6 Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm thường nghĩ. Và cũng từ đấy, phụ huynh của hai em này đã có sự quan tâm và có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục con cái. Cho nên kết quả học tập của Độ và Anh đã có sự chuyển biến. Còn trường hợp của em Nguyễn Bá Phước, Nguyễn Duy Tn, Lê Văn Nam bị kẻ xấu rủ rê lơi kéo nên đã có những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật rất nghiêm trọng. Điển hình là em Nguyễn Bá Phước vì sự thiếu quan tâm quản lý lơi lỏng của gia đình nên đã đi theo một nhóm bạn xấu để tháo trộm đinh Bu - Loong của trụ điện 500 KV bán lấy tiền tiêu xài. Đã bị Cơng an huyện Chư Sê phát giác và bắt giữ. Sau khi sự việc xảy ra, tơi đã làm việc với Ban giám hiệu, cùng cơ quan Cơng an để xin bảo lãnh cho em Phước được trở về tiếp tục học tập. Trước khi em Phước được trả về, tơi đã qn triệt tinh thần với lớp là tuyệt đối khơng được có bất kỳ biểu hiện mang tính trêu chọc coi khinh bạn. Mà cần phải có sự quan tâm, chia sẻ cảm thơng và gần gũi, giúp đỡ bạn nhiều hơn so với trước. Ngày em Phước được tha về, để cảm hố Phước bằng tình cảm, tơi đã chỉ đạo cho cả lớp đến động viên thăm hỏi để giúp cho Phước bớt đi những mặc cảm về hành vi vi phạm của mình và hồ nhập ngay với tập thể trong sự thơng cảm, sẻ chia của bạn bè. Cũng chính vì vậy mà từ hơm đó Phuớc đã thực sự có cố gắng trong học tập cũng như q trình tu dưỡng rèn luyện đạo đức. Kết quả là Phước đã tốt nghiệp THCS năm học 2005-2006 và bây gời đang theo học lớp 10 tại trường THPT Chư Sê. Ngồi những trường hợp đặc biệt đã nêu trên thì trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm người giáo viên phải có sự nhìn nhận bao qt dành sự quan tâm thích đáng đối với mọi đối tượng. Động viên, phê bình kịp thời và phải ln có sự quan tâm, chia sẻ cảm thơng sâu sắc đến điều kiện hồn cảnh của học sinh cũng như gia đình của các em. Chúng ta nên lấy tình cảm để cảm hố con người, phải xây dựng được một tập thể lớp đồn kết, tương thân tương ái, động viên giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hồn cảnh, tình huống và mọi lĩnh vực. Chỉ như vậy mới hy vọng mang lại những kết quả khả quan khi làm cơng tác chủ nhiệm lớp. III. KẾT LUẬN: 1. Những kết quả đạt đuợc. - Là một giáo viên liên tục trong nhiều năm được nhà trường phân cơng làm cơng tác chủ nhiệm lớp, thì các lớp do tơi phụ trách đều được Ban thi đua của nhà trường cơng nhận là lớp tiên tiến. - Cuối năm học, 100% học sinh được lên lớp và tốt nghiệp THCS. Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 7 Một số kinh nghiệm đúc kết qua công tác chủ nhiệm - Từ 60-75% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, 35-40% xếp loại khá; khơng có trường hợp xếp loại trung bình và yếu. - Bản thân ln được sự tín nhiệm rất cao đối với phụ huynh học sinh. Được Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh cơng nhận là giáo viên Chủ nhiệm có uy tín và nhiệt tình nhất. - Ban giám hiệu ln tin cậy và giao cho chủ nhiệm những lớp có nhiều học sinh cá biệt. 2. Bài học kinh nghiệm: Để việc giáo dục học sinh đạt kết quả cao về hai mặt, học lực và Đạo đức thì đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự nhiệt tình, kiên trì bền bỉ, khơn khéo trong việc xử lý các tình huống xảy ra đối với học sinh hoặc khi tiếp xúc phụ huynh. - Cần tạo được sự tín nhiệm và uy tín đối với phụ huynh học sinh. Giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh phải xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, thường xun trong q trình giáo dục. - Trong cơng tác chủ nhệm, nhiều khi khơng nên q máy móc về việc kỷ luật trừng phạt, mà chúng ta cần phải cảm hố học sinh bằng tình thương u, lòng nhân ái, sự bao dung độ lượng. Giáo viên phải thực sự u nghề, thương u tơn trọng học sinh. - Phải hiểu rõ tâm tư nguyện vọng, đặc điểm tính cách cũng như điều kiện hồn cảnh gia đình của học sinh. Tóm lại cơng tác chủ nhiệm nói chung và việc giáo dục Đạo đức cho học sinh khơng chỉ đơn thuần từ nhìn nhận hình thức bên ngồi mà cần phải hiểu một cách thấu đáo ngun nhân của những hành vi. Cần phải lấy Đạo đức để giáo dục Đạo đức; bên cạnh đó, việc tiến hành cơng tác giáo dục phải được đặt vào trong những điều kiện, mơi trường và đối tượng nhất định. Trên cơ sở đó, giáo viên mới đề ra những biện pháp thích hợp thì việc giáo dục mới đạt kết quả cao. Vì thời gian hạn hẹp đối tượng ghiên cứu chưa mang tính bao qt, trình độ còn hạn chế nên đề tài sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy rất mong được sự đóng góp chân tình của các đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn. Chư Sê, ngày 10 tháng 01 năm 2007 Người thực hiện Ngơ Đức Tuấn Người thực hiện : Ngô Đức Tuấn Trang 8 . - Năm học 2002 -2003, Em Nguyễn Xn Tiến - lớp 8A mang dao tới lớp để hành hung bạn. - Năm học 2003 - 2004, Em Nguyễn Trọng Hải lớp 6B dùng gạch đá định hành hung thầy Mai Đình Cơng. - Năm. tượng học sinh. Trong năm học 2005 - 2006, sau khi nhận lớp và xem lại hồ sơ những năm trước, thì được biết trường hợp em Nguyễn Văn Thanh là một học sinh tiên tiến trong nhiều năm từ lớp 1 cho. đang giảng bài. - Năm học 2005 - 2006, Em Nguyễn Bá Phước theo lời rủ rê của một số kẻ xấu đã đi tháo trộm Bu - Loong của trụ điện 500 KV bị Cơng an huyện Chư Sê bắt giữ. Năm học 2005 - 2006,