Bắt đầu một “nỗ lực mới” trong cơn khủng hoảng Một điều mà các nhà quản lý cấp cao nhận được vào giai đoạn khủng hoảng này đó là có nhiều thời gian hơn. Về cơ bản khi tốc độ kinh doanh đang chậm lại trong thời kỳ khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho những cuộc đối thoại và suy ngẫm lại. Đồng thời cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo bắt đầu một “nỗ lực mới”. Bắt đầu một nỗ lực mới là cách mà ngài John Chambers, CEO của tập đoàn Cisco Systems, đang tìm cách thực hiện. Từ khi thành lập năm 1984, Cisco đã trải qua hơn 6 lần suy thoái (bao gồm cả đợt suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay). Ông nói với BBC News rằng sự bùng nổ của ngành thương mại trực tuyến năm 2001 đã bị đe doạ nghiêm trọng. "Khách hàng đang biến mất" Chambers nói, "Chúng tôi từ chỗ tăng trưởng hàng năm 70% đến nay chỉ còn âm 45%". Như truớc đây, ngài Chambers vẫn làm việc miệt mài để tin chắc rằng công ty của ông sẽ trỗi dậy mãnh liệt hơn sau cơn khủng hoảng. Vụ mua bán của Cisco gần đây là công ty Pure Digital Technologies (nhà sản xuất máy quay phim Flip) mở ra thị trường máy quay kỹ thuật số cá nhân. Cisco cũng đang tung ra sản phẩm ứng dụng hội nghị qua điện thoại có màn hình mới, Telepresence. Nói tóm lại, Cisco đang tìm kiếm những cơ hội mới ở những chân trời mới, một quá trình cần đến một tầm nhìn mới. Để có một tầm nhìn không hẳn là ngẫu nhiên. Bạn cần phải nghiêm khắc với chính mình để bắt đầu một viễn cảnh mới và hoàn toàn khác biệt. Đầu tiên, bạn cần phải đánh giá xem hiện nay và trong ngắn hạn mình đứng ở đâu. Với nhận thức về 4 chữ P đưa ra bởi huyền thoại marketing thế giới, Philip Kotler, tôi đề xuất ba câu hỏi xung quanh 3 từ bắt đầu với chữ cái P: Liệu sản phẩm (Products) vẫn tiếp tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Phát triển sản phẩm đối với hầu hết các ngành kinh doanh là một quá trình liên tục. Bạn không bao giờ ngừng phát triển và tinh lọc những sản phẩm đưa ra thị trường. Nhưng như Cisco đã từng làm, bạn nên tự hỏi chính mình ngành nghề kinh doanh nào khác mà bạn có thể tham gia. Giảm bớt số sản phẩm để tập trung vào một số sản phẩm cốt lõi chính là một chiến lược, so với việc làm ngược lại. Hãy nói với khách hàng về cách bạn có thể phục vụ tốt hơn. Nhưng đừng coi những lời nói của khách hàng là mấu chốt. Sau cùng, như Henry Ford đã nổi tiếng với câu nói, "Nếu tôi hỏi khách hàng của tôi mong muốn gì, họ sẽ nói rằng họ muốn một con tuần mã chạy nhanh hơn". Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào chúng ta cũng chạy theo mọi ý muốn của khách hàng mà là bạn cần phải định hướng cho quá trình phát triển đó. Liệu quy trình (Process) có đảm bảo chúng ta vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Đã đến lúc phải chuyển đổi từ sự lỏng lẻo với các mô típ sáng tạo sang việc tối ưu hoá các thiết kế, phát triển, hoạt động và dịch vụ khách hàng. Hãy tạo cơ hội để đơn giản hoá các quy trình. Hãy tìm cách loại bỏ những bước tuy có thể đáp ứng yêu cầu nội bộ nhưng lại không tạo thêm giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Liệu chúng ta đã sắp xếp đúng người (People) đúng việc? Hãy luôn tìm kiếm những cơ hội để đặt những người có triển vọng vào vị trí có trách nhiệm lớn hơn. Trao cho họ quyền họ cần để phát triển sản phẩm mới hoặc thiết kế lại các quy trình mới. Nhiều nhà quản lý thức trằng nhiều đêm để lo lắng liệu họ đã sắp xếp đúng người đúng việc – vì thế tận dụng cơ hội để tìm ra những người đó. Xoay xở công việc kinh doanh sang một hướng khác không nhất thiết sẽ cứu vớt được nó. Nếu bạn đang đi sai hướng trong chu kỳ kinh doanh, như một số nhà sản xuất, cơ quan truyền hình và báo chí chấp nhận nó, thì công việc kinh doanh của bạn cũng không thể trụ được. Nó cần phải được tái thiết kế lại hoàn toàn. Và thậm chí sau đó cũng không có gì đảm bảo sẽ thành công. Thậm chí nếu công việc kinh doanh có thành công thì vẫn phải tìm ra cách thức mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó là lý do tại sao việc bắt đầu một nỗ lực mới là rất cần thiết để vực dậy trong cuộc khủng hoảng này. Đã đến lúc phải có cơ hội để tập trung chính mình và công việc vào những gì bạn có khả năng tốt nhất – và có thể làm tốt hơn nữa. . Bắt đầu một “nỗ lực mới” trong cơn khủng hoảng Một điều mà các nhà quản lý cấp cao nhận được vào giai đoạn khủng hoảng này đó là có nhiều thời gian hơn lại trong thời kỳ khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho những cuộc đối thoại và suy ngẫm lại. Đồng thời cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo bắt đầu một “nỗ lực mới”. Bắt đầu một nỗ lực mới. mới, một quá trình cần đến một tầm nhìn mới. Để có một tầm nhìn không hẳn là ngẫu nhiên. Bạn cần phải nghiêm khắc với chính mình để bắt đầu một viễn cảnh mới và hoàn toàn khác biệt. Đầu tiên,