1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản docx

12 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 164,33 KB

Nội dung

Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản-PHẦN1 Karl Heinrich Marx (1818-1883) được sinh ra và lớn lên tại Đức, có trình độ đại học, vì những bài viết mang tính chính trị của mình mà ông phải sống tha phương, ban đầu là ở Đức, sau đó là Pháp, Bỉ, sau cùng ông định cư tại Anh và trở thành nhà phê bình chủ nghĩa tư bản và kinh tế sắc sảo và có ảnh nhất mọi thời đại. Khi còn là sinh viên của trường đại học Đức, ông học về triết học tự biện (đặc biệt với Kant và Hegel), khi sống tha phương tại Pháp thì ông nghiên cứu về thuyết chính trị của những nhà xã hội chủ nghĩa Pháp, còn khi ở Anh ông lại nghiên cứu về lịch sử của Anh và kinh tế chính trị của các nước thuộc địa. Khi còn ở Đức (ông đã nghiên cứu và viết về vấn đề tội phạm hoá cuộc sống thực tại của những người nông dân truyền thống trong việc lấy gỗ trong rừng) thì ông đã đam mê ngành "kinh tế học", nhưng ông chỉ thực sự đi sâu vào nghiên cứu ngành này vào những năm 1840 sau khi gặp gỡ Frederick Engels - người mà sau này trở thành người bạn đồng hành và cùng ông sát cánh trong những bài viết và hoạt động chính trị. Marx với vấn đề Chủ Nghĩa Tư Bản và những tác phẩm của ông Từ những nghiên cứu của mình về những nhà kinh tế học cổ điển, Marx đã rút ra kết luận rằng những tác gia như Smith, Ricardo đã hoàn toàn đúng khi dùng "thuyết giá trị lao động" để phân tích chủ nghĩa tư bản bởi vì họ đã nhận thức được một loại trật tự xã hội mà trong đó tầng lớp lao động nắm vai trò chủ đạo trong sản xuất của cải vật chất và trong cả toàn bộ tổ chức xã hội. Cũng giống như Smith, ít ra thì Marx đã nhận thấy rằng chính sự khắc nghiệt của công việc áp đặt lên công nhân do nhu cầu phân chia lao động sản xuất đang gia tăng đã huỷ hoại đi những người công nhân. Nhưng trái ngược với Smith và những người xem tư bản chủ nghĩa như một tổ chức cần thiết của xã hội với đầy ấp công việc (Owen cũng vậy), Marx dựa vào thuyết Hegel để phát triển những bài phê bình về công việc dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc. Những bài phê bình đó đều nằm trong tập Bản Thảo Về Triết Học Và Kinh Tế Học được viết năm 1844. Trong phần "Ly Gián Lao Động[11]", Marx phát triển một lý thuyết về những tình trạng mà trong đó người lao động bị "xa lánh" và bị huỷ hoại bởi thái độ cá nhân và những mối quan hệ xã hội bởi vì bị ràng buộc trong một xã hội tư bản, người công nhân không thể kiểm soát được những gì mình làm. Phân tích này muốn nói rằng cách duy nhất để công việc không còn bị xa lánh nửa là loại bỏ đặc tính "bị ép buộc" của nó để công nhân có thể kiểm soát được quá trình làm việc của họ cũng như làm cho tiến trình này phục vụ nhu cầu của họ. Trong khi Marx có thể nhận ra rằng công việc luôn bị áp đặt cho những tầng lớp xã hội, cũng giống như người La Mã buộc nô lệ của họ phải làm việc cho họ, thì ông lại lập luận thêm, duy nhất với chế độ tư bản chủ nghĩa, sự áp chế công việc như thế diễn ra không có giới hạn và vô tận. Vào những năm 1860, khi Marx viết tác phẩm chính của mình - cuốn Tư Bản[12], trong đó thông qua lịch sử quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, ông không chỉ chứng minh rằng những nhà tư bản đã lợi dụng công việc như một phương tiện để giúp họ trở thành kẻ thống trị trong xã hội, mà ông còn chỉ ra rằng một khi họ đã trở thành giai cấp thống trị thì giai cấp công nhân sẽ tự tập hợp với nhau đầu tiên là để chống lại việc áp đặt công việc của giai cấp tư sản và sau đó là để đạt được mục tiêu giảm giờ làm và giành lấy tự do từ những đặt công việc nặng nhọc được áp đặt lên họ suốt cả một đời. Marx lập luận rằng nếu như công việc giữ vai trò quan trọng trong xã hội tư bản, thì hệ thống xã hội đang phổ biến này không chỉ đơn thuần đòi hỏi áp đặt một số công việc để thoả mãn một số nhu cầu nào đó thôi mà còn mở rộng việc áp đặt này vô tận. Cũng như những nhà kinh tế chính trị cổ điển, ông nhận thấy rằng phương tiện để mở rộng áp đặt công việc một cách vô tận như thế chính là dùng lợi nhuận đầu tư ép buộc con người phải làm việc. (Ở đây ông gợi lại quan điểm của Godwin cho rằng công nhân không nên cảm thấy biết ơn đối với những người đã tạo ra công việc cho họ mà phải cảm thấy phẩn nộ khi họ càng bị lệ thuộc). Nhưng không giống như những nhà kinh tế cổ điển khác, đối với họ lợi nhuận vẫn còn là một ẩn số (cả Smith vẫn không thể giải thích được và Ricardo chỉ cho rằng đó là phần dư ra đang giảm dần) thì Marx đã phát triển lý thuyết về lợi nhuận bằng cách sử dụng "thuyết giá trị lao động[13]" của riêng mình. Marx, từ Giá Tri đến Giá Trị Thặng Dư Mặc dù Marx có cùng quan điểm với những nhà kinh tế học cổ điển về thuyết giá trị lao động, nhưng đối với vấn đề áp đặt công việc của chủ nghĩa tư bản thì ông lại đưa ra thêm vào một số quan điểm trong thuyết giá trị lao động của mình và từ đó hướng ông đến thuyết lợi nhuận. Một số điểm trọng tâm của thuyết này: 1. Chủ nghĩa tư bản tổ chức xã hội bằng cách thúc ép con người sản xuất hàng hoá, sau đó bán hàng hoá để kiếm lợi nhuận, và dùng số lợi nhuận đó để tái sản xuất và áp đặt thêm nhiều công việc. 2. Cần hiểu giá trị theo thuật ngữ "lao động", tức là sức lao động nói chung, bởi vì đối với những nhà tư bản chuyên thiết lập xã hội bằng cách áp đặt công việc, thì giá trị chỉ là vấn đề thứ yếu so với loại công việc mà họ áp đặt và loại hàng hoá được tạo ra từ công việc đó. Do vậy, "giá trị" hàng hoá có thể được đo bằng lượng thời gian lao động trung bình để làm ra nó. Và vì thế tiền và mệnh giá được sử dụng để thể hiện giá trị đó mặc dù trong thị trường mệnh giá của nó không luôn bằng với giá trị thực của nó. Một cách lý giải khác, để thấy rằng để đo lường giá trị của hàng hoá bằng số thời gian lao động trung bình cần thiết chính là do "giá trị" tư bản của hàng hoá là nó đã mang đến những phương tiện để ép buộc con người làm việc và do vậy tạo cơ hội cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh rộng khắp các tổ chức xã hội khác. 3. Loại hàng nắm vị trí chủ chốt trong chủ nghĩa tư bản là "năng lực lao động", đó là khả năng và sự sẵn lòng làm việc, con người bị ép buộc phải bán nó cho bọn tư sản. (Trong chương 27 và 28 tập I quyển Tư Bản có đề cập đến một số tiến trình lịch sử phát triển đã tạo ra xu thế này). Trong chương 6 quyển Tư Bản, ông lập luận rằng giá trị lao động được quyết định như giá trị của các loại hàng hoá khác, đó là thời gian cần thiết để sản xuất, tức là thời gian cần thiết để làm ra những phương tiện thiết yếu cho cuộc sống (hàng tiêu dùng). Chi phí lao động cho sinh sản, nuôi dạy con, huấn luyện là những thứ cần thiết nhưng không được ràng buộc hay không trả lương cho họ mà nó sẽ chỉ tính gián tiếp vào chi phí sản xuất của những nhà tư bản (thông qua "lương gia đình"). 4. Giả sử rằng công nhân được trả lương theo đúng giá trị lao động mà họ bỏ ra, tức là họ nhận đủ lương để có khả năng phát triển như một giai cấp, (kinh tế giai cấp định nghĩa đây là "sinh kế[14]"), cũng giống như thế những nhà tư bản có thể bắt người công nhân làm việc quá số lượng thời gian cần thiết để sản xuất số phương tiện thiết yếu của cuộc sống (giá trị mức lương của họ), do đó sẽ có thặng dư, tức là lợi nhuận. Theo cách nói của Marx, nếu thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu phát triển của lực luợng lao động = V, nhưng số lượng công việc áp đặt cho công nhân (T) lại lớn hơn số này, thì sẽ xuất hiện thặng dư T-V=S. Hoặc giả, ta đặt công thức khác, tổng thời gian lao động sẽ bằng V+S. Trong thuật ngữ lao động thì S = mức lao động thặng dư, đó là mức lao động đã vượt qua mức lao động cần để phát triển lực lượng lao động. Trong thuật ngữ giá trị thì S = giá trị thặng dư, đó là giá trị vượt qua mức giá trị do tư bản đầu tư vào. 5. Do đó mục tiêu chiến lượt của tư bản để họ có thể mở rộng và quản lý xã hội một cách tối đa, là gia tăng giá trị thặng dư đạt được từ công nhân. Marx cho rằng để thực hiện nó tư bản đã đưa ra hai chiến lược chính: giá trị thăng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối. Ở chiến lượt thứ nhất, giá trị thặng dư tuyệt đối, nhà tư bản cố gắng tăng thêm thời gian lao động (thời của Marx gọi là ngày làm việc, còn thời nay gọi là tuần làm việc) để tăng giá trị của S thì tăng giá trị của T và giữ nguyên V. Ở chiến lượt thứ hai, giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản cố gắng sử dụng những kỹ thuật tiên tiến để gia tăng năng xuất và do đó giảm giá trị của V và tăng phần chung của S trong T. Thành công từ hai chiến lượt đó đã làm tăng tỉ số S/V hay làm tăng cái Marx gọi là tỷ số bốc lột. Thành công đó cũng có khuynh hướng làm tăng tỷ số lợi nhuận, S/(C+V) trong đó C là chi phí đầu tư vượt mức lao động, nghĩa là nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu, phương tiện sản xuất nói chung. 6. Đối với Marx, những hoạt động "thông thường" của tư bản bao gồm việc tạo ra lợi nhuận (dẫn đến phát sinh thặng dư) và việc tái đầu tư lợi nhuận đó, mọi người - những nhà kinh tế cổ điển, Marx và sau Marx, gọi đây là "tích luỹ". Bởi vì giá trị thặng dư tương đối đạt đuợc do thay thế sức lao động bằng máy móc ngày càng đươc phổ biến trong quá trình công nghiệp hoá (những người trước thời Marx như Owen cũng đã nhận ra điều này) sự thay thế số lao động được trả lương bằng "lao động dự bị" thất nghiệp và chưa được trả lương là toàn bộ phần tích luỹ và "tái sản xuất mở rộng" của chủ nghĩa tư bản. Với lý thuyết này của mình, Marx đã có thể phê bình từng thuyết kinh tế quan trọng khác cũng như những nhà lý luận khác. Người ta đặt tên cho quyển Tư Bản của ông là "phê bình kinh tế chính trị" bởi vì nó đưa ra một lý thuyết miêu tả "kinh tế chính trị" như là "đầu não khoa học của tư bản", là tư duy chiến lượt của giai cấp tư bản. "Bài phê bình" của Marx đã phát hiện ra rằng mức độ thành công của tư duy đó trong việc nắm bắt bản chất của chế độ này và cả những cách mà chế độ này che dấu bản chất bốc lột của nó và chấp nhận nó như "bản chất tự nhiên". Những phân tích của Marx, khuynh hướng tư bản áp đặt công việc vô hạn định, đặc tính xa lánh công việc bị áp đặt, và cách mà nó huỷ hoại con người, tất cả đã cho ông thấy rằng cuộc đấu tranh của công nhân để chống lại việc bị áp chế công việc và để [...]... phải đơn thuần là những hiện tư ng nhất thời mà chính là một hiện tư ng không thể tránh khỏi và nó sẽ cứ tiếp tục tái diễn dù cho nó có bị đàn áp thế nào đi chăng nửa Do vậy, chủ nghĩa tư bản không đơn thuần là một xã hội giai cấp như những nhà trọng thương và mọi người nghĩ, mà thực chất về cơ bản nó là những mối quan hệ giai cấp đối lập nhau và sự đối lập đó chỉ mất đi khi chủ nghĩa tư bản kết thúc Vì... giống như Smith, Owen hoặc Saint-Simon những người nghĩ rằng công nhân có thể chấp nhận cam chịu những quy luật của chủ nghĩa tư bản, Marx quan niệm rằng công cuộc đấu tranh giai cấp chỉ chấp dứt khi chủ nghĩa tư bản được thay thế bằng một chế độ khác ưu việt hơn Và ông lập luận rằng theo quy luật phát triển của lịch sử, chế độ ưu việt đó chính là của dân chúng, những người câm ghét và phải gánh chịu... bị áp đặt công việc không có giới hạn: họ là tầng lớp lao động hay còn gọi là giai cấp vô sản Ông còn nói rằng tư bản đã tạo ra quần chúng, bắt họ làm việc cho mình, rồi đây chính quần chúng trở thành những người đào huyệt cho họ Do đó tiến trình phát triển của chủ nghĩa tư bản sẽ đầy rẫy những xung đột đối kháng và khủng hoảng tái diễn không dứt . vào thuyết Hegel để phát triển những bài phê bình về công việc dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc. Những bài phê bình đó đều nằm trong tập Bản Thảo Về Triết Học Và Kinh Tế Học được. Vào những năm 1860, khi Marx viết tác phẩm chính của mình - cuốn Tư Bản[ 12], trong đó thông qua lịch sử quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, ông không chỉ chứng minh rằng những nhà tư bản. Saint-Simon - những người nghĩ rằng công nhân có thể chấp nhận cam chịu những quy luật của chủ nghĩa tư bản, Marx quan niệm rằng công cuộc đấu tranh giai cấp chỉ chấp dứt khi chủ nghĩa tư bản được

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w