Những Khái Niệm Sống ppsx

49 187 0
Những Khái Niệm Sống ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Những Khái Niệm Sống Phần Giới Thiệu Khi Đấng Christ bước bào đời sống của một tân tín hữu, sự thay đổi thực sự xảy ra. Tân tín hữu được biến đổi từ vương quốc tối tăm sang vương quốc của Con Đức Chúa Trời. Món quà sự sống mới được truyền lại thông qua Đức Thánh Linh, và quyền năng của tội lỗi bị bẻ gãy thông qua sự đồng hóa với sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ. Trong Đấng Christ, tân tín hữu được ban cho mọi phước hạnh thuộc linh ở các nơi trên trời. Danh sách những điều thực tế đến từ sự biến đổi này là vô số. Mặc dầu có những sự thay đổi này, tân tín hữu vẫn có những nhu cầu quan trọng. Hai trong số những nhu cầu căn bản là nhu cầu về lẽ thật và tình yêu (Ê-phê-sô 4:15). Lẽ thật cần thiết để giúp đỡ tân tín hữu hiểu những gì đã diễn ra trong đời sống của người ấy như là kết quả của mối quan hệ mới với Đấng Christ. Qua tình yêu, tân tín hữu được khích lệ để tiếp tục giữa những thách thức của đời sống Cơ-đốc. Thật là một vinh dự và trách nhiệm cho chúng ta để giúp cung cấp những thành phần của tình yêu, lẽ thật, sự khích lệ và sự hiểu biết cho tân tín hữu. Những Khái Niệm Sống và nguồn tài liệu gia đình LC2 được soạn thảo để giúp đỡ bạn đáp ứng những nhu cầu thật sự này. Những Yếu Tố Đặc Biệt của Những Khái Niệm Sống Những Khái Niệm Sống tập trung vào những lẽ thật và hiểu biết thực sự trong bối cảnh của mối quan hệ yêu thương và khích lệ. Năm khái niệm nền tảng được đề cập trong loạt bài này: • Sự Chắc Chắn về sự Cứu Rỗi • Sự Tha Thứ Của Tín Hữu • Đầy Dẫy Đức Thánh Linh • Bước Đi Trong Thánh Linh • Sự Tăng Trưởng Thuộc Linh Mỗi khái niệm được thiết kế chung quanh mẫu chung và hoàn thành một số mục tiêu. Nó phục vụ như công cụ giúp đàm thoại, thể giúp người sử dụng hướng dẫn phần tương tác cho mỗi bài Khái Niệm Sống trong định hướng cuộc đàm thoại tự nhiên. Nó cũng phục vụ như công cụ giúp ghi nhớ dễ học và dễ sao chép, với những bản in hay chỉ với Kinh thánh của bạn, với một cây viết và một mảnh giấy. Dĩ nhiên, điều này khiến cho Những Khái Niệm Sống càng dễ sử dụng hơn đối với cả bên trong nước Mỹ cũng như những nước khác (nơi mà sự linh động là cần thiết và tài liệu bị cấm).  Năm Yếu Tố Mẫu • Những Câu Chuyện Bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm trong phần “So Sánh Những Câu Chuyện Của Chúng Ta” mối quan hệ được nuôi dưỡng. Điều này cũng đảm bảo rằng sự kết nối trực tiếp được thiết lập giữa Khái Niệm Sống và cuộc sống hằng ngày. • Những Sự Tranh Chiến Phần “Nghĩ Về Những Tranh Chiến Của Chúng Ta” liên hệ sự thảo luận với những nhu cầu thực tế trong đời sống của tân tín hữu, làm nuôi dưỡng động cơ thúc đẩy từ bên trong. • Giải Pháp Phần “Khám Phá Giải Pháp” giúp cho tân tín hữu tìm ra câu trả lời cho những nhu cầu của người ấy thông qua một đoạn Kinh thánh chìa khóa trong Lời Đức Chúa Trời. Bằng cách tập trung vào một phân đoạn Kinh thánh duy nhất, tân tín hữu sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn đối với Kinh thánh. • Bức Phác Họa Phần “Xem Xét Bức Phác Họa” là cách giúp cho tân tín hữu hiểu khái niệm chìa khóa được khám phá từ phân đoạn Kinh thánh. • Những Bước Hành Động Phần “Thực Hiện Bước Hành Động” cung cấp những điểm hành động để giúp tân tín hữu bắt đầu kinh nghiệm giải pháp. Mỗi Khái Niệm Sống được in ra như là một phần hướng dẫn hoàn chỉnh để tương tác với tân tín hữu. Ở mức độ căn bản, một người có thể đơn giản ngồi xuống với Khải Niệm Sống được in sẵn và trình bày với một sự chuẩn bị nhỏ. Tuy nhiên, tính hiệu quả của phần tương tác này sẽ được nâng lên rõ rệt nhờ người hướng dẫn quen thuộc với định hướng và mục đích của mỗi khái niệm. Phần Hướng Dẫn Dành cho Người Hướng Dẫn này được soạn thảo để giúp đỡ bạn trong quá trình đó. Những Nguyên Tắc Sử Dụng  Học phần hướng dẫn tổng quát của loạt bài này bằng cách ghi nhớ các tiêu đề. Mỗi tiêu đề gợi ý sự tranh chiến của chúng ta và giải pháp của Đức Chúa Trời. Biết những tiêu đề này sẽ giúp đỡ bạn xây dựng cây cầu đến với những sự tương tác của Khái Niệm Sống (xem bên dưới). Nó cũng giúp bạn ôn lại những phần tương tác trước và xây dựng sự chuyển tiếp giữa những phần tương tác. • Từ Sự Không Chắc Chắn Đến Sự Tin Cậy • Từ Những Cảm Xúc Không Xứng Đáng Đến Sự Tha Thứ • Từ Không Thể Đến Được Ban Quyền Năng  • Từ Chưa Được Chuẩn Bị Đến Được Trang Bị • Từ Không Phát Triển Đến Trưởng Thành  Ghi nhớ năm yếu tố chính của mô hình Những Khái Niệm Sống • Những Câu Chuyện • Sự Tranh Chiến • Giải Pháp/ Kinh Thánh • Bức Phác Họa • Những Bước Hành Động  Làm quen với cấu trúc tổng quát của loạt bài những Khái Niệm Sống được trình bày trong bảng sau: Những Câu Chuyện Những Sự Tranh Chiến Giải Pháp Bức Phác Họa Những Bước Hành Động Sự Tin Tưởng So sánh những câu chuyện của chúng ta về sự không chắc chắn Có sự không chắc chắn về mối quan hệ mới này Sự Chắc Chắn 1 Giăng 5:9- 13 Hai Đường Kẻ (ôn lại tin lành) Đọc Giăng hay 1 Giăng Sự Tha Thứ So sách những câu chuyện về tội lỗi và cảm xúc của nó. Cảm thấy không xứng đáng bởi vì tội lỗi và sự thất bại Sự Tha Thứ 1 Giăng 1:5- 2:2 Bước đi trong Sự Sáng Sự xưng tội Được Ban Quyền Năng So sánh những câu chuyện về sự thất vọng. Không thể sống đời sống Cơ- đốc-nhân Được ban quyền năng 1 Cô-rinh-tô 2:9-3:3 Đời sống trong Thánh Linh #1 Đầy Dẫy Đức Thánh Linh Được Trang Bị So sánh những câu chuyện về sự tranh chiến bên trong Chưa được chuẩn bị cho những tranh chiến trong đời sống Cơ- Được Trang Bị Ga-la-ti 5:16-26 Đời sống trong Thánh Linh #2 Bước đi trong Thánh Linh Sự Trưởng Thành So sánh những câu chuyện tăng trưởng Chưa được phát triển trong đời sống Cơ- đốc-nhân Sự Trưởng Thành Công vụ 2:42-47 Môi Trường Tăng Trưởng Kế Hoạch Tăng Trưởng  Khi chia sẻ câu chuyện của bạn khi bắt đầu mỗi khái niệm, chỉ chia sẻ phần tranh chiến mà bạn đã kinh nghiệm. Đừng chia sẻ lời chứng cá nhân về Đấng Christ đã giải quyết vấn đề đó trong đời sống của bạn. Ở điểm này trong sự tương tác, ao ước của bạn đối với tân tín hữu là để họ cùng đồng cảm với những tranh chiến của bạn, không phải để họ khám phá giải pháp từ kinh nghiệm của bạn. Đúng hơn, bạn muốn tân tín hữu khám phá giải pháp từ Kinh thánh. Nếu bạn không kinh nghiệm một tranh chiến cụ thể, hãy nói chuyện với những người bạn Cơ-đốc-nhân về những tranh chiến của họ. Bạn có thể dễ dàng sử  dụng câu chuyện của họ để giới thiệu khái niệm (ví dụ “tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện về người bạn của tôi là Bill. Khi anh ta mới tin nhận Chúa…”).  Giữ cho câu chuyện của bạn ngắn gọn – tối đa hai phút. Nhớ rằng đây là sự tương tác, không phải là sự trình diễn.  Khi hỏi về câu chuyện hay kinh nghiệm của tân tín hữu, nên nhớ rằng tân tín hữu có thể chưa kinh nghiệm tranh chiến theo cách rõ ràng. Nếu có, anh ta sẽ có nhu cầu để hiểu và áp dụng khái niệm. Nếu anh ta không có, nhớ rằng bạn đang chuẩn bị cho những sự tranh chiến mà anh ta phải đối diện trong tương lai.  Mục tiêu của bạn là giúp tân tín hữu hiểu khái niệm, không phải trả lời mọi câu hỏi. Bạn có thể bỏ qua một số câu hỏi. Cứ tự do làm vậy theo như nhu cầu của lúc đó. Những khái niệm này có thể chia sẻ trong 20-25 phút. Nếu bạn thảo luận mọi câu hỏi một cách triệt để, mỗi khái niệm sẽ mất 45 phút hay nhiều hơn. Bạn hãy để ý đến tiến độ mà bạn đang thực hiện.  Tốt cho tân tín hữu sử dụng Kinh thánh riêng của mình (nếu anh ta có) để đọc phân đoạn Kinh thánh. Điều này sẽ giúp cho người ấy trở nên thoải mái hơn khi sử dụng nó. Nếu người ấy không có Kinh thánh, bạn hãy tặng cho anh ta một cuốn.  Khi bạn gặp, nhớ “những kết nối sự sống” quan trọng. Sự tương tác giữa một với một là yếu tố quan trọng trong môi trường tăng trưởng của tân tín hữu. Những yếu tố quan trong tương tự là những kết nối của cuộc sống người ấy với nhóm nhỏ những người bạn tín hữu và với thân thể lớn hơn của những tín hữu (đặc biệt hội thánh địa phương). Có thể mất thời gian để anh ta thiết lập những mối quan hệ này. Giúp đỡ người ấy làm như vậy là một trong những ưu tiên cao nhất của chúng ta.  Để ý rằng những khái niệm này và những sự tương tác có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều Cơ-đốc-nhân lâu năm. Bởi vì mỗi thứ tập trung vào những Kinh nghiệm thực sự và một phân đoạn Kinh thánh chính, những khái niệm này có thể sử dụng như những hướng dẫn để khám phá sâu hơn những lẽ thật cần thiết có thể áp dụng cho tất cả mọi tín hữu. Xây Dựng Một Cây Cầu đến Những Tương Tác của Khái Niệm Sống Sau đây là một ví dụ về cách bạn có thể xây dựng một cây cầu bằng cách sử dụng Những Khái Niệm Sống với một người mới tiếp nhận Đấng Christ. Cách tốt nhất để giới thiệu người ấy đến với loạt bài bằng cách nhận dạng những nhu cầu của một tân tín hữu. Ví dụ này làm nổi bậc cả nhu cầu cần hiểu biết do Những Quan Niệm Sống cung cấp và sự khích lệ đến từ việc gặp gỡ với những bạn Cơ-đốc. Bạn có thể muốn hoặc không muốn xây dựng một cây cầu cho cả hai nhu cầu từ ban đầu. Ví dụ này nhằm mục đích hướng dẫn bạn cách thực hiện một trong các phương pháp. Giả sử Shelly vừa mới cầu nguyện tiếp nhận Đấng Christ:  “Shelly, Tôi rất thích thú về bạn và tin rằng quyết định tin nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa và Chúa của bạn là một quyết đinh quan trọng nhất cho cuộc đời của bạn. Tôi nhận thấy rằng đây là sự bắt đầu một điều mới đối với bạn. Khi bắt đầu một mối quan hệ, có nhiều điều cần học hỏi và kinh nghiệm. Theo tinh thần đó, tôi muốn đề cập đến vài điều có ích lợi cho bạn về sau. “Tôi nghĩ bạn sẽ khám phá rằng bạn có hai nhu cầu lớn của một tín hữu: nhu cầu để hiểu biết và nhu cầu khích lệ. Tất cả chúng ta cần được lớn lên trong sự hiểu biết về mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ và cách sống một đời sống Cơ-đốc-nhân. Nhưng chúng ta cũng cần sự khích lệ từ người khác để giữ cho chúng ta tiếp tục. “Liên quan đến sự hiểu biết, hầu hết những tân tín hữu bắt đầu có một số câu hỏi quan trọng và đối diện với những vấn đề quan trọng trong vài tuần hay vài tháng đầu.” Năm vấn đề chung những tân tín hữu đối diện: • Họ KHÔNG CHẮC CHẮN, đó là họ có rất nhiều câu hỏi về những gì mới xảy ra trong đời sống của họ. “Tôi có làm điều này có đúng cách không? Đấng Christ có thực sự ở trong đời sống của tôi không? Tôi có thể mất điều đó không?” • Theo thời gian, cảm thấy thất bại khi sống đời sống Cơ-đốc-nhân mà họ nghĩ rằng họ phải sống, và họ bắt đầu cảm thấy mình KHÔNG XỨNG ĐÁNG. • Họ thực sự ao ước sống đời sống Cơ-đốc-nhân nhưng họ luôn cảm thấy nãn lòng bởi vì họ cảm thấy KHÔNG THỂ sống được đời sống đó. • Thường thì họ CHƯA ĐƯỢC CHUẨN BỊ cho những tranh chiến mà họ bắt đầu kinh nghiệm. • Dĩ nhiên, họ CHƯA ĐƯỢC PHÁT TRIỂN về mặt thuộc linh. Năm nhu cầu nầy là phổ biến thực sự đối với tất cả những tân tín hữu và Kinh Thánh Tân Ước đáp ứng với mỗi nhu cầu. “Tôi thấy thật hữu ích khi bạn cùng với một người khác cùng tìm câu trả lời trong Kinh thánh cho mỗi vấn như thế này. Có một số đoạn Kinh thánh chìa khóa trong Kinh thánh Tân Ước giải quyết mỗi vấn đề như vậy. Nếu bạn sẵn sàng làm điều này, tôi rất muốn gặp lại bạn để thảo luận vấn đề đầu tiên, tức là giải quyết sự KHÔNG CHẮC CHẮN. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy rất hữu ích.” “Sự khích lệ mà bạn sẽ cần chủ yếu đến từ những người khác, là người cũng có mối quan hệ với Đấng Christ. Bạn có biết ai khác cũng có mối quan hệ với Đấng Christ không? (Nếu họ biết một người nào đó…) Thật tuyệt. Tôi đề nghị bạn nói với người ấy những gì bạn mới làm ngày hôm nay. Nếu họ cũng mới tin nhận Đấng Christ, họ cũng thực sự thích thú về bạn. (Nếu họ không biết những tín hữu khác…) Tôi rất muốn giới thiệu bạn với một số người bạn Cơ-đốc của tôi ở trong trường này.”  Nhớ rằng chìa khóa cho việc xây dựng những cây cầu động lực cho những tân tín hữu là giúp họ nhận ra nhu cầu để biết cách xử lý những vấn đề này (cho dù họ đang tranh chiến với những vấn đề đó hay không). Bài 1: Bước Từ Sự Không Chắc Chắn Đến Sự Tin Cậy Bài Học Dành Cho Người Hướng Dẫn Ý Tưởng Chính Mỗi tín hữu đều có nhu cầu thực về sự chắc chắn. Nhưng nhiều người có kinh nghiệm ở từng mức độ khác nhau về sự không chắc chắn. Tân tín hữu đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự tranh  chiến này. Khái Niệm Sống này nhằm giúp cho tân tín hữu có sự tin cậy vào những điều Lời Đức Chúa Trời nói về Chúa Giê-xu và sự sống đời đời. So Sánh Những Câu Chuyện Của Chúng Ta Hầu như mọi người bắt đầu mối quan hệ mới với Đức Chúa Giê-xu Christ kinh nghiệm những tranh chiến khác nhau. Sự tranh chiến đầu tiên thường liên quan đến vấn đề về sự đảm bảo chắc chắn. Bạn muốn giúp tân tín hữu đi từ sự không chắc chắn đến một ý thức chắn chắn trong mối quan hệ với Đấng Christ. Chia sẻ sự tranh chiến về sự không chắc chắn trong hai phút hoặc ít hơn. Bạn nên chia sẻ về những sự tranh chiến của bạn, nhưng dừng lại ngắn gọn về cách chúng được giải quyết như thế nào. Bạn có thể thảo luận về điều đó sau. Bây giờ, bạn muốn người bạn đó chỉ cảm nhận được nhu cầu. Nếu kinh nghiệm của bạn dường như không hợp cho khái niệm này (ví dụ bạn chưa bao giờ có sự tranh chiến nào đáng kể về sự không chắc chắn), hỏi một số người bạn Cơ-đốc của bạn về những tranh chiến về sự chắc chắn sau khi tiếp nhận Đấng Christ. Lúc đầu chỉ cần nói “hãy để tôi chia sẻ với bạn về câu chuyện của bạn tôi.” Hỏi những câu hỏi nào người đó thắc mắc từ khi trở thành một Cơ-đốc-nhân. Hãy đi qua những câu hỏi chung được liệt kê trong tập ghi chú. Suy Nghĩ Về Những Tranh Chiến Của Chúng Ta Vấn đề trọng tâm đằng sau tất cả những câu hỏi này là sự không chắc chắn. Bạn định nghĩ sự không chắc chắn như thế nào? Định nghĩa của từ điển là “thiếu kiến thức chắc chắn; tình trạng nghi ngờ.” Thảo luận minh họa về cặp vợ chồng mới cưới. Những sự nghi ngờ như thế này sẽ để lại ảnh hưởng như thế nào trên hôn nhân? Tại sao? Chúng bắt đầu hủy hoại hôn nhân và tạo nên một bức tường ngăn trở sự truyền thông. Chúng có thể sinh ra những cảm xúc như bị áp lực, lo lắng và sự thất vọng. Cơ bản, đôi vợ chồng có thể đánh mất niềm vui và sự thích thú về hôn nhân và tự nhủ họ có quyết định đúng để cưới nhau hay không. Những nghi ngờ tương tự có thể để lại ảnh hưởng trên mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ như thế nào? Tại sao? Khám Phá Giải Pháp Cùng nhau đọc hết phân đoạn Kinh Thánh lớn tiếng. Lời chứng là gì? Từ chìa khóa là phần này là lời chứng. Hãy yêu cầu tân tín hữu khoanh tròn lời chứng mỗi lần nó được sử dụng trong phân đoạn kinh thánh này (sáu lần trong 5:9-11). Bình  thường chúng ta nghĩ về lời làm chứng được đưa ra trước tòa. Trong bối cảnh đó và nhìn chung, lời làm chứng là lời chứng bằng lời của một người nào đó để xác minh cho sự thật về một điều gì đó. Điều gì làm cho lời chứng trở nên đáng tin cậy? Phẩm chất và hiểu biết của người làm chứng. Nó bao gồm cả sự ngay thẳng và sự hiểu biết của họ về vấn đề. Chúng ta tin những người khi họ đưa ra lời làm chứng đáng tin cậy. Vì Đức Chúa Trời đáng tin cậy và hiểu biết hơn con người, chúng ta càng tin vào lời chứng của Đức Chúa Trời nhiều hơn. Đức Chúa Trời đã làm chứng về điều gì? Về Con Ngài – Chúa Giê-xu. Vì Đức Chúa Trời đã đưa ra cho chúng ta lời chứng của Ngài, có hai sự chọn lựa nào? Chúng ta có thể tin Ngài hoặc chúng ta không tin Ngài. Điều gì là thật nếu chúng ta tin Đức Chúa Trời? Người nào tin Con Đức Chúa Trời có được lời chứng của Đức Chúa Trời trong lòng mình. Điều gì là thật nếu chúng ta không tin Đức Chúa Trời? Chúng ta làm cho Đức Chúa Trời như người nói dối – Đấng phán với chúng ta những điều mà chúng ta không tin là thật. Lời chứng của Đức Chúa Trời nói rằng hai điều đúng. Hai điều đó là gì? Trước hết, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống đời đời như một món quà mà chúng ta nhận để kinh nghiệm. Sự sống đời đời không phải là điều gì đó mà chúng ta nổ lực để có được; nếu đó là tiền công thì không thể là một quà tặng. Điều thứ hai Đức Chúa Trời nói là thật là sự sống đời đời được tìm thấy trong Đức Chúa Con. Suy nghĩ về minh họa này: Nếu tôi đặt một lá thư vào trong một phong bì, phong bì này được gởi đi nơi nào thì nơi đó lá thư cũng đi đến. Đúng không? Giả sử tôi đặt phong bì vào cặp sách tôi, bây giờ lá thư đó đang ở đâu? Trong cặp sách. Khi phong bì đó không ở trong cặp sách của tôi, lá thư có ở trong đó không? Vì lá thư nằm trong phong bì. Sự sống đời đời cũng giống như vậy. Nó được tìm thấy ở một chỗ - hay giống như minh họa trên, sự sống đời được tìm thấy trong một phong bì – trong Chúa Giê-xu. Nơi nào có Chúa Giê-xu, nơi đó có sự sống đời đời. Nơi nào không có Ngài, sự sống đời đời cũng không có ở đó. Đó chính là trong tâm của 5:12. Hai loại người ở đây là gì? Những người có Con Đức Chúa Trời vì thế có sự sống đời đời, và những người không có Con Đức Chúa Trời hay không có sự sống đời đời. Có thể nào có con Đức Chúa Trời mà không có sự sống đời đời không? Không. Sự sống đời đởi ở trong con Đức Chúa Trời. Có thể nào không có Con Đức Chúa Trời mà lại có sự sống đời đời hay không? Không. Có thể nào một người nghĩ rằng họ có sự sống đời đời mà lại không có không? Vâng, có thể. Thực ra nhiều người nghĩ rằng họ có sự sống đời đời, nhưng nếu họ không có Con Đức Chúa Trời thì họ đang lừa dối chính mình.  Có thể nào có sự sống đời đời nhưng lại không biết chắc không? Vâng, đó là lý do mà Sứ đồ Giăng viêt lá thư này. Giăng đang viết những điều này cho ai? Cho những người tin vào danh Con Đức Chúa Trời. Tại sao ông viết cho họ? Để rồi họ biết rằng họ có sự sống đời đời. Giăng có tin rằng chúng ta biết chúng ta có sự sống đời đời hay không? Có, bởi tin vào Đức Chúa Con và vì thế có Đức Chúa Con và sự sống đời đời. Xem Xét Bức Phác Họa Sử dụng bức phác họa này để minh họa những khái niệm và hãy liên hệ nó với đời sống của chính bạn. Sau đó bạn có thể áp dụng nó vào trong đời sống của tân tín hữu. Hai hàng kẻ: Sự Sống và Cái Chết Vấn Đề: Làm sao tôi biết tôi có Con Đức Chúa Trời hay không?  Đọc Giăng 3:16 Có hai số phân được mô tả trong câu KT này là gì? Sự hư mất hay có sự sống đời đời. Cuối cùng của hai đường kẻ trượng trưng cho hai số phận. Số Phận nào Đức Chúa Trời mong muốn cho chúng ta? Sự sống đời đời. Bởi vì Ngài yêu chúng ta. Khoanh tròn chữ “sự sống đời đời.”  Đọc Rô-ma 6:23. Chúng ta nhận lãnh điều gì? Như thế nào? Bởi vì tội lỗi của chúng ta, chúng ta nhận lãnh sự chết. Viết chữ “X” ở đường kẻ phía dưới và viết tên bạn vào đó. Nhắc trở lại câu chuyện của bạn, giải thích rằng trước khi bạn tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Chúa Cứu Thế và Chúa của mình, bạn ở trên đường kẻ của sự chết đời đời. Đức Chúa Trời mong muốn ban cho chúng ta điều gì? Như thế nào? Theo câu Kinh thánh này, Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta sự sống đời đời như một món quà thông qua Con Ngài.  Đọc Rô-ma 5:8 Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta không bỏ cuộc mặc dù chúng ta là tội nhân. Thực ra, Ngài bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta theo cách quyền năng nhất.  Điều gì đã thôi thúc Đức Chúa Trời ban Con của Ngài để chết thay cho chúng ta? Bởi vì tình yêu của Ngài, Chúa Giê-xu chết cho chúng ta. Chìa khóa nằm trong sự hiểu biết tại sao Chúa Giê-xu phải chết. Tại sao Chúa Gê-xu phải chết? Ngài chết để trả giá của tội lỗi, hay trả tiền phạt cho tội lỗi của chúng ta để chúng ta có thể được tha thứ và có sự sống đời đời.  Đọc Giăng 5:24 Theo câu Kinh thánh này, phần của chúng ta trong sự cứu rỗi là gì? Nghe sứ điệp và tin. Chia sẻ phần còn lại của câu chuyện của bạn, giải thích cách bạn tiếp nhận Đấng Christ như thế nào. Vẽ một mũi tên từ đường kẻ phía dưới, xuyên qua thập tự giá, lên đường kẻ sự sống đời đời. Đặt chữ “X” tượng trưng cho chính bạn trên đường kẻ phía trên. Chia sẻ ngắn gọn một lần nữa về sự không chắc chắn của bạn và làm thế nào bạn bây giờ có sự tin cậy rằng bạn có sự sống đời đời bởi vì bạn biết Đấng Christ trong đời sống của bạn. Sau khi đọc đoạn văn, hãy xem lại 1 Giăng 5:11-13. Theo bức phác họa này thì người có Đấng Christ ở đâu? Trên đường kẻ sự sống đời đời. Người không có Đấng Christ đang ở đâu? Trên đường kẻ sự chết. Bạn đặt chính mình vào chỗ nào trong bức phác họa và tại sao? Nếu người ấy chọn đường kẻ sự sống, hãy hỏi “Khi nào bạn đã vượt khỏi sự chết để đến sự sống?” Đối với người chọn đường kẻ sự chết, hãy hỏi “Điều gì trở thành sự thật khi bạn ở trên đường kẻ sự sống?” Bạn có Đấng Christ trong cuộc đời mình. Trước khi tiếp tục, hãy hỏi “Đây có phải thực sự đúng với bạn không?” Theo mức độ từ 0 % – 100%, bây giờ bạn chắc chắn bao nhiêu phần trăm rằng bạn có sự sống đời đời? Thực Hiện Bước Hành Động Sau khi đọc hai phần mô tả về những người mà Giăng viết thư cho họ, hãy tìm ra một kịch bản thích hợp nhất với hoàn cảnh của người bạn của bạn. Nếu sự không chắc chắn của người đó tập trung vào Chúa Giê-xu, hãy đề nghị người ấy đọc Tin Lành Giăng để kiểm tra bằng chứng về Chúa Giê-xu là Con của Đức Chúa Trời và những lời giải thích về cách chúng ta cần đáp ứng lại đối với bằng chứng đó (Giăng 20:31). Khích lệ người ấy gạch dưới hay tô màu kinh thánh bằng cách làm dấu những phân đoạn Kinh thánh mà giải thích Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và là nguồn của sự sống đời đời. Đề nghị anh ta dùng một màu khác để đánh dấu cách chúng ta cần phải đáp ứng đối với Ngài. [...]... Đấng duy nhất đã từng sống một cuộc sống Cơ-đốc-nhân hoàn hảo Chúng ta phải bắt chước Ngài (Ê-phê-sô 5:1-2) Sự khác nhau giữa khả năng Ngài sống đời sống Cơ-đốc-nhân và khả năng của bạn sống đời sống đó là bao nhiêu? Những ý nghĩ và những cảm xúc nào xảy ra khi bạn không thể làm điều một điều gì đó mà bạn muốn làm? Tại sao? Khi chúng ta nản chỉ vì không đủ khả năng để sống đời sống Cơ-đốc-nhân, chúng... tín hữu cần hiểu sự đầy dẫy Đức Đức Thánh Linh để hiểu và kinh nghiệm đời sống Cơ-đốcnhân Một ý tưởng hay là bắt đầu bằng cách ôn lại những khái niệm chính từ hai bài học đầu tiên Tuần nầy sự tập trung nhắm vào sự đầy dẫy Đức Thánh Linh Trong khái niệm sống này, tân tín hữu sẽ học biết rằng không thể nào có thể sống một đời sống Cơ-đốc-nhân bằng sức riêng Nhưng Đức Chúa Trời ban cho tín hữu năng lực... dấu những phần giải thích về cách chúng ta nên đáp ứng với Ngài Đối với những người tin Chúa Giê-xu nhưng không chắc chắn về sự sống đời đời, ông viết thư tín 1 Giăng (xem 1 Giăng 5:13) Đọc 1 Giăng Đánh dấu những câu có từ biết Tìm kiếm những câu cho chúng ta biết về: Chúng ta nên tin gì Chúng ta nên làm gì Chúng ta yêu như thế nào 16 Khái Niệm Tiếp Theo TỪ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN ĐẾN SỰ TIN CẬY TỪ NHỮNG... Trời bạn cho chúng ta để sống đời sống Cơ-đốc-nhân Thực ra, ý tưởng này quan trọng đến nổi khái niệm sống của tuần đến sẽ khám phá nó nhiều hơn Khám Phá Giải Pháp Cùng hay đọc lớn tiếng phân đoạn Kinh thánh Yêu cầu tân tín hữu khoanh tròn từ Đức Thánh Linh mỗi lần thấy được sự dụng (chín trường hơp) Giải thích rằng khi một người đọc Kinh thánh, một trong những manh mối để khám phá những gì tác giả của... họ tìm kiếm để sống đời sống Cơ-đốc-nhân Lần tới, chúng ta sẽ khám phá nhiều hơn về công việc Đức Thánh Linh là chìa khóa để vượt qua những tranh chiến này Ghi Chú và Câu Hỏi Bài 3: 29 Bước Từ Sự Không Có Khả Năng Đến Được Ban Quyền Năng So Sánh Những Câu Chuyện của Chúng Ta Bởi vì mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ, chúng ta có một mong muốn thực sự để sống đời sống Cơ-đốc-nhân Những chúng ta... Phác Họa Minh họa những khái niệm bày bằng một bức phác họa sau đây và áp dụng nó vào đời sống của bạn Vấn Đề: Tôi phản ứng thế nào với tội lỗi? A Khi tôi mới đến với Đấng Christ, có bao nhiêu lãnh vực trong đời sống của tôi hoàn hảo? Không có lĩnh vực nào cả Khoanh tròn 0% hoàn hảo Nếu bạn xem xét đời sống của tôi tại trường học, bạn sẽ tìm thấy rằng không có lĩnh vực nào trong đời sống của tôi thực... được chuẩn bị cho những tranh chiến bên trong? Một số người cho rằng, nếu Đấng Christ đã cứu họ rồi, đời sống Cơ-đốc-nhân sẽ dễ dàng Họ nghĩ rằng mọi sự sẽ tự động thay đổi bên trong đời sống của họ Họ không mong đợi sự tranh chiến và vì thế họ không chuẩn bị cho điều đó Những người khác không nhận thất rằng họ rất dễ dàng mắc phải việc làm những điều sai Họ đã phát triển một những lỗi sống và thoái quen... Trời cho đời sống Cơ-đốc-nhân Đoạn Kinh thánh này sẽ cho người bạn của bạn những kỷ năng cần thiết để đối diện với thách thức mới nầy Khám Phá Giải Pháp Cùng nhau đọc toàn bộ đoạn Kinh Thánh lớn tiếng Ai là những đối thủ? Đức Thánh Linh và xác thịt Ôn lại Đức Thánh Linh là ai bằng cách sử dụng khái niệm lần trước Điều gì xảy ra khi những ham muốn của bản chất tội lỗi không bị ngăn cản? Những người thực... Xét Những Tranh Chiến Của Chúng Ta Hãy suy nghĩ về những ảnh hưởng mà sự nghi ngờ và sự không chắc chắn để lại trên những mối quan hệ Hãy tưởng tượng về mối quan hệ hôn nhân mới cưới với nhiều sự nghi ngờ… Những sự nghi ngờ về mối quan hệ: Hôn nhân này có thực sự tồn tại lâu không? Những nghi ngờ về người phối ngẫu: Đây có phải là người đúng không? Nghi ngờ lẫn nhau: Có thực sự chung thủy không? Những. .. tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về Con Ngài 11 Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài 12 Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống 13 Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời (5:9) Lời chứng là gì? Đều gì làm cho . này. Những Yếu Tố Đặc Biệt của Những Khái Niệm Sống Những Khái Niệm Sống tập trung vào những lẽ thật và hiểu biết thực sự trong bối cảnh của mối quan hệ yêu thương và khích lệ. Năm khái niệm. hình Những Khái Niệm Sống • Những Câu Chuyện • Sự Tranh Chiến • Giải Pháp/ Kinh Thánh • Bức Phác Họa • Những Bước Hành Động  Làm quen với cấu trúc tổng quát của loạt bài những Khái Niệm Sống. thiết lập giữa Khái Niệm Sống và cuộc sống hằng ngày. • Những Sự Tranh Chiến Phần “Nghĩ Về Những Tranh Chiến Của Chúng Ta” liên hệ sự thảo luận với những nhu cầu thực tế trong đời sống của tân

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan