Bước Từ Sự Chưa Phát Triển Đến Trưởng Thành Bài Học Dành Cho Người Hướng Dẫn

Một phần của tài liệu Những Khái Niệm Sống ppsx (Trang 41 - 46)

Bài Học Dành Cho Người Hướng Dẫn

Ý Tưởng Chính

Mỗi tín hữu cần trở thành một phần trong một môi trường có đặc trưng của những mối quan hệ lành mạnh với Đức Chúa Trời, với những tín hữu khác và với những tân hữu để rồi tăng trưởng trong sự trưởng thành Cơ-đốc.

Bắt đầu bằng cách ôn lại câu trả lời Kinh Thánh cho bốn xung đột chung:

1) Sự Không Chắc Chắn – chúng ta đã thấy cách Đức Chúa Trời muốn đưa chúng ta từ chỗ không chắc chắn trong mối quan hệ với Ngài đến chỗ chắc tin cậy (thông qua đức tin của chúng ta vào những lời hứa của Ngài).

2) Sự Không Xứng Đáng – Đức Chúa Trời cũng muốn đưa chúng ta từ những cảm xúc không xứng do tội lỗi và sự thất bại của chúng ta sinh ra đến kinh nghiệm hằng ngày về sự tha thứ của Ngài.

3) Không Có Khả Năng – mặc dầu chúng ta không thể sống đời sống Cơ-đốc-nhân theo sức riêng của chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta quyền năng để sống đời sống đó qua sự đầy dẫy Đức Thánh Linh.

4) Không Được Chuẩn Bị – lần trước chúng ta đã học với nhau một trong những tranh chiến lớn nhất trong đời sống Cơ-đốc-nhân diễn ra bên trong chúng ta – trận chiến giữa những ham muốn của bản tính tội lỗi cũ (hay xác thịt) và những ước muốn của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã trang bị chúng ta để kinh nghiệm sự chiến thắng trong sự tranh chiên này khi chúng ta mỗi giây phút bước đi trong quyền năng Đức Thánh Linh. Ngày hôm chúng ta sẽ tập trung vào cách làm thế nào để lớn lên trong mối quan hệ với Đấng Christ. Khi một người lần đầu tiên tiếp nhận Đấng Christ, họ đang bắt đầu một đời sống mới. Chúng ta có thể sử dụng từ “chưa được phát triển” để mô tả họ. Một người chưa được phát triển thiếu sự tăng trưởng hay chưa nhận thấy tiền năng đầy đủ của họ. Hầu hết các tín hữu trãi qua giai đoạn này lúc bắt đầu mối quan hệ với Đấng Christ. Điều quan trọng là không bị sa lầy ở đây nhưng phải tiếp tục tăng trưởng.

Chia sẻ câu chuyện về sự tăng trưởng thuộc linh của bạn. Sử dụng một ví dụ đúng hay hai về sự không trưởng thành thuộc linh ban đầu của bạn. Phải chắc rằng bạn nói về việc Đức Chúa Trời đã sử dụng ai và điều gì để giúp bạn bắt đầu tăng trưởng.

Hỏi hai câu hỏi về nền tảng thuộc linh của tân tín hữu.

Suy Nghĩ Về Những Tranh Chiến Của Chúng Ta

Đọc phần “nghĩ về nó”.

Hãy để cho tân tín hữu đưa ra thông tin phản hồi đối với những câu hỏi liệt kê ở phần trên.

Bạn cảm thấy như thế nào nếu sau nhiều năm, bạn nhìn lại và nhận thấy rằng bạn đã thất bại tăng trưởng trong lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống bạn - mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời? Một thất vọng lớn kèm theo nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đoạn Kinh thánh sau đây sẽ minh họa về một môi trường cần có để tăng trưởng thuộc linh lành mạnh.

Khám Phá Giải Pháp

Cùng nhau đọc lớn tiếng cả đoạn Kinh thánh.

Tân tín hữu nhận biết lời dạy của sứ đồ có uy quyền vì đó thực sự là Lời Đức Chúa Trời như thế nào? Đức Chúa Trời chứng thực thẩm quyền của các sứ đồ qua những dấu kỳ và phép lạ (xem Hê-bơ-rơ 2:3-4).

Bền lòng (chuyên tâm) với một điều gì đó có nghĩa là gì? Tận hiến, tận tụy, kiên định và trung thành.

Các sứ đồ là ai? 11 người mà Chúa Giê-xu đã huấn luyện đặc biệt để trở thành lãnh đạo.

Họ dạy những điều gì? Họ dạy tất cả những gì Chúa Giê-xu đã dạy và truyền lệnh cho họ. Đây chính là sự dạy dỗ được viết cho chúng ta trong Tân Ước ngày nay.

Chúng ta bền lòng đối với cùng một sự dạy dỗ đó trong này hôm nay như thế nào? Bằng cách tham gia vào những chức năng Cơ-đốc-nhân và những sinh hoạt có dạy Lời Chúa; cũng bằng cách đọc và nghiên cứu một cách cá nhân.

Thông công là gì? Ý nghĩa từ gốc của thông công là chia sẻ. Các tín hữu chia sẻ trong một mối quan hệ chung với Đấng Christ. Họ cũng bày tỏ hai sự chia sẻ hay biểu hiện khác của sự thông công. Trước hết, họ nhóm lại với nhau, trong buổi nhóm lớn tại hành lang đền thờ hoặc trong nhóm nhỏ ở tại các gia đình tín hữu (2:46). Về sau, chúng ta sẽ khám phá loại thứ hai của sự thông công mà họ chia sẻ.

Điều gì đã thúc đẩy các tín hữu nhóm lại với nhau thường xuyên như vậy? Khi họ nhóm lại họ có thể khích lệ lẫn nhau và thích thú trong mối quan hệ chung với Đấng Christ. Loại thông công thứ hai được mô tả trong câu 45. Tín hữu chia sẻ của cải với nhau. Họ đáp ứng như cầu của nhau khi họ có thể. Chia sẻ với nhau được tuôn tràn từ mối thông công lớn hơn mà họ thưởng thức với Đấng Christ.

Những mối quan hệ gần gũi như thế này giúp chúng ta như thế nào trong đời sống Cơ-đốc- nhân?

Ngày hôm nay chúng ta có thể kinh nghiệm sự thông công tương tự như thế nào? Bằng cách nhóm lại với các Cơ-đốc-nhân khác. Một ví dụ quan trọng là tham gia với một hội thánh thường xuyên nơi mà Đấng Christ được tôn vinh và Lời của Ngài được giảng dạy.

Sự bẻ bánh có thể nói về bữa ăn thông công qua đó dùng bánh và rượu để nhớ đến sự chết của Đấng Christ. Bữa ăn này nhắc nhỡ tín hữu rằng họ hiệp nhất với nhau không chỉ vì những lợi ích chung hay sự quan tâm chung, nhưng họ có một Chúa chung và sự cứu rỗi chung. Đó là trọng tâm của sự thông công. Trong nhiều hội thánh ngày hôm nay, sự kỷ niệm này được gọi là “tiệc thánh” là một từ khác để nói về sự chia sẻ.

Cầu nguyện là gì? Chỉ đơn giản là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Nhưng cầu nguyện có thể diễn ra ở nhiều hình thức. Chúng ta có thể cầu nguyện một mình cho chúng ta, hoặc cầu nguyện cho người khác và nhu cầu của họ. Hay chúng ta có thể nhóm lại với các tín hữu khác để ca ngợi Đức Chúa Trời (như những tín hữu làm trong câu 47). Đó thường được gọi là sự thờ phượng.

Điều gì đã thúc đẩy các tín hữu bền lòng cầu nguyện? Mong muốn của họ được biết Đức Chúa Trời cũng như do nhu cầu và sự phụ thuộc của họ.

Làm thế nào để chúng ta bền lòng cầu nguyện ngày hôm nay? Bằng cách dành riêng thời gian mỗi ngày để cầu nguyện và bằng việc nhóm lại với những Cơ-đốc-nhân khác để nói chuyện với Đức Chúa Trời.

Câu 42 nói rằng tín hữu đã bền lòng với tất cả những điều này. Điều gì đã thúc đẩy họ chuyên tâm đối với Lời Chúa, sự thông công và sự cầu nguyện? Chìa khóa là họ đã tìm thấy được mối quan hệ thật và thực sự với Đức Chúa Trời và với nhau. Họ kinh nghiệm mối quan hệ thật với Đức Chúa Trời qua Lời Chúa và sự cầu nguyện. Họ kinh nghiệm mối quan hệ thật với nhau qua sự thông công. Điều này giống như một đôi trai gái yêu nhau. Họ tự nhiên mong ước ở bên nhau. Khi họ dành thời gian cho nhau, mối quan hệ của họ một cách tự nhiên sẽ phán triển mạnh hơn.

Tại sao những người khác tham gia với họ? Bởi vì họ có những điều mà mọi người đều khao khát có được – quan hệ thật với Đức Chúa Trời và với nhau. Điều quan trọng cần chú ý là Đức Chúa Trời hành động thông qua họ để có nhiều người tham gia đông hơn.

Bức phác họa này liên kết tất cả lại với nhau. Môi trường để một người tăng trưởng bao gồm nhiều thứ tương tác với nhau một cách lành mạnh.

Suy nghĩ về một hạt giống được gieo vào đất khô cằn, ít được tưới nước hay ít chất dinh dưỡng và ít ánh sáng mặt trời. Hạt giống ấy sẽ phát triển như thế nào? Nếu nó phát triển được thì cũng không thể phát triển tốt.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cùng một hạt giống đó nhưng được gieo vào một mãnh đất màu mỡ có nhiều chất dinh dưỡng, có đủ nước và ánh sáng mặt trời? Nó sẽ phát triển khỏe mạnh sum sê và kinh nghiệm sự tăng trưởng ổn định theo thời gian.

Điều gì sẽ tạo nên một môi trường lý tưởng để người ta tăng trưởng? Đó là một môi trường chứa đầy những mối quan hệ ân điển và lẽ thật.

Đọc phần A. Để tham khảo thêm, xem Ê-phê-sô 4:15

Đọc Phần B. Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua Lời Ngài. Chúng ta nói chuyện với Ngài qua sự cầu nguyện. Một mối quan hệ sẽ như thế nào nếu không có trò chuyện và truyền thông qua lại? Nó sẽ trở nên xa cách, không thấy thỏa mãn, v.v. Một mối quan hệ sẽ như thế nào nếu chỉ có một trong hai người nói? Nó sẽ làm cho người kia nãn lòng, thiếu sự gần gũi thân mật v.v. Cũng vậy, chúng ta tăng trưởng trong mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời thông qua nhiều cách truyền thông hai chiều (nói và lắng nghe thông qua sự cầu nguyện và đọc Lời Chúa).

Đọc phần C. Qua thông công mà chúng ta xây dựng lẫn nhau. Theo thời gian, bạn sẽ khám phá rằng bạn cần các Cơ-đốc-nhân khác và họ cần bạn như thế nào. Kinh Thánh thường mô tả mối quan hệ của tín hữu với nhau như là một “thân thể”. Xem xét 1 Cô-rinh-tô 12:12-31, đặc biệt 12:27.

Đọc phần D. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền năng để ảnh hưởng người khác cho Đấng Christ qua Thánh Linh của Ngài. Xem Công vụ 1:8.

Thực Hiện Bước Hành Động

Để giúp đỡ người bạn của bạn phát triển một kế hoạch hành động cho tất cả ba đặc điểm liên hệ của một môi trường tăng trưởng, hãy xem xét cách sử dụng cuộc nói chuyện sau đây. Những đáp ứng có thể xảy ra của người ấy được để trong ngoặc vuông […].

Cuộc Nói Chuyện Mẫu: Hiện tại bạn đang làm gì để vui thích và phát triển mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời? [Tôi đọc một ít trong sách Giăng.] Rất tốt. Bạn có cầu nguyện không? [một ít vào buổi tối.] Bạn thích làm gì? [Tôi thực sự thích đọc hết sách Giăng.] Ồ, Tôi thấy nó thực sự hữu ích mỗi ngày nếu bạn có một thời gian đọc một đoạn Kinh thánh, suy nghĩ về đọa Kinh Thánh đó nói gì, và sau đó cầu nguyện trong vòng vài phút. Nếu bạn ấn định một thời gian mỗi ngày, bạn nghĩ khi nào là thời gian thích hợp cho bạn nhất? [có lẽ vào buổi sáng sau khi học.]

Tốt lắm! Tại sao bạn không lên kế hoạch dành 10 phút mỗi ngày vào buổi sáng để làm điều này? Bạn có nghĩ rằng bạn làm được điều đó không? [vâng, tôi nghĩ tôi làm được.]

Còn hướng về mối quan hệ với các tín hữu khác, hiện tại bạn đang làm gì? [thì hiện tại đang gặp anh ở đây.] Có điều gì bạn muốn làm không? [Có lẽ tôi nên đi nhà thờ.] Đó là ý kiến hay. Thực ra, tôi muốn thảo luận nhiều hơn về điều đó vào lần tới. Đối với khoản thời gian này, tôi muốn đưa bạn đến nhà thờ mà tôi đang nhóm lại. Bênh cạnh đó,bạn có muốn đến và gặp một vài người bạn trong nhóm học KT của tôi mỗi tuần không? Hàng tuần chúng tôi ngồi lại với nhau vào lúc 9:30 mỗi tối thứ tư để học Kinh Thánh với nhau. Tôi muốn giới thiệu bạn với họ. Tôi muốn giúp bạn tham gia vào một nhóm nhỏ, bạn cũng có thể tham gia với nhóm chúng tôi hoặc tham gia vào một nhóm khác. Bạn có sắp xếp được không? [tôi nghĩ tôi sẽ thử một lần xem sao.] Đó có thể là điều quan trọng nhất mà bạn làm cho họ, mặc dù tôi chắc rằng khi bạn tăng trưởng, Đức Chúa Trời sẽ sử dụng bạn làm một chứng nhân cho họ, bằng đời sống thay đổi của bạn và lời nói của bạn.

Hướng ra bên ngoài – có người nào bạn thực sự quan tâm về mặc thuộc linh của họ không? [vâng, những người bạn của tôi.] Có lẽ chúng ta có thể bắt đầu cầu nguyện cho họ. Bạn có thể bắt đầu nhớ đến để cầu nguyện cho họ mỗi ngày.

Vì đây là bài học cuối cùng của loạt bài Những Khái Niệm Sống, hãy hỏi bạn của bạn bài nào trong năm bài học này hữu ích nhất. Đề nghị gặp nhau trong tuần đến để nói về sự tiến triển của người ấy khi học qua những bài học này.

Bài 5:

Một phần của tài liệu Những Khái Niệm Sống ppsx (Trang 41 - 46)