Khối lượng, thành phần và các tính chất lý hoá học của máu docx

6 614 1
Khối lượng, thành phần và các tính chất lý hoá học của máu docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khối lượng, thành phần và các tính chất lý hoá học của máu 1. Khối lượng máu Để xác định khối lượng máu, có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau: Tiêm vào tĩnh mạch một lượng xác định chất màu không độc và ít khuếch tán như xanh evans, đỏ congo rồi dùng phương pháp sắc kế để xác định tỷ lệ của chúng trong máu. Cho thở một lượng khí oxyd carbon (CO) nhất định rồi xác định tỷ lệ CO trong máu. Dùng phospho đồng vị tiêm vào tĩnh mạch rồi theo dõi sự hoà loãng trong máu. Khi đã biết một trong những nồng độ nói trên, có thể tính được khối lượng chung của máu. Ở người khối lượng máu chiếm 7- 9% hay khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể. Người trưởng thành có khoảng 4-5 lít máu. Ở nam giới lượng máu lớn hơn ở nữ giới. Khối lượng máu thay đổi theo loài. Ví dụ: tỷ lệ phần trăm của máu so với trọng lượng cơ thể ở cá khoảng 3; ếch 5,7; thỏ 5,5; mèo 6,6; chó 8- 9; bồ câu 9,2; ngựa 9,8; bò 8; lợn 4,6; gà 8,5 (người ta cũng có thể tính theo đơn vị ml/kg thể trọng). Lượng máu còn thay đổi theo một số trạng thái. Ví dụ lượng máu tăng sau bữa ăn, khi mang thai. Lượng máu giảm khi đói, khi cơ thể mất nước. Trong trạng thái sinh lý bình thường có khoảng 1/2 máu lưu thông trong mạch, còn 1/2 được dự trữ ở các kho chứa, cụ thể là ở lách khoảng 16%, gan 20%, dưới da 10%. Máu ở trong kho dự trữ thường "đặc" hơn máu lưu thông do lượng nước được hấp thu bớt. Máu dự trữ được huy động bổ sung cho máu lưu thông trong mạch khi cơ thể mất máu, khi lao động cơ bắp kéo dài, khi nhiệt độ cơ thể tăng (do sốt nóng) hoặc trong trạng thái ngạt thở, xúc cảm mạnh. Khi khối lượng máu giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm cho tính mạng vì làm cho huyết áp giảm nhanh. Khi 3/4 lượng hồng cầu mất từ từ vẫn không gây chết, nhưng nếu mất nhanh 1/3-1/2 tổng lượng máu, thì cơ thể sẽ chết, nghĩa là mất nhanh khối lượng máu nguy hiểm hơn mất từ từ hồng cầu. 2. Thành phần máu Lấy máu, chống đông rồi cho vào ống nghiệm và li tâm, ta thấy máu được phân thành hai phần rõ rệt: Phần trên trong, màu vàng nhạt chiếm 55-60% thể tích, đó là huyết tương. Phần dưới đặc, mầu đỏ thẫm, chiếm 40-45% thể tích, đó là các tế bào máu. Trong các tế bào máu thì số lượng chủ yếu là hồng cầu, còn bạch cầu và tiểu cầu chiếm tỷ lệ rất thấp. Tách huyết tương và tế bào máu bằng phương pháp ly tâm Hương Thảo . Khối lượng, thành phần và các tính chất lý hoá học của máu 1. Khối lượng máu Để xác định khối lượng máu, có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau: Tiêm vào tĩnh mạch. lượng máu, thì cơ thể sẽ chết, nghĩa là mất nhanh khối lượng máu nguy hiểm hơn mất từ từ hồng cầu. 2. Thành phần máu Lấy máu, chống đông rồi cho vào ống nghiệm và li tâm, ta thấy máu được. trong máu. Dùng phospho đồng vị tiêm vào tĩnh mạch rồi theo dõi sự hoà loãng trong máu. Khi đã biết một trong những nồng độ nói trên, có thể tính được khối lượng chung của máu. Ở người khối

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan