Những “nhà lãnh đạo từ A đến Z” Tr. Ngọc Báo Doanh Nhân Sài Gòn “Bao nhiêu là việc nên chẳng đi đâu được”, “Bận rộn quá nên stress liên miên”… đang là lời than thường trực của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn. Kỹ năng lãnh đạo gần đây là một trong những chủ đề “nóng” nhất của các khóa đào tạo. Tuy nhiên, nói, nghe, học có thể trong một vài ngày, song để ứng dụng và “thoát” ra được những trói buộc chằng chịt, để được đứng trên cương vị thực sự của người lãnh đạo, phải tốn nhiều thời gian để tạo nên sự thay đổi, bắt đầu từ sự thay đổi tư duy của chính người làm lãnh đạo. Quá trình “giải phóng” chính mình này đang là nỗi băn khoăn và trăn trở của rất nhiều doanh nhân phía Bắc, nơi mà người trong cuộc tự nhìn nhận là “vẫn chưa năng động như trong Nam”. Người đàn ông mang đôi dép nhựa lấm bùn đất, quần vải bạc màu, lấm lem, áo ấm, mũ ấm cũ kỹ, lúc ở đầu bên này lúc ở đầu bên kia, lúc nói chuyện điện thoại về giá xi măng, lúc hỏi đám thợ mộc chừng nào mới chịu nghỉ Tết xong , người ngoài có thể tưởng anh là người vận chuyển vật liệu, người giao hàng, một nhà thầu xây dựng nhỏ hay thậm chí là một người lái xe ôm. Lúc mới đến nơi, chúng tôi cũng tưởng thế. Nhưng anh lại chính là ông chủ của làng du lịch đang được xây dựng trước mặt kia - chẳng chút “dính dáng" gì đến hình ảnh một doanh nhân rất năng động, nhạy bén mà trên đường đến đây, bạn anh đã nhiệt tình giới thiệu. Ở chơi với anh cả buổi chiều, nhưng chỉ thấy 2 nhân viên chạy ra chạy vào. Đó là hai nhân viên thường trực, trợ tá đa năng cua anh cho mọi công việc mà anh cần. Nói dễ hiểu là anh cần gì, sai gì, họ làm nấy chứ không có chức danh cụ thể. Còn lại, tất cả do anh quán xuyến. Bản vẽ thiết kế, làm việc với từng gói thầu thi công, mua nguyên vật liệu, quản lý thợ, chi tiền… đều do chính anh trực tiếp làm và chỉ đạo. Thậm chí, khi cần đến một số hình ảnh về công ty anh, cũng đích thân anh mở máy tính cung cấp cho, chứ các nhân viên bên dưới không làm thay anh được Anh bảo rằng đã gần 4 tháng kể từ khi khởi công công trình mới này, số lần gặp mặt bạn gái chưa quá 5 đầu ngón tay. Mỗi ngày anh thường ở công trường trên 16 tiếng, có khi ở lại luôn cả tuần mới về nhà. "Cực không thể tả nổi" - lời than thỉnh thoảng được chen vào giữa những câu thuyết minh hào hứng về làng du lịch sinh thái. Hỏi về việc xây dựng bộ máy quản lý, con người để vận hành làng du lịch này, anh bảo chưa kịp tính tới: “xây dựng gần xong rồi mới bắt tay đến khâu ấy. Cái đó nhanh ấy mà". Quá bận nên anh cũng “chưa có thời gian đi Phan Thiết và Sài Gòn xem có món dịch vụ gì mới, đặc sắc không". Nhưng dường như, anh coi sự bận rộn đến từng công việc nhỏ như đang có là sự tất yếu cua một người biết làm ăn. Bạn anh hỏi: "Sao ông không thuê người làm, lập tức, một "bài" than được tuôn trào: “Tìm mãi chẳng có đứa nào tin được ông ạ. Làm dăm bữa lại yêu sách, bảo nó đi mua hàng, nó lại kê gian giá lên, mà giá thì mình biết rành rành rồi nên điên không chịu được. Có đứa mình thuê xuống giám sát thợ, nó cứ chui vào lán ngủ, lơ đễnh thế nào, bảo một đằng làm một nẻo, đến khi mình xuống, thấy sai bét, phải bóc ra xây lại toàn bộ"… Một nhà tư vấn doanh nghiệp cam đoan rằng đây là chuyện không hiếm gặp trong làng kinh doanh miền Bắc, khi người chủ doanh nghiệp "ôm” việc từ A đến Z và bận rộn không kịp thở. Giao việc và phân quyền chỉ mới là những cụm từ được đề cập đến trong các hội thảo, lớp họcvề kỹ năng lãnh đạo, chứ chưa là những động từ có sức sống thực tế. Về nguyên nhân của tình trạng này, nhà tư vấn phân tích sơ bộ: thứ nhất, nhiều chủ doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thuê người nên thường tự mình làm lấy hoặc thuê một vài người và yêu cầu họ gánh vác nhiều công việc khác nhau. Các chủ doanh nghiệp này thường chưa có khái niệm trả lương cao để thuê người giỏi, mà thường dùng trong họ hàng, bạn bè rồi sai họ làm việc theo ý mình. Thứ hai, họ không đủ niềm tin để giao việc, phân quyền. Sự thiếu niềm tin này xuất phát trước hết từ chính họ khi không tin ai hết luôn sợ bị tiếm quyền, qua mặt. Đồng thời, do không có được những người giỏi, nên giao việc thường bị hỏng, phân quyền thường bị thừa hành sai. Thứ ba, những người chủ doanh nghiệp không nhận thức được rằng họ đang làm sai vai trò của chính mình. Họ cứ ngộ nhận mình là chủ, là lãnh đạo nên phải làm nhiều việc như thế và bận rộn như thế. Chính vì vậy mà có nhiều người, dù thừa khả năng, nhưng chưa bao giờ được đi nước ngoài. Một trong những lý do là họ không thể bỏ việc ở nhà”. Nhà tư vấn này cũng bổ sung thêm rằng nhiều doanh nghiệp ở đây cũng không thể bỏ tiền thuê tư vấn hay thuê người để bắt đầu thay đổi tình trạng của mình. Vì vậy để “nhà lãnh đạo doanh nghiệp thực sự là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chắc cần nhiều thời gian hơn để họ thay đổi cách hiểu về chính mình" - ông nói. Nguồn: Báo Doanh Nhân Sài Gòn . Những “nhà lãnh đạo từ A đến Z” Tr. Ngọc Báo Doanh Nhân Sài Gòn “Bao nhiêu là việc nên chẳng đi đâu được”, “Bận rộn quá nên stress liên miên”… đang là lời than thường trực c a nhiều. thường trực c a nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn. Kỹ năng lãnh đạo gần đây là một trong những chủ đề “nóng” nhất c a các kh a đào tạo. Tuy nhiên, nói,. doanh nghiệp "ôm” việc từ A đến Z và bận rộn không kịp thở. Giao việc và phân quyền chỉ mới là những cụm từ được đề cập đến trong các hội thảo, lớp họcvề kỹ năng lãnh đạo, chứ ch a là những