1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phú Thọ - Đền Hùng

3 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 33 KB

Nội dung

THẮNG CẢNH DU LỊCH ĐỀN HÙNG 1-Đền Hùng Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Người xưa nói, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Với 150 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được xếp hạng, trong đó có những di tích nổi bật như : Đền Hùng, Đầm Ao Châu, khu Ao Trời - Suối Tiên, khu mỏ nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ Các chiến khu Hiền Lương, Minh Hoà, chiến thắng Sông Lô, Tu Vũ, di tích khảo cổ Sơn Vi, gò Mun, rừng quốc gia Xuân Sơn cùng các lễ hội Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá, đánh cá, mở của rừng, các di tích nghệ thuật: đình Hy Cương; đình Hùng Lô; đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quan; đình Bảo Đà; đình Lâu Thượng; đình Đào Xá với 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có sắc tộc, có sắc thái văn hoá riêng, nên rất độc đáo và phong phú. 2-Đền Trung: Nơi này trên 2.300 năm trước dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày bánh trưng. Sau thời Hùng Vương, nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng "Hùng Vương tổ miếu". 3-Đền Hạ và chùa: Theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng núi này là nơi tổ mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các vua Hùng. Bên phải là chùa Sơn Cảnh Thừa Long Tự (còn gọi Thiên Quang Thiền Tự). Phía trước chùa là tháp sư và gác chuông. Phía trước đền là nhà bia công đức. 4-Đền Giếng: Có giếng Ngọc của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng 18. Tương truyền giếng này hai nàng dùng rửa mặt chải tóc, chít khăn. Đền thờ hai công chúa làm trùm lên giếng. Ngọc phả Đền Hùng viết sớm nhất là triều Tiền Lê (vào năm Thiên Phúc nguyênniên, tức 980 tây lịch). Viết lại và sao thì triều nào cũng làm, nhưng phong sắc thì không triều nào dám phong, vì là Tổ tiên. Bản Ngọc phả soạn thời Trần (thế kỷ 13), năm Hồng Đắc thứ nhất Hậu Lê (1470) san nhuận lại viết " Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Đền Hùng). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ báo để tưởng nhớ công ơn gây dựng nước nhà của các đấng thành tổ ngày xưa " Sản phẩm du lịch của đền Hùng rất độc đáo. Đó là du lịch văn hoá lễ hội có ý nghĩa vùng và quốc gia. Lễ hội đền Hùng được tổ chức trọng thể vào 10 tháng 3 âm lịch hàng năm và thu hút hàng chục vạn khách tới dự. 5-Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, một hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động vất vả, là dịp để mọi người hướng về những sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng hay vui chơi giải trí. Vì vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao với du khách và là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có những lễ hội riêng, đặc sắc. Thông qua các lễ hội này, du khách có thể hiểu được về văn hoá Việt Nam, văn minh lúa nước. 6-Hội Đền Hùng: Là lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp Giỗ Tổ thiêng liêng, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưngthịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh. Lễ hội năm nào cũng nhộn nhịp, thu hút hàng chục vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước. 7-Hội Bạch Hạc: Diễn ra từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng hàng năm tại đền thờ Thổ Lệnh Đại Vương xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Trong lễ hội có trò thi tung còn ở Đền Cả, lễ tiến còn, ngâm thơ còn và cúng cơm còn. Ngày cuối lễ hội có lễ hạ còn và cướp còn cầu may. 8-Hội Chu Hoá: Lễ hội diễn ra tại xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao vào ngày 5 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông và Tam Đông, là các tướnggiỏi của vua Hùng thứ 18. Trong lễ hội có diễn trò “chạy kem” diễn lại sự tích thần làng. 9-Hội mở cửa rừng: Lễ hội diễn ra tại huyện Thanh Sơn từ ngày 6 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Mở đầu là lễ cúng cung tên để mở hội săn bắn, sau đó từng đôi nam nữ múa theo điệu "gà phủ" thực hiện tín ngưỡng phồn thịnh. 10-Hội đánh cá: Được tổ chức ở vùng đồng bào Mường thuộc xã Thạch Kiệt, huyện Thanh Sơn. Đây là lễ hội mừng xuân tại khu vực ở sát bản. Trong lễ hội người ta dùng các giọ bắt cá (dùng nhiều đồ dùng khuấy nước lên cho cá chui vào giọ) để tế lễ và chia cho các gia đình. Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác nữa như hội cầu tháng Giêng, hội Phết Hiền Quan, hội hát Xoan, hát Ghẹo, hát trống quân, hát ví cùng nhiều trò chơi tổ chức trong lễ hội như đánh trống đồng, đâm đuống, múa mời, múa cồng, vật, bơi chải, kéo co, đánh thó, đánh phết, bắn nỏ http://violet.vn/nghiahoang . CẢNH DU LỊCH ĐỀN HÙNG 1- ền Hùng Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Người xưa. quốc gia Xuân Sơn cùng các lễ hội Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá, đánh cá, mở của rừng, các di tích nghệ thuật: đình Hy Cương; đình Hùng Lô; đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quan; đình Bảo Đà; đình Lâu. hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày bánh trưng. Sau thời Hùng Vương, nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng " ;Hùng Vương tổ miếu". 3- ền Hạ và chùa: Theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w