Con học mầm non, bố mẹ lo! Lo lắng, bất an là tâm trạng của nhiều phụ huynh bậc mầm non trước hàng loạt vụ cô giáo đánh hoặc “hù” các bé mẫu giáo xảy ra gần đây. Điều lo lắng hơn nữa là cách quản lý các trường mầm non ngoài công lập hiện nay quá lỏng lẻo. Chị Lê Hiền ở khu Linh Đàm, Hà Nội kể: “Trước khi gửi con, tôi đã đi tìm hiểu rất nhiều trường, và phải mất một tuần mới tìm được trường ưng ý. Nhưng tôi vẫn lo lắm vì chẳng quen biết gì các cô giáo cả. Nhiều khi về sớm, đứng ngoài nhìn thấy con mình bé nhất, chơ vơ trong lớp, không được cô quan tâm, thật tội nghiệp. Thậm chí có lần cháu ị ra quần, bị cô mắng và buổi học sau nhất quyết cháu không đi học nữa, tôi gặng hỏi mãi mới biết. Tôi kiến nghị lại sợ con mình bị chú ý hơn”. Không cả nể như chị Hiền, chị Kiều Oanh (ở Cầu Diễn) chọn cách trao đổi thẳng thắn với nhà trường khi thấy có vấn đề. “Một hôm tôi đón con, thấy mắt cháu đỏ hoe nhưng cô giáo nói át rằng cháu bị đau mắt. Tra thuốc mãi mà cũng không khỏi. Đi bác sĩ thì kết luận rằng bị tác động mạnh từ bên ngoài vào. Khi hỏi con thì mới biết “bạn Đ con cô giáo lấy cái ống hút sữa chọc vào mắt”. Hôm sau tôi đến nói với cô, lúc đó cô giáo mới xin lỗi rối rít. Tôi đã phản ánh lên ban giám hiệu nhà trường và chuyển trường cho con”. “Qua nhiều sự việc học sinh bị thầy, cô giáo hành xử phản giáo dục mà báo chí nêu, tôi thấy trách nhiệm phần nào thuộc về cơ quan chức năng - đơn vị quản lý, cấp phép cho mở trường. Nếu họ làm không có trách nhiệm, quá dễ dãi, cho phép những cơ sở giáo dục không đủ chất lượng, giáo viên không có trình độ chuyên môn hoạt động thì họ chính là người gián tiếp tạo nên những sự việc đáng tiếc như thời gian vừa qua” - chị Thiều Hoa (quận Thanh Xuân) kiến nghị. Đồng tình với ý kiến trên, chị Lê Hiền bày tỏ: “Cơ chế quản lý hệ thống mầm non tư thục của ta hiện đang rất lỏng lẻo, lại do phường quản lý chứ không phải phòng giáo dục mà cán bộ phường thì làm gì có chuyên môn về giáo dục nên cũng chẳng mấy ai quan tâm. Tôi mong ngành giáo dục nên xem lại cách quản lý này”. Bà Ngô Thị Hợp, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận: “Một số cán bộ giáo viên có những việc làm, những hành vi vi phạm nghiêm trọng phẩm chất đạo đức nhà giáo, điển hình là vụ cô bảo mẫu Lê Vy dán băng keo vào miệng cháu Bảo Trân gây hậu quả nghiêm trọng là do giáo viên chưa được đào tạo về chuyên môn nhiệp vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả của những hành vi gây ra với trẻ; khâu tuyển dụng giáo viên không đúng với quy định của ngành”. Được biết, hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có hàng trăm trường mầm non tư thục nhưng chỉ có 67 trường tư thục và 5 trường dân lập được cấp phép. Còn lại các trường đều bị thả nổi. Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Lan Hương, Trưởng phòng Giáo dục mầm non - Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Hiện nay chúng tôi bị quá tải trong quản lý. Cả phòng giáo dục chỉ có 8 người mà quản lý hơn 400 trường mầm non. Các phòng giáo dục quận, huyện cũng ở trong tình trạng bị áp lực tương tự. Bởi vậy, theo phân cấp, quản lý hành chính và tư cách pháp nhân của các trường phải do chính quyền địa phương thực hiện. Nên những sự việc xảy ra vừa qua không thể đổ hết cho bên giáo dục”. Theo bà Hương, “chính các bậc cha mẹ học sinh phải là những người quan tâm và thẩm định chất lượng của các trường tư thục trước khi quyết định gửi con mình vào đó”… Trước vòng xoay luẩn quẩn “đá” trách nhiệm trong quản lý chất lượng giáo dục bậc mầm non, nỗi lo của các phụ huynh có con trong độ tuổi này có lẽ phải rất lâu mới giải tỏa được. . Con học mầm non, bố mẹ lo! Lo lắng, bất an là tâm trạng của nhiều phụ huynh bậc mầm non trước hàng loạt vụ cô giáo đánh hoặc “hù” các. ngoài nhìn thấy con mình bé nhất, chơ vơ trong lớp, không được cô quan tâm, thật tội nghiệp. Thậm chí có lần cháu ị ra quần, bị cô mắng và buổi học sau nhất quyết cháu không đi học nữa, tôi. sĩ thì kết luận rằng bị tác động mạnh từ bên ngoài vào. Khi hỏi con thì mới biết “bạn Đ con cô giáo lấy cái ống hút sữa chọc vào mắt”. Hôm sau tôi đến nói với cô, lúc đó cô giáo mới xin lỗi