Các loại hình nguồn gốc của mỏ thiếc: • Mỏ pegmatit • Mỏ skarn • Mỏ nhiệt dịch • Sa khoáng Mỏ pegmatit - Các thể pecmatit chứa thiếc có dạng tấm, ổ, thấu kính hoặc hiếm hơn là dạng ống. - Thành phần khoáng vật: casiterit cộng sinh với beryl, tantalit, columbit và khoáng vật chứa Li - Kiểu này gặp ở Liên Xô (Trung Á), Ruanda, Zair, Brazin. Chúng là nguồn cung cấp vật liệu để tạo mỏ sa khoáng. Ở Việt Nam gặp ở Kim Cương (Hà Tĩnh), ngoài casiterit có tantalit và columbit. - Quy mô nhỏ, hàm lượng Sn trong quặng nghèo dưới 0,1% nên không có ý nghĩa công nghiệp Mỏ skarn - Thân quặng thường có dạng vỉa thay thế trao đổi, mạch không đều, dạng ống. - Thành phần khoáng vật: casiterit xâm tán trong skarn – granat, diopxit, tremolit, clorit, epidot, fluorit… lẫn sulfur pyrit, pyrotin, sfalerit, chalcopyrit, stanin và các khoáng vật Bi - Ở Trung Quốc loại hình mỏ này liên quan với granit porphyr. - Loại hình này ít phổ biến và có ý nghĩa thứ yếu đối với Sn. Mỏ nhiệt dịch Trong kiểu mỏ này chia ra các thành hệ quặng: Thạch anh – Casiterit - Liên quan với các thành tạo granit axit và siêu axit bị biến đổi sau magma, chủ yếu thành tạo ở dưới sâu, đôi khi sâu trung bình. - Mỏ có dạng stock, mạch. - Thành phần khoáng vật: thạch anh, casiterit, cùng với topaz, turmalin, fluorit, micafluor và liti. - Gặp ở Malaysia, đông nam Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan. Ở nước ta điển hình là mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) - Là nguồn quan trọng cung cấp thiếc Theo Leviski O.D phân chia các phụ kiểu: Thành hệ greizen Casiterit – felspat – thạch anh Casiterit – thạch anh Silicat – Casiterit (kiểu nguồn gốc sâu và kiểu nông – á phun trào) - Quặng silicat – casiterit nguồn gốc nhiệt dịch sâu gồm: tuamalin, clorit, pyrotin, casiterit, arsenopyrit, sfalerit, chalcopyrit, galenit, một ít wolframit, seelit. - Quặng silicat – casiterit nguồn gốc á phun trào thường chứa tuamalin, clorit, fluorit, casiterit, fecberit, monazit, xenotim và nhiều sunfostanat (tilit sunfo muối Pb). - Phổ biến ở Zabaican (Liên Xô), Anh, Úc, Nam Phi. Ở nước ta gặp ở vùng Sơn Dương, một ít ở Tây Nghệ An. Ở nước ta thành hệ silicat – casiterit phổ biến ở Sơn Dương Sulfur – Casiterit (nguồn gốc dưới sâu và phun trào) - Thành tạo liên quan với các đá xâm nhập axit – granitoit có tính bazơ cao hơn: granodiorit và cả diorit thạch anh. - Thành phần khoáng vật: casiterit đi cùng với các khoáng vật sulphur của sắt, đồng, chì, kẽm và các kim loại khác (clorit, turmalin sắt – magnetit, granat, pyroxen và một vài khoáng vật khác) - Gặp ở Bolivi, nam Trung Quốc, Sibiri, Trung Á (Liên Xô cũ). Ở nước ta thành hệ casiterit – sulfur phổ biến ở vùng Quỳ Hợp – Nghệ An và Sơn Dương – Tuyên Quang - Có giá trị công nghiệp. Sa khoáng - Bao gồm sa khoáng eluvi, deluvi, aluvi. Ngoài Sn còn khai thác kèm W, Au, Ta. - Mỏ sa khoáng phổ biến ở nước Đông Nam Á: Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc, Phần Lan, Úc. Ở nước ta loại sa khoáng casiterit có ý nghĩa công nghiệp quan trọng (Tĩnh Túc, Sơn Dương, Tây Nghệ An). - Loại này có ý nghĩa quan trọng về trữ lượng và sản lượng khai thác quặng casiterit trên thế giới. . Các loại hình nguồn gốc của mỏ thiếc: • Mỏ pegmatit • Mỏ skarn • Mỏ nhiệt dịch • Sa khoáng Mỏ pegmatit - Các thể pecmatit chứa thiếc có dạng tấm, ổ, thấu kính. và các khoáng vật Bi - Ở Trung Quốc loại hình mỏ này liên quan với granit porphyr. - Loại hình này ít phổ biến và có ý nghĩa thứ yếu đối với Sn. Mỏ nhiệt dịch Trong kiểu mỏ này chia ra các. Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan. Ở nước ta điển hình là mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) - Là nguồn quan trọng cung cấp thiếc Theo Leviski O.D phân chia các phụ kiểu: Thành hệ greizen Casiterit