HEXAPNEUMINE (Kỳ 2) DƯỢC LỰC Thuốc ho có tác dụng kháng khuẩn : - Pholcodine : chống ho trung ương, dẫn xuất của morphine : ức chế trung tâm hô hấp nhưng ít hơn codéine. - Chlorphénamine maléate : kháng histamine do tác động lên thụ thể H 1 ngoại biên, chống lại sự co thắt phế quản, tác dụng giống atropine và làm êm dịu. - Biclotymol : dẫn xuất của phénol, có tác dụng kháng khuẩn. - Gaiacolate de glycéryle : kích thích tiết dịch phế quản. Sirô nhũ nhi : công thức không có chứa pholcodine, ngược lại có sự hiện diện của paracétamol làm giảm sốt và sirô Tolu làm long đàm. Tá dược có chứa một ít chất nhầy với đặc tính tăng nhẹ nhu động giúp đào thải các chất nhớt ở dạ dày và tránh nôn mửa. CHỈ ĐỊNH Sirô người lớn và trẻ em : điều trị các chứng ho khan gây khó chịu, đặc biệt ho do dị ứng và do kích thích. Sirô nhũ nhi : điều trị triệu chứng, hạ sốt và an thần trong cơn ho khan gây khó chịu, sát khuẩn trong các bệnh lý hô hấp, hoạt tính đặc trị hiện thời chưa được chứng minh. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Liên quan đến pholcodine : - Cũng như các loại thuốc ho khác : suy hô hấp bất kỳ mức độ nào (do tính chất ức chế trung tâm hô hấp, và sự cần thiết để cho bệnh nhân ho nhằm tránh ứ đọng phế quản). - Không dùng cho trẻ nhũ nhi. - Ho suyễn. Liên quan đến paracétamol : - Trẻ nhũ nhi : không dùng trong trường hợp có suy tế bào gan. Liên quan đến chlorphénamine : - Nguy cơ glaucome góc đóng. - Nguy cơ bí tiểu do rối loạn niệu đạo-tiền liệt tuyến. CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG - Ho đàm, là một yếu tố cơ bản của sự đề kháng phế quản-phổi, nên tôn trọng. - Trước khi kê toa một loại thuốc chống ho, phải tìm kỹ nguyên nhân gây ho, nhất là các trường hợp đòi hỏi một trị liệu chuyên biệt như suyễn, dãn phế quản, kiểm soát xem có bị tắc nghẽn phế quản, ung thư, bệnh lý nội phế quản, suy thất trái bất kỳ nguyên nhân, thuyên tắc phổi, ho do bệnh tim, và khi cơn ho đề kháng với một loại thuốc ho đã kê với liều thông thường, không nên tăng liều mà phải kiểm tra lại tình trạng lâm sàng. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Người lớn tuổi : liều ban đầu giảm còn phân nửa liều thông thường, có thể tăng thêm một phần tư, tùy theo sự dung nạp và nhu cầu. Người lớn và trẻ em : không được uống các chất có chứa cồn trong thời gian điều trị. Nhũ nhi : tránh sử dụng kéo dài. Trẻ sơ sinh : chưa có một dữ kiện nào được đặt ra về nguy cơ của pholcodine ở mẹ sử dụng thuốc ho này. Liều lượng đường có trong mỗi liều : Người lớn và trẻ em : 1 muỗng café chứa 4 g - một muỗng canh chứa 12 g. Nhũ nhi : 1 muỗng café chứa 3,75 g. Người lái xe và điều khiển máy móc : phải lưu ý người lái xe và sử dụng máy móc vì nguy cơ buồn ngủ khi sử dụng thuốc này. LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai : hiện nay, do chưa có thử nghiệm trên động vật và các dữ kiện lâm sàng, không thể xác định nguy cơ gây quái thai của pholcodine, ngoài ra, tính vô hại khi sử dụng chlorphénamine ở phụ nữ có thai chưa được xác định, do đó vì lý do thận trọng không nên sử dụng thuốc ho này trong ba tháng đầu của thai kỳ. Lúc nuôi con bú : vì lý do thận trọng không nên dùng thuốc vì thiếu các dữ kiện. TƯƠNG TÁC THUỐC Liên quan đến chlorphénamine : Không nên phối hợp : - Alcool : alcool làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamine H 1 . Sự giảm tập trung và cảnh giác có thể gây hậu quả nguy hiểm cho người lái xe và điều khiển máy móc. Tránh uống rượu và những thuốc khác có chứa alcool. Lưu ý khi phối hợp : - Atropine và những chất có tác động giống atropine : các thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc làm êm dịu thần kinh gốc phénothiazine, chống co giật Parkinson, kháng choline, chống co thắt dạng atropine, disopyramide : tăng các dụng ngoại ý của atropine như gây bí tiểu, táo bón, khô miệng. - Các thuốc khác gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương : các thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, barbiturate, benzodiazépine, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, dẫn xuất của morphine (thuốc giảm đau và chống ho), thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu không thuộc nhóm benzodiazépine : tăng trầm cảm hệ thần kinh trung ương có thể đưa đến hậu quả nguy hiểm cho người lái xe và sử dụng máy móc. Liên quan đến phényléphrine : Không nên phối hợp : - Guanéthidine và các thuốc cùng họ : tăng tác dụng cao huyết áp của phényléphrine, gây giãn đồng tử nghiêm trọng và kéo dài (tăng tác dụng do ức chế trương lực giao cảm gây bởi guanéthidine). Nếu bắt buộc phải phối hợp, cần tăng cường theo dõi bệnh nhân. . HEXAPNEUMINE (Kỳ 2) DƯỢC LỰC Thuốc ho có tác dụng kháng khuẩn : - Pholcodine : chống ho trung ương,