1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KENACORT RETARD (Kỳ 3) pdf

6 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 148,34 KB

Nội dung

KENACORT RETARD (Kỳ 3) LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai : Dùng đường toàn thân : Thử nghiệm trên động vật cho thấy tác dụng gây quái thai của thuốc thay đổi tùy theo loài. Ở người, thuốc qua được nhau thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học không cho thấy bất kỳ tác động gây dị dạng bào thai nào có liên quan đến việc dùng corticoid trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong các bệnh mãn tính cần được điều trị trong suốt thời kỳ mang thai, có thể gây chậm phát triển nhẹ bào thai trong tử cung. Hãn hữu có thể gây suy thượng thận ở trẻ sơ sinh, được quan sát sau khi dùng liệu pháp corticoid liều cao. Do đó cần theo dõi lâm sàng (trọng lượng, bài niệu) và sinh học một thời gian ở trẻ sơ sinh có mẹ dùng corticoid trong thời gian mang thai. Theo trên, corticoid có thể được kê toa cho phụ nữ có thai nếu cần. Tiêm tại chỗ : Các nguy cơ giống như khi dùng corticoid đường toàn thân được nghĩ tới nếu tiêm nhiều lần (ở nhiều vị trí khác nhau) hay lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn : với corticoid đường toàn thân, có thể gây chậm phát triển nhẹ bào thai trong tử cung. Hãn hữu có thể gây suy thượng thận ở trẻ sơ sinh, được quan sát sau khi dùng liệu pháp corticoid liều cao. Lúc nuôi con bú : Trường hợp điều trị dài hạn và với liều cao, không nên cho con bú mẹ. TƯƠNG TÁC THUỐC Dùng đường toàn thân : Không nên phối hợp : - Các thuốc gây xoắn đỉnh (astemizole, bepridil, erythromycin IV, halofantrine, pentamidine, sparfloxacine, sultopride, terfenadine, vincamine) : nên thay bằng những thuốc không gây xoắn đỉnh trong trường hợp hạ kali máu. Thận trọng khi phối hợp : - Acid salicylic đường toàn thân, và có thể suy ra cho các salicylate khác : làm giảm salicylate máu trong thời gian điều trị bằng corticoid và tăng nguy cơ quá liều salicylate khi ngưng dùng corticoid, do corticoid làm tăng đào thải các salicylate. Chỉnh liều các salicylate trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng điều trị bằng corticoid. - Thuốc chống loạn nhịp gây xoắn đỉnh (amiodarone, bretylium, disopyramide, nhóm quinidine, sotalol) : hạ kali máu là một yếu tố thuận lợi, cũng như chậm nhịp tim và đoạn QT đã dài từ trước. Dự phòng hạ kali máu, điều chỉnh nếu cần ; theo dõi đoạn QT. Nếu bị xoắn đỉnh, không dùng thuốc chống loạn nhịp. - Thuốc chống đông dạng uống : corticoid có thể gây cản trở sự chuyển hóa của thuốc chống đông dạng uống và của các yếu tố đông máu. Nguy cơ gây xuất huyết đặc thù của liệu pháp corticoid (trên niêm mạc đường tiêu hóa, tính dễ vỡ của mao mạch) khi dùng liều cao hoặc điều trị kéo dài trên 10 ngày. Nếu cần thiết phải phối hợp, nên tăng cường theo dõi : kiểm tra sinh học ở ngày thứ 8, sau đó mỗi 15 ngày trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng corticoid. - Các thuốc gây hạ kali máu khác (thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu dùng một mình hay dưới dạng phối hợp, thuốc nhuận trường kích thích, amphotericine B IV : tăng nguy cơ hạ kali máu do hiệp đồng tác dụng. Theo dõi kali máu, điều chỉnh nếu cần, nhất là trong trường hợp đang điều trị bằng digitalis. - Digitalis : hạ kali máu có thể tạo thuận lợi cho những tác dụng độc của digitalis. Theo dõi kali máu, điều chỉnh nếu cần, và tùy tình hình, có thể kiểm tra điện tâm đồ. - Heparine dạng tiêm : làm nặng thêm nguy cơ gây xuất huyết đặc thù của liệu pháp corticoid (trên niêm mạc đường tiêu hóa, tính dễ vỡ của mao mạch) khi dùng liều cao hoặc điều trị kéo dài trên 10 ngày. Khi phải phối hợp, cần tăng cường theo dõi. - Các thuốc gây cảm ứng men (carbamazepines, phenobarbital, phenytoine, primidone, rifabutine, rifampicine) : làm giảm nồng độ trong huyết tương và hiệu lực của corticoid do làm tăng chuyển hóa ở gan. Hậu quả có thể đặc biệt nghiêm trọng ở bệnh nhân bị bệnh addison và trong trường hợp ghép cơ quan. Theo dõi lâm sàng và sinh học, chỉnh liều corticoid trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng thuốc gây cảm ứng men. - Insuline, metformine, sulfamide hạ đường huyết : làm tăng đường huyết, đôi khi gây nhiễm ceton (do corticoid làm giảm dung nạp của các thuốc này đối với glucid). Thông báo cho bệnh nhân và tăng cường tự theo dõi lượng đường trong máu và nước tiểu, nhất là khi bắt đầu điều trị. Có thể chỉnh liều thuốc trị tiểu đường trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng corticoid. Lưu ý khi phối hợp : - Thuốc trị tăng huyết áp : làm giảm tác dụng hạ huyết áp (do corticoid gây giữ muối-nước). - Interferon a : có khả năng ức chế tác động của interferon a. - Vaccin sống giảm độc : có nguy cơ gây bệnh toàn thân, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này tăng ở những người đã bị suy giảm miễn dịch do một bệnh tiềm ẩn. Nên thay bằng vaccin bất hoạt nếu có loại này (bệnh bại liệt). - Praziquantel : có thể làm giảm nồng độ của praziquantel trong huyết tương. Tiêm tại chỗ : Các tương tác của glucocorticoid với các thuốc khác chỉ hãn hữu mới xảy ra khi dùng đường tiêm tại chỗ ở liều thông thường. Các nguy cơ này có thể được cân nhắc tới khi tiêm nhiều lần (ở nhiều vị trí khác nhau) hay lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn. . KENACORT RETARD (Kỳ 3) LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai : Dùng đường toàn thân : Thử nghiệm

Ngày đăng: 05/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN