Luyện chữ trước tuổi đến trường lợi bất cập hại Cho con luyện chữ trước khi vào lớp 1, nhiều phụ huynh muốn giúp bé tự tin hơn hoặc sợ con không theo kịp bạn bè. Tác dụng này chưa rõ là đạt đến đâu nhưng sự thiệt hại cho quá trình phát triển của bé, sự thui chột hứng thú học lại quá rõ ràng. Hiện tại ở Hà Nội và một số thành phố lớn, các bậc phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1 đua nhau gửi con vào các lớp luyện chữ. Trong 2 tháng hè, mỗi tuần trẻ phải học ít thì 2-3 buổi, nhiều thì 5 buổi, mỗi buổi 2 tiếng. Có bé còn được bố mẹ cho đi học trước 3-4 tháng. Có cả chục lý do, để cha mẹ cho con đi học viết chữ sớm và giáo viên sẵn sàng nhận bé mới trên 5 tuổi vào lớp luyện chữ. Cha mẹ tin rằng, bây giờ, nhà nào cũng cho con đi học trước khi vào lớp 1, nếu con mình không đi, sợ khi vào học sẽ bị tụt hậu; viết chữ là rất khó, cần luyện trước cho con để bé tự tin hơn khi đến trường. Chị Bình, nhà ở Thanh Xuân, là một ví dụ. Mỗi tuần 3 buổi, chị phải đi làm muộn để đưa con đến lớp, vì lớp học 9h sáng mới bắt đầu. Hai tiếng sau, chị lại phải tìm cách nghỉ sớm để đón con. Còn chị Minh ở Cầu Giấy thì "rút kinh nghiệm" từ đứa con đầu, cho rằng bé viết chữ xấu vì cách đây 3 năm chị không cho đi học trước. Vì vậy năm nay khi con thứ chuẩn bị vào lớp 1, chị nhất quyết cho đi luyện chữ từ sớm. Cô bé đã luyện được 3 tháng và chị Minh tự hào vì "chính tôi cũng ngạc nhiên vì nét chữ của cháu". Theo chị, nếu đợi vào lớp 1 mới học, mỗi lớp mấy chục em học sinh, cô giáo không có điều kiện để chỉ dẫn tận tình được. Về phía giáo viên, những người đứng ra tổ chức lớp luyện chữ thì cho rằng, theo kinh nghiệm giảng dạy, khó khăn lớn nhất với trẻ ở lớp 1 là viết chữ, viết đúng các dòng kẻ ô ly, viết đẹp lại càng khó; do vậy cần luyện sớm. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cho rằng việc học trước như vậy hại nhiều hơn lợi. Ở đa số trẻ em, trước khi tròn 6 tuổi, khả năng tâm vận động chưa thật chín muồi nên việc cầm bút tô, viết chữ theo những dòng kẻ ô ly trong khoảng thời gian dài (trên 20 phút) là quá sức. Ngay cả với trẻ đủ 6 tuổi, đã vào lớp 1, phần tập tô chữ, nhất là viết chữ theo dòng kẻ ô ly cũng được xem là khó. Do vậy, quá trình này được thiết kế giảm nhẹ tối đa bằng cách chia nhỏ ra, xen kẽ với các hoạt động khác, tuyệt đối không kéo dài suốt buổi học. Giáo viên cũng được khuyên là liên tục động viên, không chê bai trẻ viết xấu, không nên cho điểm kém hay ra nhiều bài tập viết về nhà… Sự khó khăn, nhàm chán khi đi luyện chữ làm suy giảm hứng thú học đường, giảm sự tự tin (do ít cảm nhận được thành công, ít nhận được lời khen vì viết đúng viết đẹp là rất khó). Hậu quả, nhẹ thì không thích đi học, chán học, nặng hơn là sợ học. Phụ huynh có thể kiểm tra điều này bằng cách mỗi buổi sáng hỏi xem con có thích đến các lớp luyện chữ không. Đa số trẻ mếu máo không thích, viện đủ lý do để không phải đi tập viết trong khi rất thích đến các lớp học đàn, học vẽ, học kể chuyện… Trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 bị mất hứng thú với bài học cũng vì đã biết rồi, dẫn đến chủ quan, mất tập trung chú ý Ở tuổi này, trẻ có nhu cầu vận động rất lớn (quan sát trẻ giờ ra chơi, bạn sẽ thấy chúng chạy nhảy không ngừng nghỉ), nếu phải ngồi 2 tiếng để tập viết sẽ mệt mỏi. Việc ngồi lâu trong tư thế không thoải mái cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Việc luyện chữ cũng có nguy cơ khiến mắt quá tải vì khi tập trung viết, trẻ thường cúi gằm mặt sát vở, tần suất chớp mắt giảm trung bình 50%, gây thiệt hại cho sự phát triển thị lực và dẫn đến cận thị, loạn thị. Nhiều trẻ nhoài cả người lên bàn mới viết được do bàn ghế ở các lớp học gia đình thường không chuẩn. Có em ngoẹo đầu, ngoẹo cổ, dùng “toàn bộ cơ thể” để viết. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ cơ, xương, đặc biệt là cột sống. Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy trẻ học viết sớm sau này chữ sẽ đẹp hơn. Luyện viết chữ là một quá trình lâu dài, có thể được tăng cường ở giai đoạn sau, khi sự phát triển tâm vận động của trẻ đã đủ chín muồi, trẻ đã hoàn toàn thích ứng với việc học ở lớp 1 (thường là kỳ 2 trở đi). Hầu hết trẻ em bình thường về trí tuệ đến tuổi vào lớp 1 đều hứng thú đi học. Nhưng nuôi dưỡng hứng thú này là cả một vấn đề. Trẻ rời lớp mẫu giáo vào lớp một sự chuyển giai đoạn từ hoạt động chơi là chủ đạo sang học là chủ đạo. Việc tuân thủ các yêu cầu của học sinh đã là khó khăn. Do đó các phương pháp chơi mà học của mẫu giáo nên tiếp tục được áp dụng để nuôi dưỡng hứng thú học tập. Cái trẻ cần được chuẩn bị khi sắp vào lớp 1 chính là tâm thế sẵn sàng đi học, gồm: Khả năng sử dụng ngôn ngữ, các khả năng về trí tuệ, khả năng thích ứng học đường, khả năng hiểu các biểu tượng về số, chữ cái, các kỹ năng sống, sự chủ động, độc lập, tự tin, hứng thú đến trường Vì vậy, sẽ có lợi hơn nhiều nếu bạn cho trẻ tham gia các lớp học kể chuyện sáng tạo, nhạc, múa, vẽ, các lớp phát triển năng lực trí tuệ, khám phá thế giới cảm xúc, phát triển kỹ năng xã hội Các nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ đã qua lớp mầm non (đã làm quen với chữ cái, chữ số) đều có khả năng học thành công chương trình lớp 1. Một số trẻ có thể khó khăn về viết trong những tháng đầu đi học. Chỉ cần giáo viên không chê bai, kiên trì động viên, dần dần trẻ sẽ vượt qua. Điều quan trọng là giúp trẻ biết cách cầm bút đúng, ngồi đúng tư thế, giữ khoảng cách phù hợp giữa vở và mắt… . Luyện chữ trước tuổi đến trường lợi bất cập hại Cho con luyện chữ trước khi vào lớp 1, nhiều phụ huynh muốn giúp bé tự tin hơn. tụt hậu; viết chữ là rất khó, cần luyện trước cho con để bé tự tin hơn khi đến trường. Chị Bình, nhà ở Thanh Xuân, là một ví dụ. Mỗi tuần 3 buổi, chị phải đi làm muộn để đưa con đến lớp, vì. lý học cho rằng việc học trước như vậy hại nhiều hơn lợi. Ở đa số trẻ em, trước khi tròn 6 tuổi, khả năng tâm vận động chưa thật chín muồi nên việc cầm bút tô, viết chữ theo những dòng kẻ ô