Bé cáu kỉnh khi đi nhà trẻ pps

5 199 0
Bé cáu kỉnh khi đi nhà trẻ pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bé cáu kỉnh khi đi nhà trẻ Khi bé từ nhà trẻ về, bé tỏ ra bực bội thậm chí còn giật tóc, cắn mẹ mặc dù trước đó bé tỏ ra rất thích chơi với các bạn, nói chuyện với người lạ và bạn cảm thấy bé có thể dễ dàng thích nghi được với môi trường mới Nguyên nhân bé giận dỗi Bé chỉ dạn dĩ với người lạ khi có người thân bên cạnh. Khi bạn cho bé tiếp xúc với môi trường mới lạ hoàn toàn, bé sẽ có cảm giác bị bỏ rơi. Trong trí óc của bé, bé coi bạn là nguyên nhân của cảm giác này và bạn chính là đối tượng mà bé “trút giận”. Tất cả các bé đều lạ lẫm với một khung cảnh mới, những người mà trước đây bé chưa từng được nhìn thấy, những nội quy mà bé phải tuân theo chứ không được thoải mái như ở nhà. Bé có cảm giác bó buộc vì đôi khi bé bị cô giáo trách cứ hoặc các bạn khác trêu chọc. Bé phải đối đầu với áp lực giống như người lớn mới bắt đầu đi làm. Bé không được chú ý như ở nhà nữa, bé sẽ có cảm giác tủi thân. Sự hờn dỗi sau này của bé cũng một phần vì muốn gây sự chú ý của bạn. Khẩu phần ăn, những trò chơi không hợp với bé hoặc bé chưa tìm được sự thú vị khi đi nhà trẻ. Các bậc cha mẹ phải làm gì? Chuẩn bị trước tâm lý cho bé Bạn nên gửi con ở nhà ông bà nội ngoại một thời gian để bé tập xa bạn. Bạn nên tìm hiểu giờ giấc ăn ngủ, vệ sinh của nhà trẻ để hình thành thói quen cho bé trước giúp bé thích nghi nhanh với việc thay đổi môi trường sinh hoạt. Bạn cũng có thể giúp bé hòa nhập với bạn bè bằng cách cho bé tham gia các nhóm bạn mới. Cho bé tham quan vài lần nhà trẻ để bé đỡ có cảm giác xa lạ. Bạn nên thường xuyên nói chuyện với bé về việc đi nhà trẻ sẽ có những thú vị như thế nào, bé sẽ biết nhiều bạn mới, học được những bài hát mà bé thích… Bạn cũng không quên giúp bé làm quen với những khó khăn mà bé sẽ gặp phải. Tạo ra những tình huống để bé giải quyết như khi con muốn đi vệ sinh thì phải bảo như thế nào? Hay con không thích ăn món cháo đặc thì phải bảo cô giáo như thế nào? Trước những cơn cáu giận, hờn dỗi của bé Dành cho bé tình yêu thương. Khi bé cáu giận, hờn dỗi là lúc bé cần được sự xoa dịu, vỗ về, cảm thông của bố mẹ. Trò chuyện với bé. Bé chưa đủ từ vựng để có thể giãi bày tất cả mọi chuyện. Bạn có thể gợi ý bé nói bằng những câu hỏi liên quan đến sở thích của bé, ở nhà trẻ, như thế nào. Khi bé bộc lộ được những “bức xúc” trong lòng, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên chú ý lắng nghe, đọc ngôn ngữ của bé bằng sự yêu thương vô bờ của bạn. Giúp bé giải quyết những rắc rối. Khi bé gặp những rắc rối, bạn hãy cùng cô giáo giúp đỡ bé. Bé cảm thấy mặc dù mình đi nhà trẻ mà mẹ bé vẫn quan tâm. Trẻ con có những ý nghĩ thật ngộ nghĩnh. Thỉnh thoảng, bạn nên đến thăm bé, bé cảm thấy tự hào với các bạn vì bé có mẹ tới thăm. Không nên "hù dọa" mỗi khi bé không ăn hay khóc. Hãy để nhà trẻ trong tâm trí bé là nơi vui chơi, gặp gỡ bạn bè và trần ngập sự vui vẻ. . Bé cáu kỉnh khi đi nhà trẻ Khi bé từ nhà trẻ về, bé tỏ ra bực bội thậm chí còn giật tóc, cắn mẹ mặc dù trước đó bé tỏ ra rất thích chơi với các bạn,. ngữ của bé bằng sự yêu thương vô bờ của bạn. Giúp bé giải quyết những rắc rối. Khi bé gặp những rắc rối, bạn hãy cùng cô giáo giúp đỡ bé. Bé cảm thấy mặc dù mình đi nhà trẻ mà mẹ bé vẫn. các nhóm bạn mới. Cho bé tham quan vài lần nhà trẻ để bé đỡ có cảm giác xa lạ. Bạn nên thường xuyên nói chuyện với bé về việc đi nhà trẻ sẽ có những thú vị như thế nào, bé sẽ biết nhiều bạn

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan