Chia sẻkinhnghiệm để béngoankhiđinhàtrẻ
Chia sẻ của một bà mẹ có kinhnghiệm cho con đinhàtrẻsẽ phần nào giúp
các mẹ đỡ vất vả hơn khi cho con đi học.
Bạn sẽ làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn của ngày đầu đến lớp? Sau
đây mẹ cu Kit sẽchiasẻ cùng các mẹ một vài kinhnghiệm xương máu khi cho con
đi nhà trẻ. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có một chút kinhnghiệmđể đối phó với những
khó khăn trong những ngày đầu con đinhà trẻ.
Con đi học 2 tháng vẫn khóc
Hầu hết các bé thời gian đầu đều không thích đi học. Theo quan sát của mình thì
các bésẽ khóc khoảng 2 tuần đầu tiên khi tới lớp. Từ tuần thứ 3 trở đi, các bésẽ
quen dần với môi trường mới và sẽ chịu hợp tác hơn.
Tuy nhiên, có một số bé vẫn khóc dù đã đi học được 3 tuần, thậm chí 1 tháng. Đặc
biệt hơn, có những bé dù đã đi được 2, 3 thậm chí 5 tháng nhưng vẫn khóc khi
được bố mẹ cho đến lớp và khóc rất nhiều khi vào lớp. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau
con lại ngoan, chịu chơi với các bạn và khi được đón về thì lại rất vui vẻ, hào hứng
thậm chí còn không chịu về nữa.
Con trai mình thuộc vào loại này. Dù đã đi lớp được 2 tháng nhưng sáng nào khi
đưa con đi học đối với mình cũng là một cực hình vì cu cậu khóc lóc, mè nheo, ỉ ôi
đủ thứ khiến mẹ stress nặng nề. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng một số phương pháp
sau đây, tình trạng này đã thuyên giảm đáng kể.
Nên cho bé đến trường để làm quen với thầy cô và các bạn trước khi cho béđi học.
(Ảnh minh họa)
Mượn đồ chơi ở lớp để mang về nhà
“Con không đi học đâu, ở nhà cơ” là câu cửa miệng của cậu con trai 2 tuổi của
mình mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Dù trước đó mình đã thử nhiều cách từ mềm
mỏng, cứng rắn, rồi nửa mềm mỏng, nửa cứng rắn, nhưng vẫn không mang lại hiệu
quả gì. Con vẫn khóc thậm chí còn gào rất to khi chuyển từ tay mẹ sang tay cô.
Mẹ vẫn phải gạt nước mắt bước đi không do dự. Nhưng đến chiều, khi được mẹ
đón về bé lại rất vui vẻ, có khi còn bảo mẹ về đi, con ở đây thôi!
Thế rồi mình dùng cách này: Lợi dụng tâm lý thoải mái, dễ chịu của con khi mẹ
đón vào buổi chiều để cả hai mẹ còn cùng trò chuyện. Cùng với con nán lại lớp học
một chút, cho con chơi tự do cùng với cô, các bạn ở trường và những trò chơi: Nhà
bóng, ú oà, xếp hình… ở lớp học. Trong quá trình con chơi, mẹ tranh thủ để trò
chuyện với cô giáo trực tiếp trông nom và dạy con học để tìm hiểu về những hoạt
động trong ngày của con.
Những ngày đầu đi học cu Kit khóc như mưa.
Nếu con không muốn về mà vẫn còn mải mê với những đồ chơi còn dang dở ở lớp
thì hãy nói với con rằng: Mẹ sẽ nói với cô giáo cho con mượn một thứ đồ chơi để
mang về nhà và sáng ngày mai khiđi học, con phải mang thứ đồ chơi đó ra trả cho
cô nhé! Hãy nói điều này khi có bé, bạn và cô cùng ở đó. Tất nhiên, là con của bạn
sẽ rất vui mừng vì bé đang chơi những đồ chơi đó rất say sưa mà.
Sáng ngày hôm sau, trước khi đến lớp, nếu con vẫn còn khóc, bạn hãy đưa thoả
thuận từ hôm trước này để nói với bé: Hôm qua con đã hứa với cô và mẹ là sáng
nay phải mang bóng ra trả cho cô rồi mà. Con đã mượn để mang về chơi còn gì?
Con có nhớ không? Vì vậy, bây giờ con nên đến lớp để trả đồ chơi cho cô chứ? Bé
sẽ nhớ lại giao ước từ chiều qua giữa mẹ, cô và béđểngoanngoan tới lớp trả đồ
cho cô.
Mang đồ chơi con yêu thích ở nhà tới lớp
Những ngày đầu tiên đi học, con sẽ có cảm giác như là bị mẹ bỏ rơi ở trường vậy.
Dù rằng, cô có quan tâm, bạn bè có hoà đồng nhưng những điều đó sẽ chẳng có ý
nghĩa gì vì với con, đó là những người hoàn toàn xa lạ. Mẹ hãy mang một chú thú
nhồi bông xinh xắn, một chiếc gối ôm có hình con vật, một bình nước uống mà ở
nhà mỗi khi con khát là lại chạy tới lấy, hay thậm chí là một chiếc khăn con yêu
thích hay mang theo bên người…
Bất cứ thứ đồ vật hoặc đồ chơi nào con yêu thích dùng ở nhà đều có thể khiến con
cảm thấy có chút gì đó an tâm, thân thuộc hơn trong những ngày này.
Con không đến lớp, bạn sẽ buồn đó!
Nếu con đã đi lớp được một thời gian, hẳn con đã có người bạn có thể chưa được
gọi là thân nhưng là người bạn mà con hay chơi cùng nhất ở lớp. Trên thực tế thì
những bé 2 tuổi có khả năng nhớ tên và chơi cùng với một số bạn trong lớp của
mình.
Con trai mình khiđi lớp được khoảng hơn 1 tháng là có thể kể khá rành rọt ở lớp
có bạn Mit, bạn Hà Anh, bạn Hiền, bạn Thuỳ Linh… Và thường xuyên kể chuyện
về các bạn cho mẹ nghe.
Các mẹ nên tìm hiểu xem, ở lớp con quý bạn nào nhất, con thích chơi với bạn nào
nhất để những khi con không muốn đi học mẹ có thể dùng đến “chiêu” này: Mẹ nói
với con rằng, nếu hôm nay con không đi lớp, vắng con bạn Mít (chẳng hạn) sẽ
buồn đó.
Thực sự thì “chiêu” này không chỉ hiệu quả đối với mình mà còn tỏ ra khá hiệu
quả đối với một số mẹ khác. Các con sau khi nghe thấy mẹ nói vậy thường hăng
hái và tích cực hẳn lên trong việc đến trường.
Nhưng dần dần Kit cũng quen với trường lớp và các bạn, cu cậu bỗng thích đi học
hơn.
Con không đi học, vậy con ở nhà một mình nhé!
Bạn cũng có thể nói với con rằng: Bây giờ, bố và mẹ phải đi làm, nếu con không
muốn đến trường vậy thì được rồi, con ở nhà một mình nhé! Bé có thể sẽ gật “cái
rụp”, nhưng sau cái gật ấy khi thấy bố mẹ bước đibésẽ hiểu chuyện và ngoan
ngoãn leo lên xe để đến trường.
Tuy nhiên, không hẳn là bé nào cũng chịu khó hợp tác như vậy. Trong trường hợp
bé bướng bỉnh hơn thì tuyệt đối bạn cũng không nên la mắng hay quát nạt con vì
điều này chỉ như “đổ dầu vào lửa”. Nó không những làm cho bé thôi khóc mà còn
khiến bé trở nên lì lợm và có tâm lý chống đối hơn.
Trò chuyện và kể chuyện cho con nghe trước khiđi ngủ
Buổi tối, trước khiđi ngủ, mẹ hãy dành ra một khoảng thời gian để hai mẹ con
cùng trò chuyện với nhau. Hãy hỏi: Hôm nay con đi học có vui không? Hỏi con về
các bạn, về cô giáo, về các hoạt động mà con làm trong ngày ở lớp.
Nếu bé không trả lời được cũng đừng vội buồn hay nản mà hãy xem đó là một cách
để hai mẹ con tâm sự, trò chuyện giúp con đến gần hơn với trường học. Hãy cùng
với con hát những bài hát về trường, về cô giáo… Mua cho con những cuốn
chuyện có chủ đề xoay quanh những nội dung trên.
Mục đích là tạo ra niềm vui, sự gần gũi, hứng thú cho con đối với việc đi học. Đây
là một biện pháp đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện từng chút một. Sau một khoảng
thời gian mới thấy được kết quả.
Những ngày đầu con đinhàtrẻ cha mẹ nên đón con sớm hơn bình thường. (Ảnh
minh họa)
Xem xét lại thật kỹ về cô giáo, trường học
Ngày nay, có hơn một sự lựa chọn nếu không muốn nói là rất nhiều cho các mẹ về
việc chọn trường cho con. Nếu bạn đã xem xét kỹ lưỡng về giáo viên, về điều kiện
trường lớp, cùng với việc áp dụng rất nhiều cách khác nhau mà con bạn vẫn không
ngoan khiđi học thì hãy suy nghĩ thêm về trường học, giáo viên của con nhé.
Hãy nhờ cô quan tâm đến con nhiều hơn một chút, cùng trao đổi trực tiếp và thẳng
thắn với cô về những vấn đề liên quan để tìm ra phương pháp tốt nhất giúp con hoà
nhập tốt.
Trên thực tế, có nhiều bà mẹ cho rằng: Con họ ngoan hơn hẳn và không còn khóc
nữa khi được chuyển sang trường khác. Tuy nhiên, nếu có chuyển trường cho con
bạn cũng nên làm thật kỹ khâu làm quen ban đầu của con với trường lớp và cô
giáo.
Các chuyên gia khuyên rằng: Cha mẹ cần làm thật kỹ khâu chuẩn bị bằng cách
trước khiđi học nên cho con đến lớp chơi trước đểbé làm quen dần với cô, các bạn
và không khí trường học. Những ngày đầu khiđi học, cha mẹ nên đến lớp cùng với
con, đón con sớm hơn trước khi cho con học bán trú.
Kết
Phải xa vòng tay của những người thân yêu để đến một môi trường hoàn toàn mới,
chuyện bé hụt hẫng, lo lắng thậm chí sợ hãi là điều khó tránh khỏi. Hãy thật kiên
nhẫn, luôn ở bên động viên, khuyến khích với tất cả tình yêu thương và sự thông
thái của bạn. Con chắc chắn sẽ nhận ra: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
.
Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻ
Chia sẻ của một bà mẹ có kinh nghiệm cho con đi nhà trẻ sẽ phần nào giúp
các mẹ đỡ vất vả hơn khi. máu khi cho con
đi nhà trẻ. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có một chút kinh nghiệm để đối phó với những
khó khăn trong những ngày đầu con đi nhà trẻ.
Con đi