9 câu nên “hỏi ngược” nhà tuyển dụng trong phỏng vấn Tự tin, hồ sơ hoàn hảo, trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng…Tất cả cũng vẫn chưa đủ để có một cuộc phỏng vấn thành công. Trong khi đó, yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên chính là khả năng phản ứng và đặt câu hỏi ngược trở lại cho họ. Hiện nay, hầu hết các ứng viên sau khi trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng rất ngại hỏi lại các nhà tuyển dụng một phần vì sợ như thế là “thách thức” nhà tuyển dụng và như vậy là không hay phần là để đảm bảo độ an toàn cho chính bản thân mình. Kerry Patterson, tác giả cuốn “Crucial Conversations” cho rằng: “Các ứng viên hiện nay chọn giải pháp im lặng và không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo lắng nguy hại đến sự tín nhiệm, lo sợ sự “trả miếng” trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn. Và khi nhân viên đã chọn giải pháp này, thì họ vẫn cứ tiếp tục chấp nhận như thế cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc.” Dù bạn có lặng thinh bởi vì bạn sợ những bối rối hay là bạn nghĩ rằng câu hỏi của mình chẳng có ý nghĩa gì lắm thì bạn cũng nên học cách đưa phản hồi và trình bày ý kiến của mình. “Tôi có thể hiểu hơn về một người bằng các câu hỏi mà họ hỏi tôi hơn là thông qua những điều họ nói với tôi” Edith Onderick-Harvey, Giám đốc công ty tư vấn Change Dynamics Consulting nói. “Các câu hỏi về mục tiêu và ưu thế của doanh nghiệp, vai trò của bạn trong việc đạt được những mục tiêu này và yêu cầu phản hồi của sếp để thể hiện rằng bạn đã quan tâm đến sự nghiệp của mình, đến công ty chứ không phải chỉ có riêng công việc”. Dưới đây là 9 câu hỏi bạn có thể sử dụng để hỏi lại người phỏng vấn. Tất nhiên, bạn không nên yêu cầu họ trả lời tất cả bởi vì người phỏng vấn thường không có thời gian. “Thành công của tôi được đánh giá như thế nào?” Các nhân viên thường quên rằng thành quả của họ cần phải được đánh giá đúng mức trong công ty và so với các vị trí khác. Để biết được công việc của bạn có hiệu quả ra sao, bạn nên chia sẻ điều này với nhà tuyển dụng. Hãy thử tìm hiểu xem, liệu anh ấy có thích các con số không, hay là thích những kết quả, hay là muốn biết xem bạn đạt được những thành công đó như thế nào. Sau đó, dựa trên công việc sắp tới để bạn có thể bạn có thể đưa ra những ưu tiên cho câu hỏi. “Tôi cần phát triển để được thăng tiến trong sự nghiệp ở vị trí nào?” Câu hỏi này thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có thể nắm chắc được tương lai cho mình và không chờ đợi ai đó giúp đỡ hoặc điều khiển. Nếu bạn có thể gắn những mục tiêu của mình, của công ty với những kinh nghiệm cần có của bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. “Tôi có thể phát huy điểm mạnh gì của mình ở vị trí công việc này?” Đừng quá quan tâm tìm kiếm những điểm yếu mà bạn quên đi những điểm mạnh của mình. Câu hỏi này không phải là lý do để tìm kiếm một lời khen từ phía nhà tuyển dụng mà nó là cơ hội để thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn hướng cho mình một con đường đi để mang lại hiệu quả công việc cao nhất. “Những đánh giá về thành quả được quản lý như thế nào và ai là người phụ trách công việc này?” Các câu hỏi cơ bản như kiểu này thực sự quan trọng đối với thành quả của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn biết được mình được đánh giá kết quả theo cách nào, mức độ thường xuyên ra sao hoặc là chúng có ảnh hưởng đến nhiệm vụ hằng ngày của bạn như thế nào. “Để phát triển, tôi có những lựa chọn nào?” Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng câu hỏi này không thích hợp trong buổi phỏng vấn xin việc nhưng thực sự nó có giá trị trong vài năm sau đó nếu bạn được tuyển dụng. Bạn cần biết rằng, bất cứ lúc nào cũng có rất nhiều cơ hội cho bạn nếu bạn muốn thăng tiến. Một khi bạn biết được sự lựa chọn của mình, bạn có thể quyết định xem bước đi tiếp theo của mình là gì và nó có phù hợp cho vị trí mới này không hay là cần phải tìm kiếm một công việc khác trong tương lai. “Tôi hiểu điều này có đúng không?” Khi bạn nhận một dự án nào đó, bạn phải chắc rằng mình thấu hiểu nhiệm vụ và vai trò của bạn trong đó là gì. Hãy hỏi sếp để chắc chắn bạn hiểu được mọi điều và hiểu những dự định của anh ấy. Nếu bạn đặt ra câu hỏi không đúng, bạn có thể bị lệch ra khỏi con đường sự nghiệp của mình. “Tôi có thể làm gì để giúp anh?” Câu hỏi đơn giản này thực sự quan trọng nhưng thường bị lãng quên. Thậm chí nếu bạn không thể, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những đề nghị của bạn. Bao giờ cũng vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn các ứng viên thể hiện sự nhiệt tình của mình trong công việc. “Điều gì ưu tiên quan trọng nhất mà bây giờ tôi phải làm?” Người phỏng vấn thường không hỏi bạn câu hỏi này bởi vì chưa dám chắc các nhân viên sợ có khả năng. Thực sự thì câu hỏi này thể hiện sự quan tâm của bạn về trách nhiệm và mục tiêu công việc. Khi bạn có một số dự án và sếp lại giao cho bạn nhiều hơn khối lượng công việc bình thường thì bạn phải biết cách để giảm bớt khó khăn đó. Nhớ rằng, mọi nhà tuyển dụng đều muốn nghe các nhân viên nói rằng họ quan tâm đến việc tìm mọi cách để công ty phát triển. “Tôi có thể đảm nhiệm công việc này chứ?” Có rất nhiều nhân viên ngại quan tâm đến thái độ của các nhà tuyển dụng và luôn để cho họ quyết định chứ không bao giờ dám thẳng thắn chủ động đề nghị quyết định. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên có thể dám đảm bảo nhận công việc này chứ không chờ đến bốn chữ “anh (chị) được tuyển dụng”. (Theo Careerbuilder) . 9 câu nên “hỏi ngược” nhà tuyển dụng trong phỏng vấn Tự tin, hồ sơ hoàn hảo, trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng Tất cả cũng vẫn chưa đủ để có một cuộc phỏng vấn thành công. Trong. riêng công việc”. Dưới đây là 9 câu hỏi bạn có thể sử dụng để hỏi lại người phỏng vấn. Tất nhiên, bạn không nên yêu cầu họ trả lời tất cả bởi vì người phỏng vấn thường không có thời gian lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng rất ngại hỏi lại các nhà tuyển dụng một phần vì sợ như thế là “thách thức” nhà tuyển dụng và như vậy là không hay phần là để