Công văn 4506/BHXH-BT pps

8 187 0
Công văn 4506/BHXH-BT pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công văn 4506/BHXH-BT thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp, y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Xem bản đầy đủ: Công văn 4506/BHXH-BT thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp, y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành 19/10/2010 12:00 SA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 4506/BHXH-BT V/v: thực hiện thu BHTN, BHYT Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2010 Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thực hiện quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn; thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Thành uỷ thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là tỉnh), Uỷ ban nhân dân các cấp, Bảo hiểm xã hội các địa phương đã tổ chức thực hiện thu BHTN và BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giải quyết quyền lợi của người tham gia BHXH, BHTN và BHYT theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội các địa phương, hiện nay còn nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc khối Đảng, đoàn thể chưa tham gia BHTN, hoặc tham gia BHTN nhưng chưa đủ số đối tượng theo quy định, còn chậm đóng tiền vào quỹ BHTN; cơ quan Tài chính chưa bố trí nguồn kinh phí đóng và hỗ trợ mức đóng BHTN cho đối tượng, dẫn đến số tiền thu vào quỹ BHTN còn thấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHTN; chưa phê duyệt kịp thời danh sách đối tượng tham gia BHYT đối với người nghèo, hộ gia đình cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên và các đối tượng xã hội khác, vì vậy việc cấp thẻ BHYT và thu BHYT còn chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân. Để tiếp tục thực hiện chính sách BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành trên địa bàn phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai các công việc sau: 1. Đối với bảo hiểm thất nghiệp: - Sở Nội vụ phối hợp với các Sở, ngành để rà soát, lập danh sách cán bộ là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đồng thời lập danh sách viên chức, bao gồm viên chức làm việc theo hình thức hợp đồng làm việc và viên chức được tuyển dụng theo hình thức quyết định tuyển dụng trước và sau ngày ban hành Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ; danh sách lao động theo hình thức hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ thuộc đối tượng tham gia BHTN gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh. Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc khối Đảng, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường vụ Tỉnh uỷ để chỉ đạo các đơn vị lập danh sách đóng BHTN cho người lao động theo đúng quy định của Chính phủ. - Sở Tài chính bố trí, cấp kinh phí cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN thuộc trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động và % ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ BHTN trong quý III hằng năm cho các năm sau theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính. 2. Đối với bảo hiểm y tế. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo theo thẩm quyền được phân cấp phê duyệt danh sách, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ và nguồn kinh phí đóng hoặc hỗ trợ mức đóng BHYT cho đối tượng người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, hộ gia đình cận nghèo và học sinh sinh viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phương quản lý (bao gồm các trường công lập, ngoài công lập, các trường do Bộ, ngành thành lập giao cho địa phương quản lý). - Sở Tài chính dự toán kinh phí, chuyển tiền sau khi cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi danh sách đối tượng đã cấp thẻ BHYT theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHTN, BHYT nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ Tài chính;Bộ LĐTBXH; - Bộ Nội vụ; (Đã ký) - Các Phó Tổng giám đốc; - BHXH các tỉnh; - Lưu VT, BT (5b). TỔNG GIÁM ĐỐC Lê Bạch Hồng Bảo hiểm thất nghiệp: Chỉ chính sách đúng thì chưa du Tuổi Trẻ - TTCT - Khi làm chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), các chuyên gia ước tính sẽ có 3-3,5 triệu người lao động tham gia. Trên thực tế, đã có hơn 5,2 triệu người đóng BHTN với số tiền lên đến 3.066 tỉ đồng. Vậy mà sau hai tuần triển khai, cả Hà Nội chỉ có khoảng 70 người đăng ký nhận BHTN. Ở TP.HCM, con số này là 2.500 trong ba tuần, trong khi con số thất nghiệp dự báo cả năm là 300.000 người. Hệ thống an sinh xã hội là một trong những công cụ giữ nền kinh tế thị trường phát triển bền vững. BHTN là một trụ cột của hệ thống an sinh đó. BHTN áp dụng thống nhất sẽ tốt hơn nhiều trợ cấp thất nghiệp riêng lẻ của từng công ty, nhất là những công ty nhỏ hay đang gặp khó khăn tài chính. Có chính sách tốt, hợp quy luật đã khó, để nó đi vào cuộc sống và trở thành một quan hệ pháp lý ổn định còn đòi hỏi nhiều hơn. Đầu tiên là đặt ra các quy định hợp lý, tiện lợi, mang tính khả thi cao. Thứ hai là tổ chức thực hiện. Việc đầu, trách nhiệm chính là của Nhà nước. Việc thứ hai, Nhà nước và xã hội phân công nhau cùng làm. BHTN là chuyện mới và khó. Việc soạn thảo và ban hành quy định (lập pháp, lập quy) về BHTN cũng không đơn giản. Tuy thế, khi cuộc sống có nhu cầu thì không thể chờ đợi hay quá cầu toàn. Không chỉ ở Việt Nam, nước khác cũng có tình trạng quy định chưa hợp lý, phải sửa. Quan trọng là sửa cho đúng và cho nhanh. Sau ba tuần áp dụng chính sách BHTN, đã thấy những điểm bất hợp lý cần sửa ngay. Thứ nhất là quy định “nếu doanh nghiệp nợ nghĩa vụ đóng BHTN ba tháng trở lên thì người lao động chưa được trợ cấp”. Nguồn quỹ BHTN do người lao động (NLĐ) đóng 1%, doanh nghiệp đóng 1% và Nhà nước góp 1% trên quỹ lương. Phần của doanh nghiệp và NLĐ do doanh nghiệp đóng, nhưng nhiều doanh nghiệp lại đang nợ. Nếu nợ trên ba tháng thì NLĐ của doanh nghiệp đó không được chốt sổ và chưa được nhận BHTN. Chúng ta đều biết tình trạng doanh nghiệp nợ thuế hải quan kéo dài đến nay vẫn chưa khắc phục được. BHTN nên tránh vết xe đổ ấy. Doanh nghiệp vi phạm luật mà NLĐ lại bị chế tài là bất hợp lý. Do vậy phải làm thủ tục chốt sổ và công nhận BHTN cho NLĐ, mặt khác cho phép cơ quan bảo hiểm được áp dụng phạt hành chính và có cơ chế ra lệnh trích tài khoản của doanh nghiệp để đóng BHTN. Mặt khác, do vẫn còn tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc phá sản nên không đóng BHTN, Nhà nước nên lập quỹ dự phòng và trong khi chờ thủ tục phá sản hay phát mãi tài sản, NLĐ sẽ được hưởng BHTN từ quỹ này. Thứ hai, nếu doanh nghiệp trì hoãn hoặc làm sai khâu chốt sổ bảo hiểm xã hội khiến việc đăng ký BHTN bị chậm thì NLĐ phải chờ đến khi chốt sổ xong mới được hưởng. Cần nhớ là khi thất nghiệp NLĐ ở vào thế yếu, hoàn cảnh lại bức bách, vì vậy phải tránh cho họ bị phụ thuộc vào các “phòng ban” của doanh nghiệp. Tổng liên đoàn Lao động nên yêu cầu bổ sung quy định giao công đoàn cơ sở trách nhiệm hỗ trợ chốt sổ bảo hiểm xã hội đúng và kịp thời cho NLĐ. Và nên có cơ chế cho truy lĩnh BHTN cho thời gian chờ đợi chốt sổ mà lỗi không do NLĐ. Tổ chức thực hiện kém luôn là căn bệnh trầm kha làm chậm nhịp đi vào cuộc sống của nhiều chủ trương, chính sách, quy định tốt. Môi trường kinh doanh Việt Nam bị mất điểm cũng do thủ tục hành chính rườm rà, nhiễu nhương, ngốn thời gian của doanh nghiệp. Bác Hồ từng chỉ rõ “chủ trương một, biện pháp phải mười”, tiếc là không phải lúc nào chân lý dễ hiểu này cũng được tôn trọng. Giao việc đăng ký BHTN cho các trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) có thể là cách làm đúng nhưng nhu cầu ở mỗi nơi khác nhau, ở TP.HCM có thể gấp mười lần ở Hà Nội và gấp trăm lần so với tỉnh khác. Chưa kể TTGTVL lại có công việc chính của họ. Nhiều TTGTVL chưa có nhân lực và cơ sở vật chất đầy đủ, BHTN lại là việc mới, vừa làm vừa xử lý vướng mắc, vừa xin hướng dẫn, chỉ đạo nên mỗi hồ sơ tốn nhiều thời gian giải quyết hơn bình thường. Phải có biện pháp tăng cường lực lượng thích đáng, ít nhất là trong năm đầu tiên, đặc biệt là ở TP.HCM, Hà Nội cũng như những tỉnh thành có nhiều cơ sở công nghiệp. Bởi mỗi ngày chậm trễ là tăng thêm sự quẫn bách cho cuộc sống của NLĐ thất nghiệp. Theo quy định, BHTN bao gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm và chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đến nay ở một số địa phương, các TTGTVL chưa nhận được sự hỗ trợ vật chất, nhân lực cần thiết từ trung ương và chính quyền tỉnh thành nên bắt đầu quá tải. Do đó chưa giải quyết được nhu cầu đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc cho NLĐ. Và như vậy BHTN chỉ giải quyết được cái ngọn của vấn nạn thất nghiệp, vì mục đích của BHTN không chỉ là cứu đói tạm thời bằng “con cá” mà là trang bị “cần câu”. Khi nền kinh tế phát triển bình thường, vẫn có hàng trăm ngàn người thất nghiệp mỗi năm. Trong điều kiện suy thoái hay khủng hoảng của nền kinh tế hay của một ngành nhất định, lại có thêm nhiều người thất nghiệp. Với dân số Việt Nam, mỗi năm nền kinh tế phải tạo ra 1-2 triệu việc làm mới. Nếu tiêu chí này không đạt, số người thất nghiệp lại gia tăng. BHTN, do đó, là chủ trương lớn mang tính chiến lược, có vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường, tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực, an sinh xã hội và nhân tâm. Người dân nói chung và NLĐ nói riêng muốn thấy sự quan tâm và tham gia của cả hệ thống chính trị, trước hết là Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ và Mặt trận Tổ quốc các cấp vào việc thực hiện chính sách quan trọng này. Không thể để BHTN rơi vào tình trạng tương tự bảo hiểm y tế - một chính sách tốt và đúng mà mấy năm rồi vẫn trầy trật cả trong quy định và tổ chức thực hiện. Nhiều nước không có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, không chủ trương kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng do nhu cầu của xã hội, của cuộc sống con người và của chính nền kinh tế mà đã xây dựng rất tốt hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là BHTN. Ở Việt Nam, không có lý do gì mà không thể làNgười lao động không nên viết đơn xin nghỉ việc để nhận trợ cấp thôi việc trong khi vẫn đang tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp, bởi trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp khác nhau về tính chất và nguồn chi Thời gian gần đây, tại một số KCX-KCN trên địa bàn TPHCM có tin đồn từ ngày 1-1- 2009, khi thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp (DN) từ 12 tháng trở lên sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc (TCTV). Về vấn đề này, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB-XH, cho biết: Ngày 29-6-2006, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH, trong đó chính sách BHTN sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2009. BHTN là chính sách để người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động, đồng thời chính sách BHXH nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp. Chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia BHTN. Hiện nay, Bộ LĐ-TB-XH đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật BHXH về BHTN. Các quy định về BHTN đến thời điểm hiện tại chưa có hiệu lực pháp luật. Về quy định TCTV, luật gia Võ Văn Đời, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TPHCM, cho biết TCTV là khoản tiền mà chủ DN phải chi trả cho NLĐ theo các quy định tại điều 42 BLLĐ. Theo đó, khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong DN, cơ quan, tổ chức, từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm TCTV, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương và phụ cấp lương (nếu có). Đây là trách nhiệm của NSDLĐ chứ không phải là trách nhiệm của cơ quan BHXH. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản nào bãi bỏ hoặc thay thế quy định về TCTV. Như vậy, tin đồn từ ngày 1-1-2009, khi thực hiện chế độ BHTN, NLĐ đã làm việc tại DN từ 12 tháng trở lên sẽ không được nhận TCTV là không chính xác. Bởi lẽ, hai khoản chi trả này là khác nhau. NSDLĐ sẽ phải trả TCTV. Còn các khoản hỗ trợ NLĐ khi thất nghiệp sẽ do BHXH chi trả. NLĐ không nên viết đơn xin nghỉ việc để nhận TCTV trong khi vẫn đang tiếp tục làm việc cho DN. m tốt hơn việc này. Bảo hiểm thất nghiệp: Cần một chính sách linh hoạt Bảo hiểm thất nghiệp chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2009, được xem là phao cứu sinh cho người lao động bị mất việc làm. Thế nhưng đến nay, nhiều lao động mất việc vẫn không thể nhận được nguồn bảo hiểm này bởi nhiều lý do khác nhau, điển hình là những bất cập trong quy định giữa bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội đã tạo ra rào cản. Quá nhiêu khê Theo Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh, hiện có khoảng 1,5 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó hơn 1,27 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay số người lao động mất việc, nghỉ việc đến các văn phòng chi trả bảo hiểm thất nghiệp để đăng ký là 7.155 người, trong đó có 3.540 người nộp hồ sơ đã được hưởng, 1.771 người đang chờ ra quyết định và 1.178 người đủ điều kiện chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp về quê. Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng khá nhiều quyền lợi như được hỗ trợ tiền mặt, tạo điều kiện học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm, bảo hiểm y tế… đó thật sự là niềm mơ ước của những người "sa cơ lỡ vận". Thế nhưng, quy định của Luật Bảo hiểm thất nghiệp lại quá khắc nghiệt; đó là quy định: trong vòng 7 ngày kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đăng ký thất nghiệp; 15 ngày sau đó, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy chỉ trong vòng 22 ngày người lao động phải hoàn tất hồ sơ, nếu không sẽ bị từ chối hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy không ít người lao động mất việc bị từ chối hưởng quyền lợi này. Chị Phan Thị Hòa (quê Quảng Ngãi) cho biết, chị nghỉ việc được 6 tháng ở một công ty TNHH may mặc tại quận Gò Vấp. Tuy nhiên, đến nay chị mới biết có trợ cấp thất nghiệp nhưng do thời gian mất việc đã lâu, vả lại chị không rõ về thủ tục, nên giờ muốn đăng ký cũng không được. Lao động nữ rất cần được hưởng sự ưu đãi Bên cạnh đó, quy định về thời gian nộp sổ bảo hiểm xã hội cũng là một rào cản khiến người lao động khó tiếp cận trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp. Theo Luật Bảo hiểm xã hội, trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong khi đó, chỉ có 15 ngày, kể từ khi đăng ký, người lao động phải nộp sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì thế nhiều lúc người lao động chưa kịp nhận sổ thì đã hết thời gian nộp sổ bảo hiểm xã hội để đăng ký bảo hiểm thất nghiệp nên không ít người đành bỏ. Tất cả những quy định thiếu tính đồng bộ này đã làm khó, khiến nhiều người lao động mất trắng các khoản trợ cấp thất nghiệp mà lẽ ra họ phải được hưởng. Tháo gỡ ra sao? Ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP cho biết: Ngay sau khi quá trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp xảy ra một số vướng mắc, Sở đã làm việc với Bảo hiểm xã hội TP và thông báo đến các doanh nghiệp về quy trình chốt sổ trả sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó, sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Bảo hiểm xã hội TP sẽ chốt sổ cho người lao động tối đa 25 ngày, giảm bớt 5 ngày so với quy định. Cũng theo ông Xê, Bảo hiểm xã hội TP hứa sẽ có những biện pháp linh động trong việc chốt sổ bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn những đối tượng đăng ký trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo hiểm xã hội chốt trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ. Với thời gian trên thì người lao động sẽ bảo đảm được thời gian nộp sổ bảo hiểm xã hội để đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chấp nhận cho những doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với một tháng phải được chốt sổ để người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu nợ dưới 3 tháng, doanh nghiệp phải cam kết trả nợ mới được chốt sổ. Tuy nhiên cũng có những vấn đề phát sinh trong việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp không nằm trong tầm kiểm soát của sở, đó là các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhưng trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, dù hằng tháng vẫn thu của người lao động. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là phải tuyên truyền cho người thất nghiệp biết thời điểm đăng ký để sớm được hỗ trợ ổn định cuộc sống sau thời gian bị mất việc làm. Theo Hồ Văn (HNM) . Công văn 4506/BHXH-BT thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp, y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Xem bản đầy đủ: Công văn 4506/BHXH-BT thực hiện thu bảo hiểm. tỉnh triển khai các công việc sau: 1. Đối với bảo hiểm thất nghiệp: - Sở Nội vụ phối hợp với các Sở, ngành để rà soát, lập danh sách cán bộ là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo khoản. sinh sinh viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phương quản lý (bao gồm các trường công lập, ngoài công lập, các trường do Bộ, ngành thành lập giao cho địa phương quản lý). - Sở Tài chính

Ngày đăng: 05/07/2014, 02:20

Mục lục

    Bảo hiểm thất nghiệp: Chỉ chính sách đúng thì chưa du 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan