ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 9 Môn: GDCD Thời gian: 45 phút. Câu 1: ( 2 điểm) Công dân, học sinh phải có trách nhiệm gì đối với vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Câu 2: (2 điểm) Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc ? Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào ? Câu 3: (3 điểm) Theo em vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? So sánh sự giống và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí? Câu 4: (3 điểm) Là học sinh lớp 8, nhưng sau mỗi buổi đi học về Hà đều nói với bố mẹ là mình bận đi học thêm. Nhưng hà đã ra chợ để bốc vác thuê hàng nông sản cho gia đình ông Bình, kiếm tiền để giành riêng cho bản thân. Thấy vậy, một số bạn hỏi, Hà bảo: “Phải tập lao động để sau này trở thành người lao động tốt” a. Em có suy nghĩ gì khi ông Bình thuê Hà bốc vác như vậy? b. Là bạn của Hà, em sẽ khuyên Hà điều gì? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 9 Môn: GDCD Thời gian: 45 phút. Câu 1: (2 điểm) Trách nhiệm của công dân và học sinh: *Công dân: -Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật -Đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật *Học sinh: -Có lối sống lành mạnh, chấp hành đúng pháp luật -Tránh xa tệ nạn xã hội,đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật -Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đúng pháp luật Câu 2: (2 điểm) Vì sao bảo vệ tổ quốc: (1 điểm) -Non sông đất nước do ông cha ta xây dựng nên. -Có nhiều thế lực thù địch muốn thôn tính Tổ quốc ta. =>Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của nhân dân. Nội dung: (1 điểm) -Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. -Thực hiện nghĩa vụ quân sự. -Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. -Bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Câu 3: (3 điểm) - Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật. -Giống nhau: Là những quan hệ xã hội và những quan hệ xã hội này được pháp luật và đạo đức điều chỉnh nhằm làm cho quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp. Mọi người cần phải tuân theo những quy đinh, quy tắc mà đạo đức và pháp luật đề ra. - Khác nhau: Đạo đức: Bằng tác động dân sự, xã hội lên án, chỉ trích Pháp lí: Bắt buộc thực hiện bằng phương pháp cưởng chế của nhà nước. Câu 4: (3 điểm) a.(1, 5 điểm) Ông Bình thuê Hà bốc vác là sai vì Pháp luật cấm nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc và cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc. (Trong trường hợp này Hà chỉ là một học sinh 14 tuổi và bốc vác hàng nông sản là việc làm nặng nhọc, quá sức đối với Hà). b. (1,5 điểm) – Hà chưa đủ tuổi để làm những công việc nặng nhọc ảnh huopyngr đến sức khỏe và học tập. - Để sau này trở thành người lao động tốt- như Hà đã nói thì bây giờ Hà phải học tập để có kiến thức, có hiểu biết. Ngoài ra, Hà chỉ tập làm quen với lao động như tham gia các buổi lao động ở trường, lớp và giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức trong gia đình. - Hà phải xin lỗi bố mẹ và phải từ bỏ công việc mình đang làm. . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 9 Môn: GDCD Thời gian: 45 phút. Câu 1: ( 2 điểm) Công dân, học sinh phải có trách nhiệm gì đối với vi phạm pháp. sẽ khuyên Hà điều gì? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 9 Môn: GDCD Thời gian: 45 phút. Câu 1: (2 điểm) Trách nhiệm của công dân và học sinh: *Công dân: -Chấp hành nghiêm chỉnh hiến. nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí? Câu 4: (3 điểm) Là học sinh lớp 8, nhưng sau mỗi buổi đi học về Hà đều nói với bố mẹ là mình bận đi học thêm. Nhưng hà đã ra chợ để bốc vác thuê hàng nông