1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Làm gì khi trẻ biếng ăn? pps

5 257 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 108,51 KB

Nội dung

Làm gì khi trẻ biếng ăn? Trẻ biếng ăn luôn làm cha mẹ lo lắng. Biếng ăn dài ngày có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy giải pháp nào giúp trẻ tránh được “căn bệnh khó chữa” này 1. Không đánh hay quát mắng trẻ Cho dù bạn có bực tức vì tính biếng ăn của trẻ thì cũng đừng dùng roi vọt hay những lời quát mắng đối với trẻ. Lâu ngày, chúng có thể gây cho trẻ những tổn thương về mặt thể xác cũng như tinh thần. Trẻ sẽ hoảng sợ khi bữa ăn sắp đến gần. 2. Không hứa hẹn với trẻ Thật là sai lầm nếu bạn dùng những lời hứa sẽ mua đồ chơi, quà vặt… để đối phó với tật biếng ăn của trẻ. Trẻ sẽ hình thành cho mình thói quen vòi vĩnh bố mẹ. Suy nghĩ về những thanh socola hay những chiếc kẹo ngọt trong đầu càng làm trẻ mất đi khẩu vị của các bữa ăn. 3. Không nên vội vã Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường từ chối thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Thói quen thường xuyên thúc giục trẻ trong bữa ăn, thậm chí là những cuộc thi xem “ai ăn nhanh hơn” của cha mẹ không phải là giải pháp hay giúp bé ăn nhanh và ăn nhiều. Ăn nhanh hay chậm, nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào thói quen, khả năng tiêu hoá cũng như sở thích của của trẻ đối với món ăn. Việc bạn ép bé ăn nhanh có thể gây cho trẻ chứng đau bụng, rối loạn hệ tiêu hoá và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nếu những bát bột hay cháo đầy ắp trong mỗi bữa ăn luôn làm bé lắc đầu thì bạn hãy cho chúng ra đĩa. Đó là giải pháp tốt để đánh lừa cảm giác của trẻ. 4. Tắt tivi Xem tivi trong khi ăn không những không giúp trẻ ăn nhiều mà còn ảnh hưởng xấu tới khả năng tiêu hoá thức ăn và thị lực của trẻ. Trẻ sẽ chú ý xem tivi mà quên mất bữa ăn của mình. Những chương trình quảng cáo hay những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh chỉ tốt khi trẻ thư giãn. 5. Tìm hiểu sở thích của trẻ Mỗi trẻ đều có sở thích và khẩu vị riêng. Bạn cần hết sức chú ý về điều này. Nếu bạn ép trẻ ăn những món ăn mà theo bạn sẽ có đầy đủ dinh dưỡng những trẻ lại không thích hoặc chỉ cho trẻ ăn mãi một món thì công sức bạn bỏ ra là hoàn toàn vô ích. Việc trẻ chỉ thích ăn một số loại thức ăn giúp bạn hiểu rằng cơ thể trẻ có thể còn thiếu một số vi chất cần thiết có trong loại thức ăn đó. Hãy tìm đến những lời khuyên của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với trẻ. 6. Hạn chế cho trẻ ăn vặt Bạn lo lắng vì bé lười ăn sẽ không đủ dinh dưỡng cho cơ thể vì vậy bạn chuẩn bị cho bé một kho đồ ăn vặt trong tủ lạnh. Hãy từ bỏ ngay ý nghĩ sai lầm đó. Ăn vặt nhiều sẽ làm bé mất đi cảm giác đói và thèm ăn với những bữa ăn chính. Vì vậy không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước các bữa ăn. Nên cho trẻ ăn đúng bữa và đúng giờ. 7. Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Các món ăn được bày biện công phu và đẹp mắt cũng có sức hút nhất định với trẻ. Chỉ cho bé uống các loại đồ uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Ngoài ra, không khí trong bữa ăn cũng rất quan trọng. Hãy để bé có cơ hội cùng ngồi ăn cùng gia đình. Không khí đầm ấm, vui vẻ trong bữa ăn có thể tạo cho bé cảm giác thích ăn. . Làm gì khi trẻ biếng ăn? Trẻ biếng ăn luôn làm cha mẹ lo lắng. Biếng ăn dài ngày có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy giải pháp nào giúp trẻ tránh. thần. Trẻ sẽ hoảng sợ khi bữa ăn sắp đến gần. 2. Không hứa hẹn với trẻ Thật là sai lầm nếu bạn dùng những lời hứa sẽ mua đồ chơi, quà vặt… để đối phó với tật biếng ăn của trẻ. Trẻ sẽ. đánh hay quát mắng trẻ Cho dù bạn có bực tức vì tính biếng ăn của trẻ thì cũng đừng dùng roi vọt hay những lời quát mắng đối với trẻ. Lâu ngày, chúng có thể gây cho trẻ những tổn thương

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w