Làm gì khi trẻ phá phách Phá phách, gây rối … mọi đứa trẻ đều làm, ở mọi lứa tuổi. Ngay khi trẻ lẫm chẫm biết đi thì đã biết sờ mó mọi thứ. Hãy coi chứng, những hư hao sẽ đáng kể đấy! Sau những bước đi đầu tiên và sự khám phá thế giới chung quanh là đến ý muốn một mình làm mọi thứ… Sau những nùi giấy dồn vào toilet là đến vách tường bị vẽ bậy. Nhưng dù cho bé có làm những điều này vô tình hay cố ý, thì cha mẹ cần phải cấm cản, giải thích, trừng phạt… Làm sao biết trẻ cố tình phá phách? Lúc 1 tuổi, trẻ biết đi. Tò mò về mọi thứ, trẻ có ý muốn xem tất cả hoạt động ra sao. Vì vậy, trẻ đụng vào, thử nghiệm và … để chúng tuột khỏi tay. Đến 2 tuổi, tẻ bắt đầu cảm nhận được mình là một người độc lập. Và để chứng tỏ, trẻ muốn làm mọi việc một mình. Những sự cố như đổ sữa ra ngoài, làm tràn nước bồn tắm… là vô ý. Nhưng cũng có lúc trẻ hoàn toàn ý thức để … làm bậy, trong khi phải nhắc đi nhắc lại hàng chục lần là không được làm điều này hay điều kia. Và dù cha mẹ có phản ứng, chúng vẫn cứ thế mà làm. Rõ ràng là trẻ đang khiêu khích, thử sức chịu đựng và muốn nắm lấy quyền từ cha mẹ. Rồi 3 tuổi, những hành động vụng về phá phách là báo hiệu sự khó chịu của trẻ. Trẻ đang trong giai đoạn phức cảm. Chúng cảm thấy những cảm xúc trái ngược nhau mà chúng không thể thấu hiểu được. Khó chịu, trẻ bày tỏ nhu cầu giảm áp lực và làm nhiều chuyện “trời ơi”. Có thể giễu cợt sự phá phách của trẻ? Trẻ thường hành động trái khoáy và làm chúng ta bật cười. Nếu điều này thỉnh thoảng vẫn xảy ra thì cha mẹ cứ thả lỏng, vui đùa một chút. Nhưng đừng để cho sự việc trở nên quen thuộc, vì điều này làm cho việc phá phách trở thành hợp lý, và đặt trẻ vào tình trạng “ngôi sao”. Sẽ khó khăn về sau nếu muốn trẻ trở thành nề nếp. Làm gì để trẻ không gặp nguy hiểm? Chúng ta không thể biến ngôi nhà thành nơi siêu an toàn. Nên giải thích với trẻ lý do vì sao chúng bị cấm nhiều thứ: đơn giản vì đó là những việc nguy hiểm và bạn muốn bảo vệ chúng. Ví dụ, để thuyết phục trẻ, hãy cho trẻ đưa tay gần ngọn lửa hộp quẹt để diễn tả nguy hiểm do phỏng. Nếu trẻ vẫn ương ngạnh muốn thử lửa thì nên đánh vào tay trẻ, nhiều lần nếu cần, để kéo trẻ về thực tại. Có nên cấm đoán trẻ làm việc gì đó một mình, nếu trẻ tỏ ra vụng về hay không? Tuyệt đối không! Để trở thành một con người độc lập, thì trẻ cần cảm thấy rằng bạn tin tưởng chúng. Để tránh những sự cố, hãy đề nghị giúp đỡ trẻ một cách nhẹ nhàng, không “hạ thấp” giá trị của trẻ như đổ sữa vào ly của trẻ chẳng hạn. Nếu trẻ làm đổ ra ngoài, nên yêu cầu trẻ lau chùi ngay, như vậy trẻ sẽ có ý thức về hành động sai trái của mình. Khi trẻ tỏ ra khiêu khích: Nên cứng rắn. Trẻ cố ý làm bể một vật? Hãy đặt mình ngang tầm với trẻ để nhìn thẳng vào mắt trẻ mà nói: “Con không có quyền làm như vậy, con biết điều này mà”. Để cho trẻ cảm nhận được, hãy thêm:”Nếu mẹ làm bể đồ chơi của con thì con có thích không?”. Sau đó nhốt trẻ vào phòng một lúc, không cho xem phim hoạt hình yêu thích. Trong trường hợp này, không thể hà tiện sự trừng phạt. Và khi trẻ gây rối không ngừng? Đây là dấu hiệu trẻ đang có sự cố. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu ra. Trong hoàn cảnh này, nên trò chuyện với trẻ hơn là la rầy. Hãy đưa tay ra và gợi ý: “Cô giáo không thích con à?” hay “Con không chịu được em bé à?”. Hy vọng rằng trẻ sẽ kể cho bạn nghe tất cả những chuyện đè nặng trong lòng. Nhưng, nếu trẻ không thể diễn đạt được sự khó chịu của mình bằng lời nói thì hãy nhờ đến một nhà tâm lý. . Làm gì khi trẻ phá phách Phá phách, gây rối … mọi đứa trẻ đều làm, ở mọi lứa tuổi. Ngay khi trẻ lẫm chẫm biết đi thì đã biết sờ mó mọi thứ quen thuộc, vì điều này làm cho việc phá phách trở thành hợp lý, và đặt trẻ vào tình trạng “ngôi sao”. Sẽ khó khăn về sau nếu muốn trẻ trở thành nề nếp. Làm gì để trẻ không gặp nguy hiểm?. cản, giải thích, trừng phạt… Làm sao biết trẻ cố tình phá phách? Lúc 1 tuổi, trẻ biết đi. Tò mò về mọi thứ, trẻ có ý muốn xem tất cả hoạt động ra sao. Vì vậy, trẻ đụng vào, thử nghiệm và …