Cảm ơn không chỉ bằng lời ppsx

5 249 0
Cảm ơn không chỉ bằng lời ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cảm ơn không chỉ bằng lời Lòng biết ơn của con trẻ cần được khuyến khích thể hiện qua những hành động, cử chỉ nhỏ Ngày Giáng sinh vừa qua, bé Bảo Khôi (nhà ở quận 7 – TPHCM) đã tự tay làm một tấm thiệp và vẽ nguệch ngoạc lên đó những hình ảnh ngộ nghĩnh để mang đến tặng cô ở trường mẫu giáo. Cần dạy cho trẻ lòng biết ơn càng sớm, càng tốt. Nhận được tấm thiệp, cô giáo rất cảm động và tuyên dương bé Khôi với các bạn trong lớp và phân tích cho các bạn hiểu tấm thiệp mà bé tự vẽ đã thể hiện lòng biết ơn của bé đối với thầy cô. 35% trẻ ngại nói cảm ơn Thế nhưng cách đây chỉ 4 tháng, trước khi vào học lớp lá, Khôi vẫn là một đứa trẻ ngại thể hiện lòng biết ơn đối với mọi người chỉ vì tính hay mắc cỡ. Và không chỉ có Khôi mà phần lớn những đứa trẻ ở độ tuổi của Khôi đều như vậy. Mới đây, Công ty Nghiên cứu thị trường FTA vừa công bố kết quả cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 12 xoay quanh chủ đề “Tìm hiểu cách thể hiện lòng biết ơn của trẻ với người thân và những người xung quanh” có sự tham gia của 100 bà mẹ từ 25 – 40 tuổi và 100 trẻ từ 6 – 12 tuổi. Kết quả cho thấy: 35% các em còn mắc cỡ, ngại ngùng, rụt rè khi nói lời cảm ơn hoặc bày tỏ lòng biết ơn; 70% các em tập trung trả lời chỉ cần nói cảm ơn, ngoan ngoãn, vâng lời, hay học giỏi là đã thể hiện lòng biết ơn. Trong lúc tỉ lệ các em biết làm các công việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ hay tặng họ những món quà do mình tự thực hiện chỉ chiếm dưới 40%. Cha mẹ nên tạo cơ hội để con trẻ thể hiện sự biết ơn Đồng thời, khi được hỏi về những hành động cụ thể như rót nước mời mẹ uống, quạt mát cho ba để thể hiện lòng biết ơn, dù 70% các em đồng tình là cần thiết nhưng có 39% các em chưa từng thực hiện hành động này. Cô Tuyết Mai, giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình – TPHCM), nhận xét qua thực tế giảng dạy, hầu hết các em đều hiểu và có ý thức về lòng biết ơn nhưng khi được yêu cầu đưa ra ý kiến sẽ làm gì để bày tỏ lòng biết ơn thì thường lại chưa biết cách. Cử chỉ nhỏ, ý nghĩa lớn Từ kết quả trên, chuyên gia tâm lý Đinh Phương Duy phân tích: Nhiều khi các em cứ nghĩ bày tỏ lòng biết ơn là phải làm một việc gì lớn lao mà không hiểu đôi khi chỉ là những cử chỉ nhỏ trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, điều quan trọng đối với cha mẹ là nên tạo môi trường và khuyến khích trẻ thể hiện biết ơn. Đặc điểm tâm lý học của trẻ là khi học về các giá trị hành vi, các em phải hiểu được ý nghĩa và hình thành ý thức thực hiện. Nếu được khuyến khích sẽ tạo cơ hội cho trẻ yêu thích và muốn thực hiện những hành vi đó. Đối với những em chưa có ý thức tự giác thực hiện, cha mẹ nên nhờ con giúp đỡ, chẳng hạn như “con rót cho mẹ ly nước nhé”, “con lấy cho bố tờ báo nhé” Khi trẻ thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ cần biểu dương và lộ vẻ vui mừng, hạnh phúc khi nhận được hành vi tích cực của con. “Ngoài ra, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tiếp xúc các hoạt động ngoại khóa để trẻ có cơ hội thực hành những công việc có ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn” - ông Trần Đình Thuận, Trưởng Ban Quản lý chất lượng trường học, Vụ Giáo dục Tiểu học, nhấn mạnh. . ngùng, rụt rè khi nói lời cảm ơn hoặc bày tỏ lòng biết ơn; 70% các em tập trung trả lời chỉ cần nói cảm ơn, ngoan ngoãn, vâng lời, hay học giỏi là đã thể hiện lòng biết ơn. Trong lúc tỉ lệ. Cảm ơn không chỉ bằng lời Lòng biết ơn của con trẻ cần được khuyến khích thể hiện qua những hành động, cử chỉ nhỏ Ngày Giáng sinh vừa qua, bé Bảo. ngại nói cảm ơn Thế nhưng cách đây chỉ 4 tháng, trước khi vào học lớp lá, Khôi vẫn là một đứa trẻ ngại thể hiện lòng biết ơn đối với mọi người chỉ vì tính hay mắc cỡ. Và không chỉ có Khôi

Ngày đăng: 05/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan